Khám thai định kỳ rất cần thiết và quan trọng trong suốt thai kỳ của bạn. Khám thai định kỳ sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Giúp thai phụ nắm rõ sự phát triển của thai nhi thông qua các lần khám thai.
- Được bác sĩ sản khoa tư vấn về nhiều vấn đề thường gặp trong thai kỳ như chế độ dinh dưỡng hoặc một số điều cần tránh khi mang thai để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
- Một số xét nghiệm chỉ có thể chính xác ở một khoảng thời gian nhất định của thai kỳ, chính vì thế, thai phụ nên đi khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.
Lịch khám thai đầy đủ trong suốt thai kỳ
Lịch khám thai trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua 3 lần khám:
Lần khám đầu tiên
Khi thai nhi đạt từ 5 đến 8 tuần tuổi, thai phụ nên đi khám thai để chắc chắn có thai hay không và vị trí làm tổ của thai có an toàn hay không. Ở lần khám này, mẹ sẽ được thực hiện một số xét nghiệm như đo huyết áp, chiều cao cân nặng, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm để xác định tuổi thai, xét nghiệm máu cơ bản, các chức năng gan, thận, tuyến giáp. Khai thác tiền sử thai nghén cũng như các bệnh nội, ngoại khoa và di truyền trong gia đình.
Lời khuyên: Ở thời kỳ này mẹ cần được bổ sung axit folic và DHA để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi và chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm. Thai phụ cũng nên nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức. Quan trọng hơn nên lắng nghe tư vấn sàng lọc trước sinh và báo ngay với bác sĩ về tiền sử bệnh liên quan đến thai nhi.
Lần khám thứ hai
Thời gian khám là thời điểm thai nhi được 8 đến 11 tuần tuổi. Thai phụ sẽ đc chỉ định siêu âm thai, xác định tuổi thai, số lượng thai. Lần khám này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra một cách toàn diện hơn về sức khỏe của thai nhi như là yếu tố tim thai, một số vấn đề về phôi thai… Những xét nghiệm cần thực hiện về cơ bản sẽ giống lần khám đầu tiên. Đây là thời điểm siêu âm đưa ra ngày dự kiến sinh tốt nhất.
Lần khám thai thứ 3
Nên khám tại thời điểm 11 tuần 6 ngày đến 13 tuần 6 ngày. Đây là thời điểm quan trọng điểu siêu âm khảo sát dị tật sớm cho thai nhi…, làm các xét nghiệm sàng lọc di truyền bước đầu đối với từng thai phụ: xét nghiệm Thalassemia, combined test, đo nhịp tim, siêu âm kiểm tra dị dạng chi, siêu âm đo độ mờ da gáy để xác định nguy cơ bị down của thai nhi. Thai phụ có thể làm xét nghiệm sàng lọc NIPT và nguy cơ tiền sản giật. Đây là thời điểm mà các mẹ bầu nên nhớ để đi khám định kỳ.
Lịch khám thai trong 3 tháng thứ hai của thai kỳ
Lần khám thai thứ 4: từ 15 – 18 tuần: Lần khám này với mục đích kiểm tra nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai và sự phát triển của thai nhi. Siêu âm thai, xét nghiệm triple test sàng lọc rối loạn NIPT liên quan đến dị tật ống thần kinh. Sàng lọc này sẽ được làm nếu đối với thai phụ đối với thai phụ không được làm combined test trong lần khám thứ 3 hoặc làm xét nghiệm NIPT, chọc ối nếu có chỉ định của bác sĩ.
Lần khám thai thứ 5: từ 20 đến 22 tuần. Mục đích khám thai là tiếp tục kiểm tra sự phát triển của thai nhi và những dị tật bẩm sinh một cách chính xác hơn. Một số xét nghiệm cần thực hiện là siêu âm thai 4D phát hiện các dị tật bất thường về tim thai, hệ thống não thất,… xét nghiệm nước tiểu, cân đo huyết áp sàng lọc tiền sản giật Trong trường hợp phát hiện thai nhi có dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể chỉ định chọc ối để kiểm tra.
Lần khám thai thứ 6: từ 24 – 28 tuần siêu âm thai, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, xét nghiệm nước tiểu, cân đo huyết áp, làm nghiệm pháp đường huyết sàng lọc tiểu đường thai kỳ, tiêm phòng UV. Khi thai nhi được 20 đến 24 tuần tuổi. Lần khám này giúp các bác sĩ kiểm tra hình thái của thai nhi và kiểm tra về tim thai, chân tay, cột sống,… của thai và vị trí bám của nhau thai cũng như xác định lượng nước ối ra sao.
Lịch khám thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ
Lần khám thai thứ 7: Khi thai nhi được 28 đến 32 tuần tuổi. Lần này, mục đích khám là kiểm tra ngôi thai và kiểm tra sự phát triển của thai đồng thời tiêm phòng uốn ván, tiêm Anti D đối với các thai phụ có nhóm máy Rh âm, kiểm tra cổ tử cung để nhận biết dấu hiệu sắp sinh của thai phụ. Bên cạnh đó là xét nghiệm Non-stress để kiểm tra xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không.Siêu âm hình thái lần cuối xem các dị tật có thể có như thoát vị hoành, cấu trúc tim, tình trạng của bánh rau và ối.
Lần khám thai thứ 8: Khám thai ở tuần thứ 36. Thai phụ lưu ý trước đi khám lần này cần nhịn ăn để làm các xét nghiệm chuẩn bị cho cuộc đẻ: xét nghiệm máu, siêu âm, CTG (chạy máy đo cơn co), xét nghiệm liên cầu khuẩn nhón B, khám tiền mê. Thai phụ nhớ mang theo căn cước công dân và hộ khẩu để hoàn thiện hồ sơ.
Các lần khám tiếp theo cho đến lúc chuyển dạ thai phụ nên đến theo lịch hẹn của bác sĩ.
Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất của Mỹ giúp bác sĩ khảo sát phát hiện sớm những bất thường và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất
Hotline/Zalo: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.
Thời gian làm việc:
Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)
Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673
Các Dịch vụ Khám Chữa Bệnh đang được thăm khám Tại Phòng Khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ ở Thanh Hoá như sau:
- Khám, tư vấn sức khỏe sinh sản trước khi mang thai cho nam và nữ.
- Khám tiền hôn nhân, Khám Nam khoa, Khám phụ Khoa
- Khám thai quản lý thai kỳ nguy cơ cao: lưu thai, sảy thai, sinh non, tiền sản giật,tiểu đường thai kỳ, thai chậm tăng trưởng, các biến chứng đa thai…
- Điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung bằng thuốc
- Siêu âm thai 6D, 5D phát hiện sớm dị tật thai nhi.
- Xét nghiệm NIPT phân tích ADN của thai nhi có trong máu mẹ giúp phát hiện sớm các nguy cơ dị tật bẩm sinh do bất thường nhiễm sắc thể từ tuần thai thứ 10.
- Xét nghiệm xác định gen X, Y sớm từ tuần thứ 7 thai kỳ.
- Siêu âm thai 2D, 4D, 5D, 6D, đầu dò âm đạo, siêu âm bơm nước buồng tử cung và các siêu âm khác.
- Khám tìm nguyên nhân hiếm muộn trên cả nam và nữ
- Khám và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản.
- Soi cổ tử cung phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng phương pháp VIA.
- Khám, xét nghiệm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, buồng trứng, vú, tuyến giáp…
- Khám và điều trị các bệnh lý tuyến vú: nhân xơ, u nang, áp xe tuyến vú, bóc nhân xơ tuyến vú, chọc hút áp xe vú…
- Tiêm phòng vaccine cho người lớn, trẻ em.
- Phẫu thuật thu hẹp âm đạo và thẩm mỹ tầng sinh môn.
- Cung cấp các biện pháp tránh thai hiện đại: cấy que tránh thai Implanon, tiêm thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai
- Đình chỉ thai nghén an toàn không đau bằng phương pháp hút chân không và bằng thuốc.
- Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 7 tuần
- Xét nghiệm nội tiết , xét nghiệm tinh trùng, xét nghiệm dịch niệu đạo, ADN huyết thống, giải phẫu bệnh, sinh thiết tế bào, vi sinh, hóa sinh, huyết học…
- Xét nghiệm bệnh lậu, xét nghiệm bệnh sùi mào gà, đốt sùi mà gà, xét nghiệm HIV và các bệnh lây nhiễm xã hội khác
- Nạo sót thai, nạo sót rau thai sau sẩy, sau đẻ………………………….và rất nhiều các dịch vụ khác nữa.
Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ Thanh Hoá xin chân thành cám ơn Quý khách hàng đã bớt chút thời gian đọc thông tin!
Mọi thông tin cần được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline/Zalo: 0919.329.400 hoặc Fanpage để được nhân viên tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.