Những lưu ý khi mang song thai

Mang song thai là trải nghiệm tuyệt vời mà không phải mẹ nào cũng được trải qua. Vậy những lưu ý khi mang song thai mà chị em là gì? Cùng tìm hiểu!

Cơ chế hình thành song thai

Song thai là trạng thái cùng lúc có 2 thai nhi phát triển trong buồng tử cung, chiếm khoảng 90% trên tổng số phụ nữ mang đa thai.

Có 2 loại song thai:

+ Song thai khác trứng: là trường hợp phổ biến, khi có 2 noãn khác nhau được giải phóng, mỗi noãn được thụ tinh bởi 1 tinh trùng dẫn đến có 2 phôi phát triển trong tử cung. Hai bé có thể khác nhau về hình thể, giới tính và đặc điểm tâm – sinh lý.

+ Song thai cùng trứng: Trường hợp này chỉ có 1 noãn và 1 tinh trùng được thụ tinh, nhưng trong giai đoạn đầu của quá trình phân chia, chúng tách ra làm 2 hợp tử phát triển độc lập tạo thành 2 phôi phát triển thành hai bào thai khác nhau. Do có cùng nguồn gốc tế bào nên song thai cùng trứng sẽ cùng giới, có thể giống nhau về hình thái cơ thể và ít nhiều có mối liên hệ về tâm sinh lý.

Những biến chứng khi mang thai đôi/ sinh đôi

Có 2 loại song thai là song thai cùng trứng và khác trứngMang song thai nói riêng và đa thai nói chung có thể khiến mẹ và em bé phải đối mặt với nhiều nguy cơ.
Có 2 loại song thai là song thai cùng trứng và khác trứng
Mang song thai nói riêng và đa thai nói chung có thể khiến mẹ và em bé phải đối mặt với nhiều nguy cơ.

Nguy cơ đối với mẹ

So với những mẹ mang thai đơn, thai phụ mang đa thai có thể gặp phải nhiều biến chứng như:

  • Sinh non:  Do tử cung căng giãn quá mức dễ gây mở cổ tử cung sớm. Các bà mẹ mang thai đôi thường sinh ở tuần 36 – 37 của thai kỳ.
  • Tăng huyết áp thai kỳ : Các thai phụ mang song thai có nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ gấp ba đến bốn lần so với các ca đơn thai. Tình trạng tăng huyết áp thai kì có thể ảnh hưởng đến các cơ quan của mẹ và gây chậm tăng trưởng ở thai, tăng nguy cơ thai chết lưu.
  • Tiền sản giật
  • Tiểu đường thai kì : Tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ song thai cũng cao hơn so với đơn thai.
  • Băng huyết sau sinh: do tử cung căng giãn quá mức khi mang song thai làm cơ tử cung không co bóp tốt, dễ đờ tử cung sau sinh. Tình trạng đa ối thường gặp trong song thai cũng thúc đẩy khả năng băng huyết.

Ngoài ra, mẹ có thể gặp phải các tình trạng như:

  • Nghén nặng và nôn quá mức.
  • Tăng tỷ lệ sinh mổ
  • Khó khăn khi cho con bú
  • Tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh

Nguy cơ đối với con

  • Sảy thai: nguy cơ có thể gấp đôi thai kỳ bình thường. Thường khi 1 trong 2 thai bị hư, do các sản phẩm thóai hóa từ thai, nhiều khả năng thai thứ hai cũng bị hư tiếp sau đó một thời gian, cũng có khi thai còn lại vẫn tiếp tục phát triển thành 1 đơn thai ( hội chứng biến mất thai đôi – VTS)
  • Thai chậm phát triển trong tử cung và trẻ đẻ non tháng:  trẻ sinh ra nhẹ cân, có nguy cơ bị vàng da cao hơn so với mang thai bình thường, tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như hô hấp, tiêu hóa.
  • Tăng nguy cơ mắc hội chứng truyền máu song thai (TTTS): khi lưu lượng máu giữa 2 em bé trở nên mất cân bằng, có thể gây biến chứng nghiêm trọng với 1 hoặc cả 2 bé, gây suy tim sơ sinh hoặc dẫn đến tử vong.
  • Xoắn dây rốn (dây rốn của thai nhi này bị quấn vào dây rốn hoặc các bộ phận của thai nhi kia) và dị dạng song thai dính (dính các cơ quan và bộ phận của 2 bé với nhau) ở song thai cùng trứng có chung bánh nhau và túi ối.

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi mang thai đôi?

Để có trải nghiệm mang song thai trọn vẹn nhất, mẹ bầu nên:

Theo dõi thai kỳ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ

  • Nên phát hiện song thai sớm (siêu âm sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ)  nhằm xác định rõ loại song thai và có hướng theo dõi kịp thời, đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp.
  • Đi khám thai thường xuyên, đặc biệt vào các tháng cuối nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lí tiền sản giật, dọa đẻ non, truyền máu song thai,… từ đó có hướng xử trí kịp thời.

Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Trong suốt thai kỳ, các mẹ song thai nên tăng từ 13 đến 15kg. Trong quý I thai kì, mẹ có thể không tăng cân do nghén nhiều, nhưng cân nặng sẽ tăng trở lại trong 2 quý sau.

Các bà mẹ cần bổ sung đầy đủ thức ăn có protein như thịt nạc, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, trứng, sữa để cung cấp năng lượng cho cả mẹ và bé. Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên uống nước đầy đủ và ăn nhiều rau xanh để tránh táo bón, giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.

Thêm vào đó, mẹ bầu cũng cần giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, không ăn quá nhiều các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột và dầu mỡ để tránh tăng cân quá mức.

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lí

Trong những tháng đầu thai kỳ, khi thai còn nhỏ, các thai phụ có thể sinh hoạt bình thường, làm các công việc nhẹ nhàng. Ở những tháng cuối, mẹ nên hạn chế các hoạt động gắng sức, có thể tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi bộ,…

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ khám phụ khoa ở Thanh Hoá của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng