10 câu hỏi về tiêm phòng cúm khi mang thai

Trong giai đoạn mang thai, hệ thống miễn dịch thường xuất hiện nhiều thay đổi khác nhau. Đây là sinh lý bình thường của cơ thể nhưng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng do cúm. Cúm làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và trẻ nhẹ cân. Do đó, tiêm phòng cúm là một việc làm quan trọng và cần thiết. Bà bầu và thai nhi nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm hơn đó là khi mắc bệnh truyền nhiễm thì rất dễ gặp biến chứng đe dọa sức khỏe thai kỳ. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: tiêm phòng vắc xin khi mang thai là 1 trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh rủi ro cho mẹ và bé trong hành trình 9 tháng thai kỳ. Các chuyên gia tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng khuyến nghị nên tiêm vắc xin cúm cho các bà mẹ mang thai. Các chuyên gia cũng cho rằng mẹ bầu tiêm vắc xin trong thai kì sẽ bảo vệ bé sinh ra không bị mắc cúm cũng như có được sức miễn dịch cúm từ mẹ.

Dưới đây là tổng hợp 10 câu hỏi và câu trả lời cho những thắc mắc của các mẹ bầu về việc tiêm phòng cúm khi mang thai.

1. Tại sao cần tiêm phòng cúm khi mang thai?

Mang thai là thời điểm mà hệ thống miễn dịch của cơ thể của người mẹ sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Đặc biệt, những căn bệnh mắc phải trong thời kỳ mang thai cũng sẽ nặng hơn và dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Cúm là một căn bệnh khá phổ biến mà hầu như ai cũng đều dễ mắc phải, đặc biệt vào lúc thời tiết giao mùa. Đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu khi bị cúm kéo dài có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vậy nên biện pháp tốt nhất để phòng ngừa chính là tiêm vắc- xin phòng cúm trước khi mang thai để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Để hạn chế tình trạng này, chị em nên đến các trung tâm y tế để được tiêm vắc xin cúm khi mang thai.

2. Tiêm phòng cúm có an toàn khi mang thai không?

Tiêm phòng cúm khi mang thai là an toàn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai trong mùa cúm nên tiêm phòng cúm. Mũi tiêm phòng cúm khi mang thai có thể giúp:

  • Ngăn ngừa cảm cúm và biến chứng của mẹ: Cúm có nhiều khả năng gây biến chứng nặng ở phụ nữ mang thai hơn so với phụ nữ không mang thai. Bị cảm cúm khi mang thai làm tăng nguy cơ nhập viện. Tiêm phòng cúm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm trong thai kỳ.
  • Ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe thai nhi tiềm ẩn do cúm: Bị sốt do cúm trong thai kỳ đầu mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
  • Bảo vệ em bé sau khi sinh: Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc các triệu chứng cúm nặng, nhưng vắc-xin cúm chỉ có thể tiêm cho đến khi bé được 6 tháng tuổi. Nếu bạn tiêm phòng cúm khi mang thai, các kháng thể sẽ truyền qua nhau thai và sữa mẹ, nếu bạn đang cho con bú. Những kháng thể này giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm sau khi sinh.

3. Tiêm phòng cúm cho bà bầu khi nào? Lịch tiêm phòng cúm cho bà bầu

Vắc xin phòng cúm có thể tiêm phòng trước và trong khi mang thai. Vắc xin có thể tiêm từ tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. Trước khi tiêm phòng, bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn, chỉ định mũi tiêm phù hợp.

4. Tiêm vắc xin cúm cho bà bầu bao lâu thì có tác dụng?

Thông thường để vắc xin sinh kháng thể phát huy hiệu quả bảo vệ cần khoảng 2 tuần. Với mỗi loại vắc xin kháng thể được tạo ra có tác dụng bảo vệ cơ thể trong thời gian nhất định, chính vì thế cần phải tiêm nhắc lại đối với một số vắc xin. Riêng vắc xin cúm, người dân được khuyến cáo tiêm phòng hằng năm và tiêm nhắc lại mỗi năm, do khả năng biến đổi của virus cúm theo mùa, chính vì vậy kháng thể phòng cúm có thể đạt hiệu quả bảo vệ trong vòng 1 năm.

5. Tiêm vắc-xin phòng cúm có tác dụng phụ không?

Hầu hết các tác dụng phụ của vắc-xin cúm là rất nhẹ, chẳng hạn như đau cánh tay hoặc sốt nhẹ, và thường biến mất chỉ trong một hoặc hai ngày sau khi tiêm. Tác dụng phụ và phản ứng nghiêm trọng là rất hiếm gặp.

Trước khi tiến hành tiêm vắc-xin, bạn  được cung cấp đầy đủ thông tin, bao gồm cả các tác dụng phụ có thể có. Nếu bạn muốn tiêm vắc xin cúm khi mang thai nhưng còn lo lắng về các tác dụng phụ xảy ra, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

6. Nếu bị cúm khi đang mang thai thì nên làm gì?

Nếu bị cúm khi đang mang thai, bước đầu tiên, mẹ bầu cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước để làm dịu cơn đau ở cổ họng, đồng thời bù nước do sốt. Súc miệng bằng nước muối ấm nếu bị đau họng và ho. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, buổi, kiwi, dứa,… nhằm tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

Nếu các triệu chứng nặng hơn, mẹ bầu dùng nước muối nhỏ mũi và thuốc xịt mũi để làm lỏng chất nhầy mũi, làm dịu mô bị viêm. Hít thở không khí ẩm để đỡ nghẹt mũi. Thêm mật ong hoặc chanh vào trà ấm khử cafein để giảm đau họng. Sử dụng túi chườm ấm và lạnh để giảm đau xoang.

Nếu các dấu hiệu không đỡ, bạn nên đi khám thêm chuyên khoa hô hấp để được bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp.

7. Mẹ bầu đang bị cúm có tiêm phòng cúm được không?

Khi đang bị cúm thì tốt nhất mẹ bầu không nên đi tiêm phòng cúm. Để các loại vắc-xin phát huy tối đa hiệu quả thì cần được tiêm vào lúc cơ thể khỏe mạnh nhất. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng trong lúc đang bị cúm có thể gây ra những biến chứng không mong muốn.

Ngoài trường hợp người đang bị cúm, các trường hợp sau cũng không nên tiêm phòng cúm:

  • Từng bị dị ứng khi đi tiêm phòng cúm trước đó
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai
  • Phụ nữ đang cho con bú (bé dưới 6 tháng tuổi)
  • Người bị suy dinh dưỡng
  • Người đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp (sốt trên 37°C)
  • Dị ứng với trứng, kháng sinh Gentamicin, formaldehyde
  • Từng bị hội chứng Guillain-Barre trong 6 tuần sau khi tiêm vắc-xin cúm
  • Người bị suy giảm miễn dịch (mắc bệnh HIV, bệnh tự miễn dịch)

8. Các loại vắc xin cúm cho bà bầu

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), tất cả người từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ bầu và mẹ đang cho con bú cần tiêm phòng cúm mỗi năm.

Giá vắc xin cúm cho mẹ bầu tùy thuộc vào nơi tiêm chủng, thời điểm và loại vắc xin mẹ bầu tiêm phòng. Thông thường giá vắc xin phòng cúm có thể dao động từ 350.000 – 400.000 VNĐ. Tuy nhiên hiện tại, Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ có sẵn vaccine cúm của Hà Lan phòng 4 chủng (2 chủng cúm A, 2 chủng cúm B) giá ưu đãi 320.000 đồng.

9. Mẹ bầu cần làm gì nếu tiếp xúc với người mắc cúm?

Nguy cơ bị cúm có thể xảy ra khi mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân cúm, chẳng hạn như sống chung, chăm sóc hoặc nói chuyện trực tiếp với người bị cúm. Vì thế nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bị cúm khi đang mang thai để tránh việc lây nhiễm bệnh.

10. Tiêm vắc-xin phòng cúm khi mang thai ở đâu?

Hiện nay việc tiêm phòng trước khi mang thai đều rất phổ biến đối với các chị em phụ nữ và cũng có nhiều cơ sở y tế có thể thực hiện việc tiêm phòng.

Trong đó, Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ là một trong những cơ sở y tế có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thai sản cho các mẹ bầu. Các vắc xin phòng ngừa luôn được cập nhật đầy đủ và đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ. Mời bạn qua Phòng khám 400 để được bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp cho bạn nhé!

Tiêm phòng cho Mẹ bầu tại Phòng khám 400

Phòng khám 400 có 2 cơ sở:

Cơ sở 1 tại 400 Hải Thượng Lãn Ông (Đối diện cổng bệnh viện Phụ sản).

Cơ sở 2 tại 440 Trần Phú, Phường Ba Đình, TP Thanh Hoá.

Hotline: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.

Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)

Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673

Để được tư vấn zalo hay Facebook bạn chỉ việc click vào Link nhân viên phòng khám sẽ hỗ trợ bạn!