Vắc-xin Varilrix (Bỉ)

Sau khi tiêm vắc-xin thủy đậu phải mất thời gian khoảng 1 – 2 tuần để vắc-xin phát huy tác dụng. Vì vậy, trong thời gian này vẫn nên cẩn thận, tránh tiếp xúc với người bệnh. Thời gian miễn dịch có hiệu quả trong vòng 15 năm. Sau khoảng thời gian này thì nên tiêm mũi nhắc lại để phát huy tác dụng phòng ngừa.

1. Giới thiệu về nguồn gốc vắc-xin Varilrix

Varilrix là vắc-xin đông khô sản xuất từ chủng Oka sống giảm độc lực của virus varicella-zoster bằng phương pháp nhân đôi virus trong môi trường nuôi cấy tế bào lưỡng bội MRC-5 của người.

Vắc-xin varilrix do GSK – Bỉ sản xuất. Varilrix đáp ứng yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế Giới đối với sinh phẩm và đối với vắc xin phòng thủy đậu.

Vắc-xin Varilrix được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam hiệu lực 5 năm – Đợt 38 theo Quyết định số: 431/QĐ-QLD, ngày 23/7/2019 bởi Cục quản lý Dược.

 

Vắc-xin varilrix do GSK - Bỉ sản xuất
Vắc-xin varilrix do GSK – Bỉ sản xuất

2. Quy cách đóng gói và bào chế vắc-xin

2.1. Quy cách đóng gói

Hộp 1 lọ vắc xin đông khô, 1 bơm tiêm đóng sẵn dung môi (0,5 ml) và 2 kim tiêm.

2.2 Dạng bào chế

Bột vắc-xin đông khô và dung môi pha tiêm.

3. Chỉ định và chống chỉ định

3.1 Chỉ định

  • Đối tượng khỏe mạnh

Varilrix được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu ở những người khỏe mạnh từ 9 tháng trở lên.

Nên tiêm phòng cho những người khỏe mạnh tiếp xúc gần gũi với những người có nguy cơ nhiễm thủy đậu nặng để làm giảm nguy cơ lan truyền virus thể hoang dại cho những đối tượng này. Những người tiếp xúc gần bao gồm bố mẹ, anh chị em của đối tượng có nguy cơ cao và nhân viên y tế.

  • Đối tượng cơ nguy cơ cao nhiễm thủy đậu nặng

Bệnh nhân đang mắc bệnh bạch cầu cấp tính, điều trị ức chế miễn dịch (kể cả điều trị bằng corticosteroid) cho khối u ác tính, cho bệnh mạn tính nặng (như suy thận mạn, bệnh tự miễn,

bệnh chất tạo keo, hen phế quản nặng) hoặc sau khi ghép tạng; dễ nhiễm thủy đậu trong tự nhiên thể nặng. Bằng chứng cho thấy khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu chủng Oka có thể làm giảm các biến chứng của bệnh thủy đậu ở những bệnh nhân này.

Số liệu từ các thử nghiệm lâm sàng khi dùng Varilrix cho những bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm thủy đậu nặng còn hạn chế; nếu cần tiêm chủng thì nên lưu ý những điểm sau:

Nên ngưng hóa trị liệu trước tiêm chủng 1 tuần và sau tiêm chủng 1 tuần ở những bệnh nhân trong giai đoạn cấp của bệnh bạch cầu. Bệnh nhân đang trong giai đoạn trị liệu bình thường cũng không nên tiêm chủng trong giai đoạn trị liệu. Nói chung bệnh nhân được tiêm chủng khi họ hoàn toàn thuyên giảm về mặt huyết .

Tổng lượng tế bào lympho nên ít nhất là 1.200/mm3 hoặc không có bằng chứng nào khác về sự thiếu hụt khả năng miễn dịch tế bào.

Nên tiêm vaccin vài tuần trước khi điều trị ức chế miễn dịch ở những bệnh nhân ghép tạng (như ghé thận).

Vacxin Varilrix giúp giảm biến chứng của bệnh thủy đậu
Vacxin Varilrix giúp giảm biến chứng của bệnh thủy đậu

3.2 Chống chỉ định

Cũng như các vắc-xin khác, nên trì hoãn việc tiêm chủng ở những người đang sốt cao cấp tính. Tuy nhiên không chống chỉ định tiêm vắc-xin cho những người khỏe mạnh nhiễm khuẩn nhẹ.

Chống chỉ định tiêm Varilrix cho những người suy giảm miễn dịch dịch thể hoặc tế bào nghiêm trọng như:

  • Người suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc mắc phải có số lượng tế bào lympho ít hơn 1.200/mm3.
  • Người có các bằng chứng khác cho thấy sự thiếu hụt khả năng miễn dịch tế bào (ví dụ bệnh bạch cầu, ung thư bạch huyết, loạn tạo máu, nhiễm HIV có biểu hiện rõ trên lâm sàng);
  • Bệnh nhân đang được điều trị ức chế miễn dịch (gồm cả sử dụng liều cao các corticosteroid).

Chống chỉ định tiêm Varilrix cho những người đã biết quá mẫn với neomycin hoặc bất cứ thành phần khác có trong vắc xin. Không chống chỉ định cho những người có tiền sử viêm da tiếp xúc với neomycin.

Chống chỉ định tiêm Varilrix cho những người có dấu hiệu quá mẫn sau liều tiêm vắc xin thủy đậu trước đó.

Chống chỉ định tiêm Varilrix cho phụ nữ có thai. Nên tránh có thai sau khi tiêm vắc xin 1 tháng.

4. Liều dùng và cách dùng

4.1 Liều dùng

Mỗi liều 0,5ml vắc-xin đã hoàn nguyên chứa một liều gây miễn dịch.

Đối tượng khỏe mạnh

  • Trẻ từ 9 tháng đến và bao gồm cả 12 tuổi

Trẻ em từ 9 tháng đến và bao gồm cả 12 tuổi nên được tiêm 2 liều vắc xin Varilrix để đảm bảo được hiệu quả bảo vệ tốt nhất với thủy đậu.

Tốt nhất nên tiêm liều thứ hai sau liều thứ nhất ít nhất 6 tuần nhưng không tiêm trước 4 tuần trong bất cứ hoàn cảnh nào.

  • Người được tiêm chủng có thể bị ngất xỉu sau hoặc thậm chí trước khi tiêm. Nên lựa chọn địa điểm thích hợp khi tiêm để tránh bị thương do ngất xỉu.
  • Phải để cho cồn và các chất sát khuẩn khác bay hơi hết trước khi tiêm vắc xin do chúng có thể làm bất hoạt các virus giảm độc lực có trong vắc xỉn xin.
  • Có thể đạt được tác dụng bảo vệ chống thủy đậu, tuy còn hạn chế, bằng việc tiêm chủng trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với thủy đậu tự nhiên.
  • Không được tiêm Varilrix vào tĩnh mạch hoặc trong da.

5. Thận trọng khi sử dụng vắc-xin

  • Người được tiêm chủng có thể bị ngất xỉu sau hoặc thậm chí trước khi tiêm. Nên lựa chọn địa điểm thích hợp khi tiêm để tránh bị thương do ngất xỉu.
  • Phải để cho cồn và các chất sát khuẩn khác bay hơi hết trước khi tiêm vắc xin do chúng có thể làm bất hoạt các virus giảm độc lực có trong vắc xỉn xin.
  • Có thể đạt được tác dụng bảo vệ chống thủy đậu, tuy còn hạn chế, bằng việc tiêm chủng trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với thủy đậu tự nhiên.
  • Không được tiêm Varilrix vào tĩnh mạch hoặc trong da.
  • Ở những người đã dùng globulin miễn dịch hay truyền máu, nên hoãn việc tiêm chủng ít nhất 3 tháng vì có khả năng thất bại khi tiêm vắc xin do kháng thể kháng thủy đậu đạt được một cách thụ động.
  • Nên tránh dùng salicylate trong 6 tuần sau tiêm vắc xin thủy đậu do đã có báo cáo về Hội chứng Reye sau khi dùng salicylate trong thời gian nhiễm virus thủy đậu tự nhiên.
  • Varilrix có thể tiêm cùng lúc với bất kỳ vắc xin nào khác. Các vắc xin dạng tiêm khác nhau nên tiêm ở những vị trí khác nhau.
  • Các vắc xin bất hoạt có thể được dùng vào bất kỳ thời gian nào khi dùng Varilrix.
  • Nếu không thể tiêm vắc-xin có chứa sởi cùng lúc với Varilrix, nên tiêm hai vắc xin này cách nhau ít nhất một tháng do vắc-xin sởi có thể gây ức chế ngắn hạn đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.
  • Bệnh nhân có nguy cơ cao: Không sử dụng Varilrix cùng lúc với vắc xin sống giảm độc lực khác. Các vắc xin bất hoạt có thể được dùng vào bất kỳ thời gian nào khi dùng Varilrix miễn là không có chống chỉ định đặc biệt nào. Tuy nhiên, các vắc xin khác nhau nên tiêm ở những vị trí khác nhau.
  • Không được tiêm vắc xin Varilrix cho phụ nữ mang thai. Nên tránh có thai sau khi tiêm vắc xin 1 tháng. Cần khuyên các phụ nữ nếu có dự định mang thai nên trì hoãn thai kỳ.
  • Tiêm vắc xin được cho là không ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.

6. Tác dụng không mong muốn

Triệu chứng sưng tại chỗ tiêm và sốt nhẹ được báo cáo là rất phổ biến trong nghiên cứu được tiến hành ở thanh thiếu niên và người lớn. Triệu chứng sưng tại chỗ tiêm cũng được báo cáo là phổ biến sau tiêm liều thứ hai ở trẻ em dưới 13 tuổi.

Tỉ lệ đau, đỏ và sưng có xu hướng cao hơn sau khi tiêm liều thứ hai so với sau khi tiêm liều thứ nhất.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ khám phụ khoa ở Thanh Hoá của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng
`