Điều Trị Áp Xe Vú Không Chích Rạch Ở Thanh Hoá

Nguyên tắc cơ bản của điều trị áp xe vú là liệu pháp kháng sinh và dẫn lưu dịch mủ. Phương pháp truyền thống là chích rạch và dẫn lưu ổ áp xe. Tuy nhiên gần đây nhiều nghiên cứu đã cho thấy áp xe vú có thể điều trị khỏi bằng chọc hút dưới hướng dẫn siêu âm. Theo phác đồ điều trị áp xe vú của Bộ y tế hiện nay, phương pháp điều trị là kháng sinh kết hợp chích rạch ổ áp xe, dẫn lưu. Vậy điều trị áp xe vú không chích rạch ở Thanh Hoá cơ sở nào uy tín? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Hiện tượng áp xe vú là gì ?

Hiện tượng áp xe vú thường là do biến chứng của bệnh viêm vú, viêm và nhiễm trùng các mô vú. Nguyên nhân của bệnh viêm và áp xe vú là do sự xâm nhập của các vi khuẩn vào mô vú thông qua núm vú, khiến cho các ống dẫn sữa bị nhiễm khuẩn, gây tắc và viêm tuyến sữa.

Hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh áp xe vú. Ngoài ra các nguyên nhân khác như vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn và tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú do sẹo cũng có thể gây nên áp xe vú.

Áp xe vú có nguy cơ xuất hiện nếu người mẹ đang cho con bú do cho bú không đúng cách; cho bú không đủ số lần, không đủ thời gian khiến sữa tích tụ lại trong vú, mặc áo ngực chật, núm vú bị trầy xước, tắc ống dẫn sữa.

Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây bệnh áp xe vú
Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây bệnh áp xe vú

2. Dấu hiệu khi bị áp xe vú

Dấu hiệu bệnh phụ thuộc vào vị trí và giai đoạn bệnh:

  • Ở giai đoạn viêm:

Bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ. Đau nhức ở sâu trong tuyến vú, đau tăng khi cử động vai hay cánh tay. Biểu hiện tại chỗ vú bị viêm sưng to, mật độ chắc, nổi hạch ở nách cùng bên sưng to và đau. Vùng da trên ổ viêm bình thường nếu ổ viêm ở sâu trong tuyến hoặc nóng, đỏ, phù nề nếu ổ viêm nằm ngay dưới da hay trên bề mặt của tuyến.

  • Giai đoạn tạo thành áp xe:

Có một hay nhiều ổ áp xe nằm ở một hay nhiều thùy khác nhau của tuyến vú. Lúc này, mọi triệu chứng của giai đoạn viêm đều tăng nặng lên: hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc như sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn. Vùng da trên vú thường nóng, căng, sưng đỏ hay phù tím.

3. Phương pháp điều trị Áp xe vú không chích rạch ở Thanh Hoá

 

Những điều cần biết về áp xe vú
Những điều cần biết về áp xe vú

1. Liệu pháp kháng sinh

Kháng sinh đường uống nên được chỉ định điều trị trong bất kì áp xe nào, tốt nhất là dựa trên kết quả kháng sinh đồ sau khi nuôi cấy bệnh phẩm dịch mủ nếu có, tuy nhiên trong lúc chờ đợi kết quả kháng sinh đồ thường bắt đầu bằng kháng sinh theo kinh nghiệm.

Liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm cho áp xe vú nên bao phủ được cả tụ cầu vàng kháng Methicillin, sau đó nên được điều chỉnh theo kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ:

Trong trường hợp nhiễm trùng không nặng mà không có yếu tố nguy cơ tụ cầu vàng kháng Methicillin, điều trị ngoại trú có thể được bắt đầu bằng dicloxacillin (500mg uống bốn lần mỗi ngày) hoặc cephalexin (500mg uống bốn lần mỗi ngày), chờ kết quả nuôi cấy. Trong trường hợp quá mẫn với beta-lactam, có thể sử dụng clindamycin (300 đến 450 mg uống ba lần mỗi ngày).

Trong trường hợp nhiễm trùng không nặng có nguy cơ tụ cầu vàng kháng Methicillin, có thể bắt đầu điều trị ngoại trú với trimethoprim-sulfamethoxazole hoặc clindamycin (300 đến 450 mg uống ba lần mỗi ngày).

Trong trường hợp nhiễm trùng nặng (ví dụ, huyết động không ổn định ban đỏ tiến triển), nên bắt đầu điều trị nội trú theo kinh nghiệm với vancomycin (15 đến 20 mg/kg/liều mỗi 8 đến 12 giờ, không quá 2 gam mỗi liều). Kết quả nhuộm Gram cho thấy các vi khuẩn Gram âm nên nhanh chóng điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm bằng cephalosprin thế hệ thứ ba hoặc kết hợp beta-lactam – beta-lactamase.

Với các áp xe vú dưới núm vú với núm vú bị tụt hoặc áp xe vú có liên quan đế viêm tuyến mồ hôi tạo mủ làm tăng khả năng nhiễm trùng kỵ khí nên kháng sinh dùng nên bao gồm các kháng sinh chống vi khuẩn kị khí; bao gồm amoxicillin-clavulanic (trong trường hợp không có tụ cầu vàng kháng Methicillin), clindamycin hoặc dicloxacillin kết hợp metronidazole.

Thời gian điều trị kháng sinh được khuyến cáo khoảng 10 ngày.

2. Chích rạch dẫn lưu mủ

– Tại Việt Nam hiện nay, đây vẫn là lựa chọn đầu tiên trong điều trị áp xe vú ở nhiều cơ sở y tế.

– Quy trình thực hiện:

– Giảm đau toàn thân hoặc giảm đau tại chỗ

– Đường rạch theo hình nan hoa tại chỗ thấp nhất của ổ áp xe, không chạm vào quầng vú, không tổn thương ống dẫn sữa, đủ rộng để dẫn lưu mủ

– Dùng ngón tay đưa vào ổ mủ để phá bỏ hết các vách xơ

– Rửa vết chích bằng oxy già, thuốc sát khuẩn betadin

– Đặt meches dẫn lưu, thay băng hàng ngày, đến khi hết mủ.

  • Ưu điểm:

– Chỉ định tốt trong các trường hợp da ở trên hoại tử

  • Nhược điểm:

– Một số trường hợp phải gây mê toàn thân

– Một số trường hợp ổ áp xe có ngóc ngách có thể không dẫn lưu được hết ổ mủ.

– Đau khi thay băng

– Thời gian lành vết thương kéo dài

– Để lại sẹo mất thẩm mỹ

– Tỉ lệ tái phát 10-38%

3. Chọc hút dưới hướng dẫn siêu âm

Áp xe vú có thể được điều trị bằng chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm. Siêu âm là phương tiện hữu ích để chẩn đoán áp xe vú, hướng dẫn đặt kim trong quá trình hút mủ, ngoài ra còn đánh giá được những ổ áp xe nhiều ngóc ngách, bởi vậy mang lại nhiều lợi ích trong chọc hút áp xe vú. Chọc hút qua da dưới hướng dẫn siêu âm là một phương pháp thay thế rất có giá trị thay thế cho chích rạch dẫn lưu cổ điển.

Hiện nay, với sự tiến bộ của nền y học hiện đại và nhu cầu của bệnh nhân, phương pháp điều trị áp xe vú dưới hướng dẫn siêu âm là phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu, đạt hiệu quả rất cao và dần thay thế phương pháp chích rạch thông thường. Phòng khám 400 là người tiên phong phương pháp điều trị này thay thế phương pháp chích rạch ở Thanh Hóa và các tỉnh lân cận. Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp tại đây để được tư vấn miễn phí và điều trị hiệu quả.

– Chọc hút áp xe vú dưới hướng dẫn siêu âm nên là phương thức được chỉ định đầu tiên trong các trường hợp:

– Áp xe vú đã dịch hoá, chưa tự vỡ mủ, tình trạng da còn bình thường

– Các ổ áp xe nằm sâu

– Kích thước ổ áp xe: hiện chưa có tài liệu nào giới hạn về kích thước tối đa không giới hạn kích thước.

  • Ưu điểm của chọc hút áp xe vú dưới hướng dẫn siêu âm:

– Việc sử dụng siêu âm giúp chẩn đoán được mức độ dịch hoá; đánh giá kích thước, số lượng, vị trí ổ áp xe; theo dõi lượng dịch tồn dư trong và sau điều trị; đồng thời kiểm soát được đường kim chọc.

– Chọc hút hạn chế được mức độ đau, hạn chế được tổn thương ống tuyến sữa và mô vú lân cận vì vậy bệnh nhân vẫn có thể cho con bú trong và sau điều trị. Bệnh nhân không cần gây mê hay tiền mê, chỉ cần gây tê tại chỗ vị trí chọc kim.

– Thời gian thực hiện nhanh, bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú

– Vết chọc kim nhỏ nên không để lại sẹo, thẩm mỹ tốt

– Hầu hết hiếm gặp thấy nhược điểm của chọc hút áp xe vú dưới hướng dẫn siêu âm.

– Quy trình chọc hút áp xe vú dưới hướng dẫn siêu âm trên thế giới: gây tê tại vị trí chọc kim trước khi tiến hành chọc hút để giảm đau tối đa cho bệnh nhân. Bắt đầu hút bằng kim 18-22G, trong trường hợp mủ đặc nhiều có thể dùng kim lớn hơn. Đường đi của kim nên chếch khoảng 2-3 cm giữa da và ổ áp xe, vị trí chọc him nên tránh các vùng da mỏng để giảm nguy cơ tạo đường rò. Tiến hành hút hết dịch mủ, bơm rửa ổ áp xe bằng nước muối sinh lý 2-3 lần. Bệnh phẩm được nuôi cấy làm kháng sinh đồ. Hẹn bệnh nhân đến kiểm tra lại bằng siêu âm sau 2-3 ngày. Nếu vẫn còn ổ áp xe, tiếp tục chọc hút và rửa bằng nước muối sinh lý. Một số nghiên cứu khuyến cáo bơm kháng sinh vào ổ áp xe theo kết quả kháng sinh đồ. Sau khi chọc hút và rửa, tất cả bệnh nhân đều được chỉ định kháng sinh đường uống. Theo dõi bệnh nhân cho đến khi không thấy ổ áp xe trên siêu âm và không còn có triệu chứng lâm sàng.

4. Biến chứng

Biến chứng của chích rạch dẫn lưu mủ

– Vấn đề thẩm mỹ sau điều trị: những trường hợp chích rạch dẫn lưu với đường rạch rộng để lại sẹo xấu

– Nhiễm trùng tái phát: thường gặp ở những bệnh nhân áp xe vú không cho con bú, bệnh nhân bị đái tháo đường, hút thuốc lá, ngoài ra có thể do liệu trình điều trị quá ngắn hoặc không thích hợp. Áp xe tái phát được định nghĩa là có một ổ áp xe mới hoặc viêm khu trú tại vị trí áp xe cũ trong vòng 3 tháng đến 4 năm sau điều trị.

– Dò ống dẫn sữa: dò ống dẫn sữa là sự thông giữa ống dẫn sữa chính dưới núm vú và da, thường ở quanh núm vú. Dò ống dẫn sữa có thể xảy ra sau khi rạch và dẫn lưu áp xe vú trung tâm gây ra bởi viêm vú quanh ống dẫn sữa hoặc dò có thể xảy ra sau khi khối viêm quanh núm vú bị vỡ.

– Dò sữa: đường dò sữa là đường thông giữa da và ống dẫn sữa, cùng với can thiệp phẫu thuật áp xe vú ở người phụ nữ đang có sữa dẫn tới dò sữa qua da vú.

Dò sữa rất hiếm gặp nếu dẫn lưu bằng kim hoặc các đường rạch nhỏ. Khi rạch các đường rạch lớn và đặt ống dẫn lưu có thể gây ra dò sữa.

Biến chứng của chọc hút dưới hướng dẫn siêu âm

– Biến chứng liên quan đến kỹ thuật bao gồm chảy máu, tụ máu sau can thiệp.

– Biến chứng muộn: có thể hình thành nang sữa, thường đối với ổ áp xe kích thước lớn.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng