Khám thai 12 tuần tại Thanh Hóa

Thai nhi 12 tuần tuổi là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và là giai đoạn thích hợp để thực hiện các xét nghiệm cơ bản để xác định có hay không các dị tật ở thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của người mẹ.  Vậy xét nghiệm 12 tuần thai cần thực hiện những gì? Hãy cùng Phòng khám 400 tìm hiểu để mẹ bầu có thể chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi tốt hơn.

1. Sự phát triển của thai nhi 12 tuần

Giai đoạn khi thai nhi từ tuần thai thứ 10 đến tuần thai thứ 12 của thai kỳ là khoảng thời gian phát triển nhanh của thai nhi. Lúc này, trọng lượng em bé chỉ nặng khoảng 50 gram, dài khoảng hơn 50mm, tuy nhiên những bộ phận quan trọng của cơ thể đã hình thành và ngày càng hoàn thiện, bao gồm não, tim, thận, gan, hệ thần kinh.

Đặc biệt, khi thai nhi được 12 tuần tuổi, số lượng những tế bào thần kinh và khớp thần kinh nhân lên nhanh chóng bên trong não bộ của trẻ. Do đó, giai đoạn từ tuần thai thứ 12 đến tuần thai thứ 18 của quá trình mang thai là khoảng thời gian quan trọng nhất cho sự phát triển của não bộ thai nhi.

Xương khớp của bé càng hoàn thiện, trở nên cứng cáp hơn để có thể vận động trong bụng mẹ. Khi siêu âm sẽ thấy bé có những chuyển động như lật, xoay vòng, chân buông thoải ra…

Điều đáng chú ý hơn là ở thời điểm này, xương sống của em bé cũng đã được hình thành một cách rõ rệt hơn cùng với đó ống thần kinh cột sống cũng đã bắt đầu căng ra từ tủy.

Khuôn mặt bào thai đã có nhiều nét giống con người hơn. Đôi mắt đã di chuyển gần nhau hơn, có thể nhận thấy sự mở – đóng đôi môi của bé. Tai dịch chuyển vị trí về phía sau cùng với hai mắt di chuyển sát lại gần nhau hơn. Dây thanh quản của bé cũng bắt đầu được hình thành trong thanh quản.

Hệ tiêu hóa của thai nhi 12 tuần phát triển mạnh hơn các tuần trước. Nhờ vào sự hoàn thiện của chức năng ruột. Đồng thời em bé lúc này đã có các tế bào thần kinh và khớp thần kinh, giúp bé yêu vừa vận động vừa cảm nhận được những xúc giác, thị giác, vị giác,…

2. Khám thai 12 tuần gồm những xét nghiệm gì?

2.1. Xét nghiệm nhóm máu của mẹ khi thai 12 tuần tuổi

Trong thai kỳ cần xét nghiệm nhóm máu ABO và Rh bởi đây là hai hệ nhóm máu có vai trò rất quan trọng trong việc truyền máu.

Một hiện tượng tuy hiếm gặp đó là sự bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con dẫn đến hiện tượng tán huyết gây nguy hiểm cho em bé. Yếu tố Rhesus (Rh) là một kháng nguyên hay protein nằm trên bề mặt của hồng cầu. Kháng nguyên D sẽ quyết định đến yếu tố Rh. Nếu một người có kháng nguyên D nghĩa là người đó mang Rh dương. Và ngược lại khi không có các kháng nguyên D tức là Rh âm. Khi người mẹ có Rh âm tiếp xúc với máu của con Rh dương, lập tức mẹ sẽ sinh ra phản ứng miễn dịch. Lúc đó cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra các kháng thể anti D để chống lại các tế bào hồng cầu mang Rh dương của em bé xâm nhập vào cơ thể mình. Nếu trong tương lai, người mẹ mang thai em bé tiếp theo có Rh dương thì các kháng thể anti D có sẵn này sẽ đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé gây ra bệnh tán huyết. Nếu em bé sơ sinh bị bệnh Rhesus (tán huyết) không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

2.2 Xét nghiệm công thức máu

  • Xác định số lượng hồng cầu để sớm phát hiện người mẹ có bị thiếu hụt máu hay không nhằm đưa ra những lời khuyên hợp lý trong quá trình mang thai cũng như có kế hoạch cho thời kỳ sinh nở.
  • Xác định số lượng bạch cầu (bạch cầu đơn, lymphocytes, bạch cầu trung tính, basophils và eosinophils) để chẩn đoán tình trạng mắc các bệnh nhiễm trùng ở người mẹ.
  • Tìm ra số lượng tiểu cầu giúp phát hiện khả năng đông máu của bà mẹ, điều này có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình chuyển dạ sinh con.

2.3. Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm

Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm khi thai 12 tuần tuổi là thực hiện các xét nghiệm phát hiện những bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục, đường máu, lây từ mẹ sang con như xét nghiệm HIV, bệnh lậu, giang mai, viêm gan B, Chlamydia… Theo các nghiên cứu cho thấy, khoảng 50- 60% các bệnh lây truyền từ mẹ sang con chủ yếu do trong quá trình chuyển dạ, khi đứa trẻ chào đời bằng phương pháp sinh thường sẽ tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo hoặc máu của mẹ hoặc do sự trao đổi máu mẹ – thai nhi. Ngoài ra đối với những trường hợp khó sinh bộ phận của người mẹ bị tổn thương thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.

2.4. Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai 12 tuần

Xét nghiệm nước tiểu nên được tiến hành định kỳ trong thai kỳ nhằm phát hiện các dấu hiệu bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nhưng có thể điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng hay hoạt động hằng ngày. Vấn đề thừa đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng có thể kèm theo bệnh cao huyết áp làm người mẹ có nguy cơ tiền sản giật.

2.5. Xét nghiệm Double Test hoặc Nipt

Double Test, Nipt là hai xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh giúp phát hiện và tầm soát nguy cơ dị tật ở thai nhi. Đây là các xét nghiệm không xâm lấn và dễ thực hiện.

  • Xét nghiệm Double test giúp phát hiện nguy cơ mắc bệnh của của nhóm hội chứng Down, Ba nhiễm sắc thể 13 (Trisomy 13) hay 18 (Trisomy 18). Được thực hiện bằng cách lấy máu mẹ kết hợp với kết quả đo độ mờ da gáy khi siêu âm xác định nguy cơ thai nhi mắc bệnh. Trong trường hợp Double Test tìm ra nguy cơ dị tật bẩm sinh thì cần tiến hành sinh thiết nhung mao màng đệm nhau thai. Nếu thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở mức ranh giới, người mẹ cần thực hiện Triple test ở quý II của thai kỳ để xác định nguy cơ dị tật chắc chắn hơn
  • Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT giúp phát hiện các hội chứng liên quan đến bất thường số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở thai nhi thông qua máu mẹ.
Xét nghiệm Nipt tại Phòng khám 400 Thanh Hóa

3. Siêu âm thai 12 tuần

Siêu âm 5D, 6D khi khám thai 12 tuần là thời điểm rất quan trọng để đo độ mờ da gáy. Nhờ phương pháp siêu âm hiện đại, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác hơn những bất thường hình thái mà thai nhi có thể mắc phải bao gồm dị tật tim, bị hội chứng Down hoặc dị dạng tứ chi,…

Theo sự phát triển của thai kỳ, từ 12 tuần tuổi, bé đã có tương đối đầy đủ về mặt hình thái và những phản xạ như gập duỗi thân mình, duỗi các chi… Đây cũng là một trong 03 mốc siêu âm dị tật quan trọng được các chuyên gia khuyến cáo cần thực hiện. Trong lần siêu âm này các bác sĩ sẽ đặc biệt kiểm tra và sàng lọc các dị tật sớm về não, mặt, tim, tiêu hóa, tiết niệu, tứ chi và toàn bộ hình thể.

Siêu âm thai 6D tại Thanh Hóa

Phòng khám 400 có 2 cơ sở:

Cơ sở 1 tại 400 Hải Thượng Lãn Ông (Đối diện cổng bệnh viện Phụ sản).

Cơ sở 2 tại 440 Trần Phú, Phường Ba Đình, TP Thanh Hoá.

Hotline: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.

Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)

Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673

Để được tư vấn zalo hay Facebook bạn chỉ việc click vào Link nhân viên phòng khám sẽ hỗ trợ bạn!