1. Các loại ký sinh trùng
ký sinh trùng là các sinh vật sống ký sinh trong các vật chủ như động vật, gia súc, gia cầm và ở con người, chúng sinh sản và phát triển nhanh chóng, gây bệnh cho vật chủ. Ký sinh trùng có 3 loại chính:
– Các động vật nguyên sinh: động vật đơn bào, sinh sản và phát triển bằng cách phân chia, nhân đôi, ký sinh trong cơ thể vật chủ.
– Giun, sán: chúng ký sinh trong các cơ quan nội tạng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các loại giun sán kí sinh trong nội tạng con người như: giun đũa, giun kim, sán lá gan,…
– Ectoparasites: sống kí sinh bên ngoài cơ thể vật chủ như bọ chét, rận, chấy,…
Một số bệnh lý thường gặp do ký sinh trùng gây ra ở người: sốt rét, sán lá gan, giun sán, sùi mào gà, nhiễm trùng huyết, nhiễm sán dây bạch hầu,… và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
2. Xét nghiệm ký sinh trùng gồm các xét nghiệm nào?
Xét nghiệm ký sinh trùng là được chỉ định trong thăm khám cận lâm sàng, giúp phát hiện, chẩn đoán các bệnh lý do ký sinh trùng trong cơ thể gây ra như: bệnh sán chó, sán lá gan, sán trong máu, dưới da, trong các mô của tế bào, trong não,…
Xét nghiệm ký sinh trùng gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, soi máu, soi dịch đờm, xét nghiệm mô bệnh học, soi tế bào sừng,… Các xét nghiệm này được kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, chụp X-quang, CT-Scan,… để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
2.1. Xét nghiệm máu
Là xét nghiệm tìm kháng thể kháng ký sinh trùng trong máu, xét nghiệm này được chỉ định khi có nghi ngờ bệnh do ký sinh trùng gây ra, hoặc có ký sinh trùng lạc chỗ khi mà các phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng khác không xác định được. Ngoài ra, phương pháp xét nghiệm này còn dùng để tầm soát nhiễm ký sinh trùng trong cộng đồng.
Phương pháp này ra đời vào những năm 60 của thế kỷ 20, được áp dụng tại các quốc gia Anh, Mỹ, Đức, Pháp,… Sau này, Nhật Bản nghiên cứu hoàn thiện và sử dụng trong tầm soát nhiễm ký sinh trùng ở người.
2.2. Xét nghiệm phân
Là phương pháp xét nghiệm tìm ký sinh trùng trực tiếp có mặt trong phân thông qua ký sinh trùng trưởng thành, trứng hay ấu trùng của chúng. Ưu điểm của phương pháp này là xét nghiệm nhanh chóng, tìm sự có mặt của trứng, ấu trùng ký sinh trùng được đào thải qua phân.
Tuy nhiên, đối với những ký sinh trùng lạc chỗ, thường không đào thải trứng, ấu trùng qua phân, hay cơ thể vật chủ không đáp ứng và phù hợp với ký sinh trùng dẫn đến ký sinh trùng không phát triển và sinh sản trứng, ấu trùng được.
Có 2 phương pháp xét nghiệm phân chính:
– Soi phân trực tiếp: tìm sự có mặt của trứng, ấu trùng đơn bào, ký sinh trùng trưởng thành trong phân.
– Soi phân tập trung: tìm trứng của các loại ký sinh trùng, chẩn đoán cơ thể nhiễm bao nhiêu loại ký sinh trùng.
Xét nghiệm phân được chỉ định khi bệnh nhân có các dấu hiệu, triệu chứng nhiễm ký sinh trùng.
2.3. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi
Xét nghiệm này được chỉ định khi nghi ngờ bệnh nhân nhiễm các ký sinh trùng gây sốt rét, giun chỉ bạch huyết, với độ nhạy và độ đặc hiệu cao xét nghiệm soi tế bào nội vi có thể cho kết quả nhanh chóng, chính xác.
Xét nghiệm ký sinh trùng thực hiện tốt nhất vào khoảng 22 – 24h đêm đối với tìm giun chỉ bạch huyết, hoặc được lấy máu khi bệnh nhân có cơn sốt đối với tìm ký sinh trùng sốt rét.
3. Xét nghiệm ký sinh trùng được chỉ định khi nào?
Xét nghiệm ký sinh trùng được chỉ định để tầm soát nhiễm ký sinh trùng trong cộng đồng và dùng trong chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng khi xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng sau:
– Hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, thể trạng suy kiệt do khó tổng hợp vitamin, chất béo, chất đạm.
– Bệnh nhân bị dị ứng, nổi các mụn đỏ.
– Ký sinh trùng gây giảm chức năng tiêu hóa, dẫn đến tình trạng chán ăn, đầy hơi, chướng bụng.
– Đau khớp, đau cơ, nghiến răng là các dấu hiệu đi kèm khi nhiễm ký sinh trùng.
– Thiếu máu, cơ thể xanh xao, hoa mắt chóng mặt, do các loại ký sinh trùng ở ruột gây chảy máu, mất máu thường xuyên.
– Ngủ không đủ, tỉnh dậy giữa đêm, bồn chồn lo lắng lo hoạt động đào thải chất độc của gan.
– Ngứa vùng hậu môn.
4. Nguyên nhân gây lây nhiễm ký sinh trùng
Con người nhiễm ký sinh trùng do ăn phải các thực phẩm bẩn, thực phẩm chưa nấu chín, uống nước lã, nguồn nước kém vệ sinh, rau bẩn hay do các loại côn trùng cắn như muỗi, rệp. Do tiếp xúc với vật trung gian truyền bệnh như: chó, mèo, chim chóc, một số loại vật nuôi khác.
5. Các biện pháp tránh lây nhiễm ký sinh trùng
Để phòng tránh lây nhiễm ký sinh trùng, cần:
– Giữ vệ sinh cá nhân, cắt móng tay, không ngậm tay, mút tay, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Thực hiện ăn sống, uống sôi, hạn chế ăn các thực phẩm tươi sống như: rau sống, cá sống, thịt tái.
– Đi vệ sinh đúng chỗ, không sử dụng phân tươi bón cây, nên ủ phân để phân hoai mục, sau đó mới dùng bón cây.
– Tiến hành sổ giun, sán định kỳ.
– Hạn chế ăn uống tập chung, ăn hàng rong, thực phẩm ôi thiu vì nguy cơ tiềm ẩn nhiễm ký sinh trùng rất cao.
6. Xét nghiệm ký sinh trùng ở Thanh Hoá địa chỉ nào an toàn, uy tín, chất lượng?
Nhiễm ký sinh trùng là một bệnh lý dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Việc xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín sẽ giúp quá trình chẩn đoán và chữa trị bệnh hiệu quả hơn. Ngày càng nhiều đơn vị xét nghiệm ký sinh trùng ở Thanh Hoá, nếu bạn đang băn khoăn tìm một đơn vị an toàn, uy tín, chính xác, bảo mật thông tin khách hàng thì Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là một địa chỉ uy tín để bạn tới thực hiện khám và chữa bệnh.
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ thành lập từ 2005 chúng tôi tự hào, tự tin là địa chỉ uy tín chất lượng hàng đầu tại Thanh Hóa. Trải qua 19 năm phát triển không ngừng trong lĩnh vực Sản Phụ Khoa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm cùng hệ thống trang thiết bị sử dụng công nghệ mới hiện đại nhất của Mỹ mỗi năm đã phục vụ trên 140.000 lượt khách hàng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện, mọi độ tuổi góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ Thanh Hóa và các tỉnh lân cận.