Virus cúm lây lan, phát tán như thế nào?

Bệnh cảm cúm lây lan chủ yếu qua các hạt nước bọt do người bệnh bắn vào không khí. Khoảng thời gian virus cúm phát tán thường bắt đầu trước cả khi người bệnh cảm thấy không khỏe hoặc chỉ mới xuất hiện một vài triệu chứng đầu tiên. Cùng 400clinic tìm hiểu về đường lây của cúm và địa chỉ tiêm vắc xin cúm ở Thanh Hóa qua bài viết dưới đây

1. Cảm cúm lây lan từ người sang người

Cảm cúm là một trong những căn bệnh rất dễ lây lan bởi virus cúm phát tán và tiến triển với tốc độ nhanh chóng. Bệnh nhân bị cúm có thể lây sang cho người khác thông qua dịch tiết đường hô hấp từ khoảng cách xa đến hơn 2m. Các chuyên gia y tế cho rằng virus cúm phát tán chủ yếu bởi vô số phân tử nước khi người bị cúm ho và hắt hơi – hai triệu chứng rất phổ biến của bệnh cúm. Những giọt nước li ti này được bắn vào không khí, sau đó có thể vô tình rơi vào miệng, mũi hoặc có thể bị hít vào phổ của những người ở gần khu vực xung quanh. Nếu bệnh nhân nói chuyện với người đối diện mà không đeo khẩu trang, virus cúm cũng dễ dàng thoát ra bên ngoài và tiếp cận vật chủ mới.

Ngoài ra, người bệnh cũng có khuynh hướng dùng tay để che miệng khi hắt hơi hoặc ho, sau đó tiếp tục sinh hoạt bình thường mà không rửa tay. Điều này vô tình khiến cho người khác bị nhiễm virus cảm cúm khi chạm vào bề mặt của các vật có chứa virus cúm rồi đưa tay sờ lên miệng, mũi hoặc có thể là dụi mắt của mình. Virus cúm có khả năng bám vào các loại vật dụng như mặt bàn, điện thoại, cốc nước, đũa, bát,… và tồn tại đến 48 giờ sau để tìm cơ hội xâm nhập vào cơ thể con người.

2. Thói quen khiến cảm cúm lây lan mạnh

Nhìn chung, việc không thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang, dùng khăn giấy che mũi miệng khi ho, hắt hơi,… sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho virus cảm cúm nhanh chóng phân tán, sau đó xâm nhập và phát triển trong cơ thể vật chủ mới. Việc dùng chung vật dụng cá nhân, ly nước, hay bàn chải đánh răng,… với người bệnh nhân cũng có nguy cơ khiến bạn nhiễm virus cảm cúm.

Thế nhưng thực tế hiện nay cho thấy nhiều người vẫn chưa có ý thức phòng ngừa cảm cúm. Khi bị bệnh vẫn đi học, đi làm thay vì nghỉ ngơi ở nhà, hoặc ăn chung mâm cơm, lười rửa tay với xà phòng,… Khi ho và hắt xì, vẫn có người không hề che miệng hoặc có lấy bàn tay che lại nhưng sau đó không rửa bằng xà phòng. Bàn tay bẩn tiếp tục chạm vào các đồ dùng để người khác tiếp xúc phải và khiến cảm cúm lây lan. Đây chính là nguyên nhân tại sao khi đến mùa cúm, hàng loạt “ổ cúm” lại xuất hiện trong các văn phòng, trường học và cả những gia đình. Bắt đầu từ một người bị bệnh rồi lần lượt các thành viên khác cũng nhiễm virus cảm cúm theo.

Khi ho và hắt xì không hề che miệng, vô tình khiến cảm cúm lây lan mạnh
Khi ho và hắt xì không hề che miệng, vô tình khiến cảm cúm lây lan mạnh

3. Trong thời gian bao lâu thì cảm cúm có thể lây nhiễm?

Sau khi bị nhiễm virus cúm, bệnh thường sẽ không bộc phát ngay mà phải trải qua thời gian ủ bệnh. Nó có thể kéo dài từ 1 – 4 ngày, phổ biến là 2 ngày. Điều này có nghĩa là khi bị các virus cúm xâm nhập, sau khoảng 1 – 4 ngày bạn mới bắt đầu cảm nhận được các triệu chứng do cúm gây ra. Do đó, cảm cúm có thể lây cho người khác trước khi bạn biết mình bị bệnh.

Bệnh có thể lây nhiễm trong thời gian từ 5 -10 ngày. Tuy nhiên, khả năng này thường giảm đi sau 3 – 5 ngày bệnh bộc phát, vì lúc này lượng virus lây lan đã bị giảm đi một cách đáng kể. Với đối tượng bị bệnh là trẻ em, thời gian lây lan của cúm có thể kéo dài hơn 10, thậm chí là hơn 10 ngày. Ngoài ra, nó có thể kéo dài đến và tuần hoặc cả hàng tháng trời nếu những người mắc cảm cúm có các vấn đề nghiêm trọng về hệ miễn dịch.

Một đặc điểm của cảm cúm là các triệu chứng bệnh thường diễn ra một cách dồn dập và tiến triển nhanh chóng. Vì thông thường, chúng sẽ chỉ kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần sau khi phơi nhiễm và sau đó chúng sẽ giảm dần. Tuy nhiên, bạn không được chủ quan mà cần phải tìm biện pháp xử lý sớm để tránh nguy cơ bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

4. Phòng ngừa virus cảm cúm

Các tổ chức y tế khuyến cáo tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn và cả đình để ngăn ngừa nhiễm virus cảm cúm cũng như hạn chế cảm cúm lây lan.

5. Lịch tiêm vắc xin phòng cúm ở Thanh Hóa

Vắc xin phòng cúm mùa có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Lịch tiêm như sau:

  • Trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi chưa từng tiêm vắc-xin cúm:
    • Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.
    • Sau đó tiêm nhắc lại hằng năm.
  • Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
    • Tiêm 1 mũi 0.5ml
    • Sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.
Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ khám phụ khoa ở Thanh Hoá của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng