DỊCH VỤ KHÂU PHỤC HỒI RÁCH CỔ TỬ CUNG, ÂM ĐẠO TẠI THANH HOÁ

“Rách cổ tử cung” là tình trạng thường gặp ở những trường hợp đẻ khó, phải can thiệp bằng foocxep hoặc do rặn đẻ sớm khi cổ tử cung chưa mở hết. Ngoài ra, sản phụ cũng dễ bị rách cổ tử cung sau sinh nếu trước đó từng nạo phá thai to. Nếu cổ tử cung bị rách lớn khiến máu chảy nhiều thì cần phải được khâu hồi phục ngay. Để tìm hiểu thêm về quy trình khâu phục hồi rách cổ tử cung âm đạo ở thanh hoá, bạn hãy xem ngay bài viết sau.

Rách cổ tử cung sau sinh có sao không?

Rách cổ tử cung, âm đạo là những sang chấn thường gặp trong sinh thường, trường hợp thai to, sinh khó.
Rách cổ tử cung, âm đạo là những sang chấn thường gặp trong sinh thường, trường hợp thai to, sinh khó.

 

Tử cung được tạo thành bởi các lớp cơ trơn dầy, là nơi làm tổ của trứng sau khi đã thụ tinh để phát triển thành thai trưởng thành. Tử cung có dạng nón cụt với đáy rộng ở trên và chóp nhỏ quay xuống dưới gòm 3 phần là:

  • Thân tử cung
  • Eo tử cung
  • Cổ tử cung

Cổ tử cung dài khoảng 2 – 3 cm, rộng 2cm. Khi chưa sinh, cổ tử cung và lỗ ngoài cổ tử cung tròn đều, mật độ chắc nhưng chỉ cần sinh xong là cổ tử cung và lỗ ngoài cổ tử cung đã dẹt lại, mật độ mềm hơn. Sinh con càng nhiều thì lỗ ngoài cổ tử cung càng rộng ra theo chiều ngang.

Trong quá trình chuyển dạ, dưới tác động của các cơn co tử cung, cổ tử cung sẽ chuyển từ hình trụ thành một phiến mỏng gọi là hiện tượng xóa cổ tử cung. Hiện tượng xóa cổ tử cung sẽ kết hợp với hiện tượng mở cổ tử cung thành lập đoạn dưới tử cung tạo điều kiện cho thai dễ tống xuất ra ngoài. Tuy nhiên, nếu phần đáy chậu bị giãn nở quá mức, chuyển dạ lâu, sinh thai to, giác hút, rặn đẻ sớm khi cổ tử cung chưa mở hết hoặc có sự can thiệp của thủ thuật trong lúc đỡ sinh (do đẻ khó) hoặc từng nạo phá thai to thì sản phụ rất dễ bị rách cổ tử cung, thậm chí còn kèm theo tình trạng rách âm đạo, rách tầng sinh môn.

Do cơn gò tử cung và tinh thần tập trung cao cùng tác dụng của thuốc gây tê tại chỗ, tê tủy sống nên sản phụ hầu như không có cảm giác về phần phụ bên dưới khi chuyển dạ sinh thường. Vì vậy, rách cổ tử cung chỉ nhận biết được nhờ vào dấu hiệu chảy máu. Lượng máu chảy ra nhiều hay ít còn tùy theo vị trí rách, độ sâu và độ rộng của vết rách cùng mối liên quan với các tạng xung quanh.

  • Nếu vị trí rách nằm ở dưới hoặc trên chỗ bám với thành âm đạo thì mức độ tổn thương thường nhẹ, không gây ảnh hưởng gì, máu chảy ít, có thể tự cầm máu sau sổ thai.
  • Nếu vị trí rách nằm ngay trên cổ tử cung thì mức độ tổn thương thường nặng, chảy máu nhiều, đôi khi còn dẫn đến choáng giảm thể tích và ảnh hưởng tính mạng, phải khâu hồi phục ngay để cầm máu sau sổ thai và nhau. Trường hợp bị giảm thế tích, choáng mất máu cần ưu tiên hồi sức chống sốc, bù dịch đẳng trương, mù máu rồi mới tiến hành khâu hồi phục vết rách. Nếu không khắc phục kịp thời thì sản phụ còn có thể bị hở eo tử cung, tăng nguy cơ sảy thai trong những lần sau.

Phân biệt máu do rách cổ tử cung sau sinh và tình trạng băng huyết sau sinh

Rách cổ tử cung sau sinh và băng huyết sau sinh đều có biểu hiện nhận biết chính là chảy máu nên nhiều người thường bị nhầm lẫn kéo theo sự chủ quan trong việc xử lý hoặc có xử lý nhưng sai cách.

  • Rách cổ tử cung: Máu ra nhiều hoặc ít nhưng tử cung vẫn co hồi tốt, sờ thấy khối gò vùng hạ vị. Tùy vào mức độ rách mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau.
  • Băng huyết: Máu ra nhiều (500 ml đối với sinh thường, trên 1000 ml đối mới sinh mổ), ồ ạt, đột ngột hoặc từ từ kín đáo. Nguyên nhân do sinh con khi đã lớn tuổi (trên 35 tuổi), mắc bệnh nội khoa hoặc có chỉ số khối cơ thể > 30. Ngoài ra, băng huyết còn có thể do chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ có sử dụng thuốc tăng co, chuyển dạ nhanh, cắt tầng sinh môn, tiền sản giật, tử cung quá căng, nhiễm trùng ối… Dù là vì nguyên nhân gì thì băng huyết là tình trạng rất nguy hiểm cần khắc phục càng sớm càng tốt. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì sản phụ còn có thể bị tử vong.

Để xác định chắc chắn, bác sĩ cần thăm khám bằng cách dùng mỏ vịt bộc lộ toàn bộ thành âm đạo và cổ tử cung đồng thời dùng kẹp hình tim gắp từng phần cổ tử cung xoay quanh bốn cùng đồ theo các hướng.

Khâu phục hồi rách cổ tử cung âm đạo ở Thanh Hoá sau sinh

Khâu phục hồi rách cổ tử cung sau sinh là thủ thuật được tiến hành cấp tốc với những trường hợp bị rách lớn ảnh hưởng nhiều. Quy trình thực hiện cụ thể như sau:

+ Bước 1: Thăm khám và chuẩn bị

Sản phụ được đánh giá nhanh về lượng máu mất, mạch, huyết áp, toàn trạng, mức độ co hồi tử cung sau sinh, tiền sử dị ứng với thuốc gây tê, giảm đau, kháng sinh, tiền sử mắc bệnh về máu như giảm tiểu cầu, APTT kéo dài, giảm fibrinogen…

Nếu vị trí rách rộng gây tổn thương nặng thì sẽ được tiến hành khâu rách cổ tử cung ngay. Quá trình này thường chỉ cần 1 bác sĩ sản khoa đã đào tạo khâu rách cổ tử cung và 1 nữ hộ sinh có kinh nghiệm phụ với các phương tiện như van âm đạo, Pen hình tim, Pen sát trùng, kéo thẳng đầu tù (sắc), Pen kẹp kim, nhíp, bơm tiêm, chỉ, dung dịch sát khuẩn…

+ Bước 2: Giảm đau

Nếu được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong và sau sinh thì sản phụ không cần thực hiện bước này nữa. Còn nếu chưa được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong và sau sinh thì sản phụ sẽ cần thực hiện bước này.

+ Bước 3: Thực hiện thủ thuật

Sản phụ được tiến hành khâu vết rách cổ tử cung bằng chỉ tự tiêu. Sau đó sẽ được khâu lại vết rách ngoài tử cung bằng chỉ tiêu mũi rời (cùng đồ nếu có).

+ Bước 4: Theo dõi

Sản phụ được theo dõi tổng trạng, mạch, huyết áp, tình trạng chảy máu… Nếu máu vẫn chảy thì phải kiểm tra kỹ và khâu lại.

Nhiễm trùng hậu sản: 1 trong 5 bệnh hậu sản nguy hiểm và thường gặp nhất

Nhiễm trùng hậu sản là tình trạng vùng kín của sản phụ bị nhiễm khuẩn trong thời kỳ hậu sản (thường xảy ra trong 6 tuần sau sinh). Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do sót thai sau khi sinh hoặc do trước đó phải khâu phục hồi rách cổ tử cung, rách âm đạo, rách tầng sinh môn mà không chăm sóc cẩn thận.

Tùy vào vị trí và nguyên nhân nhiễm trùng mà sản phụ sẽ thấy những biểu hiện khác nhau. Nếu nguyên nhân do vết rách cổ tử cung, vết khâu hồi phục hay vết rạch lấy thai thì sản phụ sẽ thấy sưng đau, nóng rát, nhạy cảm bên trong vùng kín, có thể kèm theo cả đau hạ vị, sốt nhẹ, ra sản dịch có mùi hôi…

Để tránh tình trạng này, sản phụ cần chú ý:

  • Ăn uống đủ chất, không kiêng khem quá mức
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi
  • Tránh vận động mạnh hay đi lại nhiều trong những ngày đầu
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày
  • Khi vệ sinh không thụt rửa sâu, chà xát mạnh, ngâm rửa vùng kín.
  • Không xịt thẳng vòi xịt vào sâu bên trong âm đạo để rửa.
  • Kiêng quan hệ tình dục
  • Mặc đồ lót rộng rãi với chất liệu thấm hút tốt
  • Không mặc đồ lót ẩm ướt
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng