DÍNH BUỒNG TỬ CUNG: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN, CHẨN ĐOÁN, PHÒNG NGỪA

Tử cung là cơ quan sinh sản quan trọng nhất của người phụ nữ, tuy nhiên đây cũng là cơ quan dễ bị tổn thương nhất. Thống kê cho thấy, khoảng 90% trường hợp phụ nữ bị dính buồng tử cung sau can thiệp nạo hút thai nhiều lần, nạo hút nhau bị sót sau sảy thai, hoặc sau sinh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

1. Dính buồng tử cung là gì?

Dính buồng tử cung là hiện tượng lớp đáy nội mạc tử cung bị tổn thương, khiến thành tử cung phía trước và phía sau dính lại với nhau.

Theo Thầy thuốc ưu tú – Bác sĩ CKII Lê Văn Thụ – Nguyên trưởng phòng KHTH – Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá cho biết, tử cung là cơ quan vô cùng quan trọng, thực hiện chức năng sinh sản của người phụ nữ. Tử cung có cấu tạo gồm lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp nội mạc. Trong đó, lớp nội mạc tử cung gồm 2 lớp, lớp nằm phía trên là lớp chức năng, lớp nằm phía dưới là lớp đáy. Thông thường, vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp chức năng sẽ bong ra và bị thải ra ngoài gọi là hiện tượng hành kinh, còn lớp đáy sẽ thực hiện nhiệm vụ tái tạo lại lớp nội mạc chức năng sau mỗi khi hành kinh.

Khi bị dính buồng tử cung, do lớp nội mạc đáy bị viêm nhiễm hoặc tổn thương do nạo hút, do can thiệp phẫu thuật trong buồng tử cung làm cho thành tử cung ở hai mặt trước và sau dính lại với nhau, dẫn đến quá trình tái tạo lớp nội mạc chức năng sau khi kết thúc chu kỳ kinh gặp nhiều khó khăn, gây cản trở quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị hiệu quả, dính buồng tử cung có thể gây vô sinh ở phụ nữ, tước mất khả năng mang thai và thiên chức làm mẹ của người phụ nữ

Hiện tượng dính buồng tử cung
Hiện tượng dính buồng tử cung

2. Nguyên nhân gây dính buồng tử cung

Nạo hút thai, phá thai là nguyên nhân chính gây dính tử cung. Thống kê cho thấy, khoảng 90% trường hợp gặp phải tình trạng này là do can thiệp nạo hút thai nhiều lần, nạo hút nhau bị sót sau sảy thai, hoặc sau sinh

Bác sĩ Thụ cho biết, việc nạo hút phá thai có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản về sau do viêm nhiễm sau nạo hút, do tổn thương lớp đáy nội mạc tử cung,… Hơn nữa, nếu thực hiện nạo hút thai ở những đơn vị y tế không uy tín, tay nghề bác sĩ hạn chế có thể biến chứng sẽ cao hơn.

Khoảng 90% trường hợp mắc bệnh là do nạo hút thai
Khoảng 90% trường hợp mắc bệnh là do nạo hút thai

Các phẫu thuật thực hiện ở buồng tử cung như cắt u xơ tử cung dưới niêm, hoặc cắt polyp nội mạc tử cung, hoặc cắt vách ngăn buồng tử cung, hoặc phẫu thuật ngả bụng bóc các u xơ tử cung có vị trí sát buồng tử cung,… nếu không thực hiện đúng kỹ thuật có thể làm tổn thương lớp đáy nội mạc tử cung, hậu quả là gây dính buồng tử cung.

Tình trạng viêm nhiễm nội mạc tử cung kéo dài, không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn đến dính buồng tử cung.

3. Dấu hiệu nhận biết dính buồng tử cung

Chị em có thể sớm nhận biết dính buồng tử cung thông qua các biểu hiện sau đây:

3.1. Kinh nguyệt không đều

Đây là biểu hiện điển hình nhất của bệnh. Thông thường, vào mỗi chu kỳ kinh, lớp nội mạc chức năng sẽ bong ra tạo thành máu kinh. Tuy nhiên, khi bị dính buồng tử cung, lớp nội mạc này không thể tăng sinh hoặc tăng sinh ít, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Lượng máu kinh sẽ phụ thuộc vào mức độ dính của buồng tử cung. Cụ thể:

  • Buồng tử cung bị dính một phần: Vẫn xuất hiện kinh nguyệt đúng chu kỳ, tuy nhiên số ngày hành kinh và lượng máu kinh ít đi.
  • Buồng tử cung bị dính hoàn toàn: Sau thủ thuật, hoặc phẫu thuật buồng tử cung có thể thấy kinh nguyệt xuất hiện lượng ít, giảm dần và sau đó không thấy kinh nữa.

3.2. Đau bụng dưới

Khoảng một tháng sau nạo phá thai hoặc bất kỳ thủ thuật liên quan ở tử cung, nếu chị em thấy đau râm ran ở bụng dưới thường xuyên và ngày càng trầm trọng, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ Sản Phụ khoa thăm khám, xác định có dính buồng tử cung hay không để có biện pháp can thiệp kịp thời.

3.3. Không có thai mặc dù không sử dụng biện pháp tránh thai

Sau một thời gian ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai, nếu chị em vẫn không có thai nên đến cơ sở y tế để được chụp tử cung vòi trứng, chẩn đoán tình trạng buồng tử cung. Bởi theo thống kê, khoảng 1,5% trường hợp vô sinh nữ có liên quan đến hiện tượng này.

4. Dính buồng tử cung có nguy hiểm không?

Mức độ ảnh hưởng lên khả năng sinh sản của dính buồng tử cung phụ thuộc vào mức độ dính, thời điểm can thiệp cũng như hiệu quả của phương pháp điều trị được áp dụng.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, bác sĩ Thụ phân biệt 2 trường hợp, nếu buồng tử cung chỉ bị dính một phần thì tinh trùng vẫn có khả năng đi tìm trứng để thụ tinh và phôi vẫn có thể di chuyển vào buồng tử cung tìm vị trí làm tổ. Tuy nhiên, do không gian buồng tử cung và diện tích nội mạc tử cung bình thường bị giảm đi nên thai dễ bị sảy.

Mặt khác, buồng tử cung bị dính sẽ mất đi độ đàn hồi tự nhiên, do đó không thể đáp ứng được sự phát triển lớn dần của thai nhi dễ gây sinh non và hạn chế sự phát triển của thai. Sau khi sinh, nếu nhau thai bám quá chặt vào nơi buồng tử cung không có lớp nội mạc có thể gây băng huyết ở người mẹ.

Trong khi đó, kinh nguyệt là tín hiệu quan trọng, báo hiệu sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Nếu vô kinh tức là không có hiện tượng trứng chín và rụng xuống, đồng nghĩa không thể có trứng gặp tinh trùng và thụ tinh, phụ nữ mất đi khả năng mang thai.

Trường hợp buồng tử cung bị dính hoàn toàn, tinh trùng không thể di chuyển vào sâu bên trong để thụ tinh với trứng. Đây chính là nguyên nhân gây vô sinh thứ phát ở phụ nữ.

Tình trạng buồng tử cung bị dính có thể khiến phụ nữ mang thai ngoài tử cung cực nguy hiểm
Tình trạng buồng tử cung bị dính có thể khiến phụ nữ mang thai ngoài tử cung cực nguy hiểm

5. Đối tượng nào cần tầm soát nguy cơ dính buồng tử cung?

Dính buồng tử cung khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Chính bởi lý do đó, các chuyên gia Sản Phụ khoa khuyến cáo chị em nằm trong những nhóm đối tượng sau cần thực hiện kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ, phát hiện sớm các bất thường, can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả. Bao gồm:

  • Từng thực hiện nạo hút phá thai từ hai lần trở lên.
  • Từng tham gia thủ thuật thực hiện tại tử cung.
  • Sảy thai liên tiếp mà không rõ nguyên nhân.
  • Gặp phải tình trạng viêm nhiễm âm đạo hoặc khó mang thai mặc dù không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào.

6. Phương pháp chẩn đoán dính buồng tử cung

Để chẩn đoán dính buồng tử cung, bác sĩ Sản Phụ khoa sẽ thăm hỏi triệu chứng bệnh lý và tiền sử bệnh hoặc thủ thuật nếu có. Tiếp đến, để phân biệt với các tình huống bệnh phụ khoa khác, bác sĩ có thể chỉ định chị em tham gia một số xét nghiệm cận lâm sàng như:

Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ trang bị hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại trong thực hiện kỹ thuật chụp tử cung vòi trứng. Phương pháp này sử dụng tia X khảo sát buồng tử cung và ống dẫn trứng, thông qua đó đánh giá hình dạng tử cung, vòi trứng và mức độ thông của hai vòi trứng. Ngoài ra còn khảo sát các bệnh lý liên quan đến tử cung như polyp, u xơ tử cunglạc nội mạc tử cung

Ưu điểm của phương pháp này là không gây đau đớn cho chị em, thời gian chụp nhanh chóng, cho hình ảnh rõ nét góp phần chẩn đoán chính xác tình trạng.

7. Điều trị dính buồng tử cung như thế nào?

Hầu hết chị em bị bệnh đều lo lắng “dính buồng tử cung có chữa được không?”. Hiện nay với sự phát triển của phác đồ hiện đại cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị tối tân, bệnh đã có thể được điều trị dứt điểm bằng phương pháp phẫu thuật.

Điều trị dính buồng tử cung bằng cách tách phần dính để tái tạo lại buồng tử cung. Tiếp đến, đặt một vách ngăn vào giữa hai mặt tử cung để ngăn chặn hai thành tử cung dính lại với nhau. Tùy vào tình trạng dính mà cách xử trí khác nhau, tình trạng dính nhẹ và tổn thương nhỏ càng điều trị dễ dàng. Đối với tình huống buồng tử cung bị dính có viêm nhiễm, chị em được chỉ định điều trị dứt điểm viêm nhiễm trước khi phẫu thuật.

Tóm lại, khi phát hiện bản thân có những biểu hiện kể trên, chị em không nên lo lắng mà hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra, xác định nguyên nhân, chẩn đoán chính xác tình trạng để có hướng xử trí kịp thời. Việc để bệnh kéo dài sẽ gây khó khăn trong điều trị, thậm chí nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

8.Các biện pháp phòng ngừa dính buồng tử cung

Để phòng ngừa dính buồng tử cung, chị em cần giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, hoạt động quan hệ tình dục an toàn để tránh tình trạng viêm nhiễm và bệnh lý phụ khoa. Trong trường hợp mang thai ngoài ý muốn, mong muốn phá thai hoặc bất kỳ thủ thuật nào ở tử cung, chị em cần lựa chọn cơ sở y tế có đơn vị Sản khoa uy tín, chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi để được áp dụng phương pháp phù hợp, an toàn, tránh biến chứng nguy hiểm.

9. Các câu hỏi thường gặp

9.1. Dính buồng tử cung có mang thai được không?

Thông thường, bệnh không xảy ra đột ngột mà tiến triển từ từ. Nhiều chị em chủ quan, lơ là không thăm khám khi có triệu chứng, đến khi phát hiện bệnh đã ở mức độ nặng, gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe và khả năng sinh sản.

Nếu buồng tử cung chỉ dính một phần, trứng và tinh trùng vẫn có thể thụ tinh, tuy nhiên trứng đã thụ tinh không thể di chuyển và làm tổ ở tử cung. Lớp nội mạc cũng không thể dày lên, khiến chị em mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai sớm.

Mặt khác, buồng tử cung bị dính sẽ mất đi độ đàn hồi tự nhiên, do đó không thể đáp ứng được sự phát triển lớn dần của thai nhi dễ gây sinh non. Sau khi sinh, vì nhau thai bám quá chặt vào tử cung không có lớp nội mạc có thể gây băng huyết, chảy máu ồ ạt ở người mẹ.

9.2. Dính buồng tử cung có làm IVF được không?

Đây là biến chứng thường gặp sau nạo hút phá thai hoặc thực hiện các thủ thuật ở tử cung. Khi bị dính, buồng tử cung bị hẹp lại, ngăn cản quá trình làm tổ của phôi thai. Thống kê cho thấy, khoảng 1,5% trường hợp phụ nữ bị vô sinh thứ phát là do nguyên nhân này.

Tùy vào từng trường hợp và mức độ dính cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Chính vì thế, chị em cần đến bệnh viện có đơn vị Sản khoa và Hỗ trợ sinh sản uy tín để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Trong trường hợp không thể mang thai tự nhiên, nếu đủ điều kiện, chị em vẫn có thể tiến hành làm thụ tinh ống nghiệm (IVF).

9.3. Dính buồng tử cung khi mang thai phải làm sao?

  • Đầu tiên, mẹ bầu cần thực hiện siêu âm để kiểm tra thai nhi đã di chuyển vào tử cung hay chưa. Thời điểm siêu âm tốt nhất là khoảng 4-6 tuần tuổi để kiểm tra vị trí thai nhi, xác định chắc chắn không mang thai ngoài tử cung.
  • Thứ hai, tham khảo ý kiến bác sĩ để được theo dõi thai kỳ chặt chẽ. Trang bị những kiến thức dọa sinh non để đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Thứ ba, mẹ bầu bị dính buồng tử cung sẽ được chỉ định sinh mổ lấy thai để đảm bảo tính mạng hai mẹ con.
Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ khám phụ khoa ở Thanh Hoá của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng