Dính buồng tử cung là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, sảy thai,… Bài viết sau đây sẽ giúp các chị em tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán dính buồng tử cung ở thanh hoá và các phương pháp điều trị dính buồng tử cung đang được sử dụng hiện nay.
1. Nguyên nhân gây dính buồng tử cung
Tử cung gồm có ba lớp là lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp nội mạc. Lớp nội mạc lại được chia thành hai lớp là lớp chức năng (ở phía trên) và lớp đáy (ở phía dưới). Ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp chức năng sẽ bong ra và được thải ra ngoài ở dạng máu kinh. Lớp đáy sẽ có vai trò tái tạo lớp chức năng mới.
Khi lớp đáy bị thương tổn, thành tử cung phía trước và phía sau sẽ bị dính lại với nhau. Sự tái tạo lớp nội mạc tử cung sau chu kỳ kinh nguyệt bị cản trở, khó có thể được tái tạo, quá trình thụ thai bị ảnh hưởng do trứng sau khi thụ tinh không thể làm tổ.
Các nguyên nhân gây dính buồng tử cung gồm:
- Nạo hút thai hoặc nhau thai: nguyên nhân thường gặp nhất gây dính buồng tử cung là do nạo, hút thai hoặc nạo hút nhau thai sau sinh, sau sẩy thai. Khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ thường cố gắn làm thật sạch bên trong nhưng do không thể nhìn thấy được nên có thể làm niêm mạc tử cung bị tổn thương, gây dính lại. Viêm nhiễm hậu sản cũng có thể gây dính tử cung.
- Các thủ thuật can thiệp đến buồng tử cung để điều trị các bệnh liên quan: khi thực hiện các thủ thuật bóc tách trong tử cung , thủ thuật cắt bằng điện nội mạc tử cung, vi sóng trong tử cung, trị xạ cục bộ,…có thể gây tổn thương lớp niêm mạc. Sau phẫu thuật, nếu bệnh nhân không tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ cũng có thể dẫn đến viêm âm đạo, viêm tử cung, gây nên biến chứng dính tử cung.
- Viêm nhiễm phụ khoa kéo dài hoặc mắc bệnh lao sinh dục
2. Chẩn đoán dính buồng tử cung
Các triệu chứng của người bị dính buồng tử cung thường là:
- Kinh nguyệt không đều: khi buồng tử cung bị dinh lại, lớp niêm mạc chức năng sẽ không phát triển được, dù cơ thể vẫn có những triệu chứng báo hiệu chu kỳ kinh nguyệt như tức ngực, mệt mỏi, khó chịu,… nhưng người bệnh sẽ có rất ít kinh hoặc không có kinh tùy thuộc vào mức độ dính của tử cung.
- Đau bụng dưới: triệu chứng này thường xảy ra sau khi nạo phá thai khoảng một tháng. Những cơn đau bụng dưới xuất hiện thường xuyên, đau râm ran, một số ít trường hợp đau dữ dội trong thời gian dài.
Tuy nhiên, các triệu chứng của dính buồng tử cung rất dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, để chẩn đoán dính buồng tử cung chính xác cần chụp X-quang tử cung vòi trứng hoặc nội soi buồng tử cung, khi thấy có hình ảnh dày dính tử cung trên nội soi có thể chẩn đoán là dính buồng tử cung.
3. Điều trị dính buồng tử cung
Dính buồng tử cung nếu không được xử trí kịp thời có thể gây vô sinh. Do khi buồng tử cung bị dính lại, chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng nên khả năng thụ thai bị giảm đáng kể. Trong những trường hợp trứng tuy đã được thụ tinh nhưng do thụ tinh đã bị dính nên trứng không thể bám làm tổ, gây tình trạng thai ngoài tử cung gây ảnh hưởng đến tính mạng cả mẹ và thai. Trường hợp phụ nữ đã mang thai những bị dính buồng trứng, do phôi thai bị chèn ép, không có điểm bám do niêm mạc không được tái tạo nên khả năng sảy thai sẽ rất cao.
Dính buồng tử cung là bệnh hoàn toàn có thể điều trị được, phương pháp thường sử dụng là phẫu thuật buồng tử cung , tách phần tử cung bị dính và tái tạo lại buồng tử cung. Phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng hiện nay là mổ nong tách dính buồng tử cung. Trong phương pháp này, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện thao tác tách dính thông qua hình ảnh kết nối với màn hình camera gắn ở dụng cụ kỹ thuật. Các thao tác bao gồm: gây tê cục bộ cơ quan sinh dục nữ, mở âm đạo bằng mỏ vịt sau đó đưa dụng cụ tách dính vào vị trí tử cung bị dính lại.
Sau khi được điều trị dính buồng tử cung bằng phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định các thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh để phòng tình trạng viêm nhiễm sau phẫu thuật, các thuốc nội tiết để giúp niêm mạc tử cung mọc trở lại.
Trong các trường hợp bệnh nhân bị dính buồng tử cung do các bệnh viêm nhiễm sinh dục hoặc lao sinh dục, bệnh nhân cần được điều trị triệt để các bệnh này trước khi phẫu thuật buồng tử cung.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín, không quan hệ tình dục, tái khám theo định kỳ sau phẫu thuật để đảm bảo tách dính thành công.
4. Phòng ngừa dính buồng tử cung
Để phòng ngừa bệnh dính buồng tử cung, chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn để tránh các viêm nhiễm sinh dục có thể xảy ra. Nếu phá thai, cần tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín có bác sĩ giỏi, phương pháp an toàn, tiên tiến.