CÁC MỐC KHÁM THAI QUAN TRỌNG MẸ BẦU CẦN BIẾT

Tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ là một trong những việc rất quan trọng mà mẹ bầu không được bỏ qua. Điều này không chỉ giúp mẹ bầu được chăm sóc sức khỏe đúng cách mà còn mang lại nhiều lợi ích cho thai nhi.

Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là 1 trong những cơ sở y tế uy tín, chất lượng nhất tại Thanh Hóa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm thường xuyên được đi học nâng cao cập nhật kiến thức mới ở bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,…

Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất của Mỹ giúp bác sĩ khảo sát phát hiện sớm những bất thường và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất

Lịch khám thai định kỳ chuẩn các mốc khám thai quan trọng

 

Liệu bạn có đang bị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai?

https://400clinic.com/tai-sao-can-lam-cac-xet-nghiem-khi-mang-thai/

Các mốc khám thai quan trọng trong tam cá nguyệt thứ nhất (từ khi biết có thai đến 13 tuần 6 ngày)

1. Lần khám thai đầu tiên

Khám thai lần đầu khi nào là băn khoăn rất phổ biến, nhất là với những ai mang thai lần đầu. Thông thường, khám thai lần đầu thường thực hiện khi bạn có thai khoảng 4 – 6 tuần. Đây là một trong các mốc khám thai quan trọng nhất để đánh giá liệu bạn có thai hay không, xác định vị trí làm tổ của phôi thai cũng như tim thai.

Bạn biết mình có thai khi nhận thấy bị trễ kinh khoảng 3 – 5 ngày, có các dấu hiệu có thai sớm hoặc dùng que thử thai 2 vạch. Quy trình khám thai lần đầu thường bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Thử nước tiểu hoặc máu, kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ (hCG) để biết chắc bạn đang mang thai, phôi thai đang phát triển bình thường.
  • Siêu âm kiểm tra vị trí phôi thai và tuổi thai nhằm kịp thời phát hiện các bất thường như thai ngoài tử cung…
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinh dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối

2. Lịch siêu âm thai vào khoảng  6 – 8 tuần mang thai

Nếu lần khám thai đầu tiên, bạn đi khám ngay sau khi mới cấn thai (thai nhỏ hơn 5 tuần), bác sĩ siêu âm chưa kiểm tra được tim thai hoặc phôi thai, bác sĩ sản khoa sẽ hẹn bạn khám thai lần thứ hai khi thai khoảng 6 – 8 tuần.

Ở lần khám thai định kỳ này, bác sĩ tiến hành các thăm khám thường quy như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, thử nước tiểu, thử máu và siêu âm để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi. Đồng thời kiểm tra tim thai, tình trạng động thai nếu có.

3. Lịch siêu âm thai vào khoảng 8 -10 tuần mang thai

Sau khi kiểm tra tim thai ở tuần thứ 6 của thai kỳ, bạn cần theo dõi sự phát triển của thai sau 2 tuần để biết thai có phát triển bình thường hay không và làm xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh cho thai nhi ở tuần thứ 10.

Xét nghiệm NIPT là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, an toàn, độ chính xác cao >99%. Phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ.. (làm xét nghiệm Nipt thì không cần làm Double test và Triple test nữa).

Ở lần khám thai định kỳ này, bác sĩ vẫn tiến hành các thăm khám thường quy như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, thử nước tiểu, thử máu và siêu âm để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi. Đồng thời kiểm tra tim thai, tình trạng động thai nếu có.

  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao để tính chỉ số BMI của cơ thể nhằm đánh giá xem bạn có bị thừa cân, béo phì hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm soát cân nặng khi mang thai nhằm hạn chế các biến chứng thai kỳ có thể xảy ra.
  • Đo huyết áp để xem bạn có bị huyết áp cao hay không, có nguy cơ bị tiền sản giật không.
  • Ngoài ra, bạn có thể phải tiến hành các xét nghiệm máu để kiểm tra tổng quát sức khỏe mẹ cũng như một số bệnh lây truyền ảnh hưởng thai nhi:
    • Viêm gan B
    • Bệnh giang mai
    • HIV/AIDS
    • Yếu tố Rh
    • Nhóm máu
    • Rubella
    • Chức năng đông cầm máu
    • Chức năng gan, thận.

4.Lịch siêu âm thai vào tuần thai thứ 11 – 13 tuần 6 ngày

Kể từ tuần thai thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày, lịch khám thai định kỳ cho bà bầu sẽ bao gồm các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng nên bạn cần hết sức lưu ý.

Cụ thể, để theo dõi thai kỳ và phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi, khi khám thai, ngoài các thăm khám thường quy như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, siêu âm thì bạn sẽ cần thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm Double test, Xét nghiệm NIPT (làm xét nghiệm Nipt thì không cần làm Double test và Triple test nữa)
  • Siêu âm kiểm tra dị dạng chi, thoát vị cơ hoành,
  • Siêu âm đo độ mờ da gáy nhằm đánh giá thai nhi có nguy cơ bị Down hay không.

Nếu kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy nhận thấy thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh về di truyền, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm Xét nghiệm NIPT hoặc Chọc ối (CVS). Chọc ối được thực hiện trong thai kỳ thường là từ tuần thứ 16 trở đi bạn có thể sớm biết được tình trạng của bé. Chọc ối là một xét nghiệm xâm lấn, có nguy cơ gây sẩy thai, song bạn không nên quá lo lắng vì tỷ lệ rất thấp chỉ dưới 1%.

Xét nghiệm Double test Bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả xét nghiệm, tuổi của bạn, tuổi thai của bé sẽ tính toán tỷ lệ nguy cơ bé bị hội chứng Down, Trisomy 13 và Trisomy 18 là bao nhiêu. Bên cạnh đó nếu như mẹ bầu chưa làm bộ xét nghiệm tổng quát ở các tuần trước thì sẽ làm trong giai đoạn này. Và xét nghiệm kiểm tra vi chất dưỡng chất của mẹ trong quá trình mang thai.

Thời điểm này cũng là mốc để tính ngày dự sinh cho thai nhi theo siêu âm chính xác nhất.

Tại lần khám thai định kỳ này, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một vài vấn đề sau:

  • Cho bạn uống bổ sung axit folic nhằm ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh
  • Tư vấn về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, chế độ ăn uống và vệ sinh thực phẩm
  • Cảnh báo các yếu tố lối sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hoặc sức khỏe của em bé, chẳng hạn như làm việc trong môi trường độc hại, hút thuốc, sử dụng ma túy và uống rượu, dùng các chất kích thích khác.
  • Tư vấn về các xét nghiệm sàng lọc trước sinh mà có thể bạn cần phải tiến hành trong thai kỳ.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần cung cấp cho bác sĩ biết các thông tin liên quan đến thai kỳ như:

  • Thông tin về chu kỳ kinh nguyệt của bạn (đều hay bất thường)
  • Bạn từng bị sẩy thai, sinh non, tiền sản giật hoặc nhiễm trùng ở lần mang thai hay lần sinh trước
  • Bạn đang điều trị một căn bệnh mãi tính, như bệnh đái tháo đường hoặc cao huyết áp
  • Bạn đang dùng thuốc điều trị một bệnh nào đó. Nếu có thể, hãy mang sổ khám bệnh, toa thuốc hoặc thuốc mà bạn đang uống theo để bác sĩ biết cụ thể
  • Bạn hoặc bất kỳ người thân trong gia đình từng có con bị dị tật bẩm sinh như Down, nứt đốt sống…
  • Bạn hay người thân trong gia đình mắc một căn bệnh di truyền như tế bào hình liềm hoặc xơ nang.

Thông thường, bác sĩ sẽ hẹn lịch khám thai định kỳ cho lần tiếp theo sau khoảng 4 tuần. Đôi khi lịch khám thai định kỳ này có thể chỉ sau lần khám đầu tiên khoảng 1–2 tuần. Điều đó phụ thuộc vào sức khỏe của bạn hoặc tình trạng phát triển của thai nhi, tuổi thai. Bạn nên đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhé!

Lịch khám thai định kỳ chuẩn trong tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần 14 – 28 tuần)

Thông thường trong tam cá nguyệt thứ hai, mỗi tháng bạn sẽ phải đi khám thai định kỳ một lần theo lịch hẹn của bác sĩ. Song nếu tình trạng sức khỏe của bạn hoặc thai kỳ có vấn đề, lịch khám thai định kỳ cho bà bầu sẽ ngắn hơn. Ở tam cá nguyệt thứ hai, bác sĩ vẫn kê toa cho bạn dùng các viên uống bổ sung canxi, sắt hay các khoáng chất tốt cho phụ nữ mang thai và thai nhi.

1. Lịch siêu âm thai vào khi thai từ 16 – 18 tuần

Khám thai tuần 16 gồm những gì? Đây là một trong những cột mốc khám thai quan trọng nhất và cần thực hiện nhiều kiểm tra, xét nghiệm như:

  • Kiểm tra cân nặng
  • Đo huyết áp
  • Khám thai: Kiểm tra nhịp đập tim của thai.
  • Thử nước tiểu để kiểm tra lượng đường, nồng độ protein để tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật.
  • Mốc siêu âm thai quan trọng để quan sát sự phát triển của thai nhi và lượng nước ối, khảo sát dị tật các chi, mắt, mũi, miệng, tim…
  • Xét nghiệm Triple test: Đây là loại xét nghiệm máu được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 16-18 tuần của thai kỳ. Xét nghiệm này giúp chẩn đoán các vấn đề sức khỏe của thai nhi như các rối loạn về gen, dị tật ống thần kinh. Bạn sẽ được tư vấn Triple test nếu chưa làm Nipt trước đó.(làm xét nghiệm Nipt thì không cần làm Double test và Triple test nữa)
  • Xét nghiệm Triple test (vào khoảng 16 – 18 tuần mang thai): đánh giá nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Dowm, Edwards hoặc khuyết tật ống thần kinh như nứt đốt sống.
  • Chọc ối: Nếu các xét nghiệm trước cho biết thai nhi có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm xét nghiệm chọc ối vào khoảng giữa tuần thứ 15 đến 18 của thai kỳ. Kết quả chọc ối có thể có sau 24 giờ hoặc đôi khi bạn phải đợi đến 4 tuần. Lưu ý là thủ thuật này có nguy cơ sẩy thai với tỷ lệ thấp chỉ khoảng dưới 1%.
  • Bạn cũng sẽ đươc tư vấn tiêm phòng uốn ván mũi 1 từ giai đoạn này.

Lần khám thai tuần 16 – 18 là mốc khám thai mẹ bầu không nên bỏ qua. Ngoài ra, ở mỗi lần thăm khám, các bác sĩ thường dựa vào kết quả của các xét nghiệm để kê toa cho bạn dùng các viên uống bổ sung vi chất phù hợp.

2. Lịch siêu âm thai vào khi thai được 20 24 tuần

Ở lần khám thai định kỳ này, các mẹ bầu thường sẽ phải tiến hành:

  • Kiểm tra cân nặng
  • Đo huyết áp
  • Khám thai: Kiểm tra tim thai
  • Thử nước tiểu
  • Siêu âm để quan sát sự phát triển của thai nhi và lượng nước ối.
  • Bên cạnh đó nếu như mẹ bầu chưa làm bộ xét nghiệm tổng quát ở các tuần trước thì sẽ làm trong giai đoạn này. Và xét nghiệm kiểm tra vi chất dưỡng chất của mẹ trong quá trình mang thai.

Khám thai ở tuần thứ 20 là một trong những lần khám thai định kỳ quan trọng. Thông thường, tuần thứ 20 của thai kỳ là mốc siêu âm thai để kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối.

  • Bạn cũng sẽ đươc tư vấn tiêm phòng cúm từ giai đoạn này.

3. Lịch siêu âm thai vào tuần thai thứ 24 – 28

Ở mốc khám thai này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn tiến hành kiểm tra:

  • Cân nặng
  • Đo huyết áp
  • Khám thai: Kiểm tra nhịp đập của tim thai
  • Thử nước tiểu
  • Siêu âm để quan sát sự phát triển của thai và lượng nước ối.
  • Bạn cũng sẽ đươc tư vấn tiêm uốn ván mũi 2 ở giai đoạn này.
  • Tầm soát đái tháo đường thai kỳ: Nhằm kịp thời can thiệp bằng chế độ ăn và tập luyện vận động hoặc hỗ trợ thêm bằng insulin.

TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Khám thai ở tuần thứ 24 -28 là một trong những lần khám thai định kỳ quan trọng. Thông thường, tuần thứ 24 của thai kỳ là mốc siêu âm thai để kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay., bụng, xương, não, cột sống, thận, các bộ phận nội tạng) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối. Theo dõi thai chậm phát triển trong buồng tử cung.

Các mốc khám thai quan trọng nhất trong 3 tháng cuối hay tam cá nguyệt thứ ba (từ tuần 28 cho đến khi sinh)

Khoảng từ tuần thứ 28 đến 36 của thai kỳ sẽ bao gồm các giai đoạn khám thai quan trọng, thời gian khám thai định kỳ thường là 2 tuần/lần. Kể từ sau tuần 36, bạn sẽ đi khám mỗi tuần cho đến khi sinh. Hãy cho bác sĩ biết bất cứ vấn đề sức khỏe nào mà bạn gặp như cảm giác mệt mỏi, buồn bã, co thắt, sưng, đau đầu hay phù nề hoặc có dấu hiệu xuất huyết tử cung…

Bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim của bé và đo kích thước tử cung để ước tính kích thước của thai nhi, so sánh với tuổi thai nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng của bé. Siêu âm để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, mức nước ối trong tử cung và vị trí của bé (ngôi mông, ngôi ngang hay ngôi thuận).

Trong tam cá nguyệt thứ ba, bác sĩ vẫn kê đơn cho bạn dùng viên uống chứa vi chất dinh dưỡng cần thiết cho thai phụ.

1. Lịch siêu âm thai từ tuần thai 30 – 36

Ở các mốc khám thai định kỳ trong giai đoạn này, ngoài các thăm khám thường quy như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, khám thai, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến các xét nghiệm như:

  • Máu, xét nghiệm kiểm tra vi chất dưỡng chất của mẹ trong quá trình mang thai.
  • Nước tiểu
  • Siêu âm: Nếu kết quả siêu âm cho thấy thai ngôi mông, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn xoay ngôi thai theo cách tự nhiên, khẳng định vị trí bánh nhau (Nhau tiền đạo, nhau cài răng lược…) Đồng thời sẽ tiến hành kiểm tra cổ tử cung để xem bạn có dấu hiệu sắp sinh hay chưa. Khảo sát những dị tật nhỏ xuất hiện muộn mà giai đoạn trước đó chưa phát hiện được.

Từ tuần thứ 30 trở đi, bạn lưu ý một số điều sau:

  • Đếm cử động thai: Bình thường là từ 4 lần/giờ
  • Tái khám ngay khi thấy:
    • Đau bụng
    • Ra huyết, âm đạo ra dịch
    • Thai máy ít, máy yếu
    • Có dấu hiệu bất thường.

Bạn có thể được tư vấn đo monitor theo dõi cử động của thai và cơn gò tử cung tại Pk400

2. Lịch siêu âm thai từ 35 – 37 tuần

Thông thường, khi mang thai đến giai đoạn này, lịch khám thai định kỳ chuẩn sẽ là mỗi tuần một lần. Ở mỗi lần khám, bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám thường quy, kiểm tra cổ tử cung kết hợp với siêu âm để theo dõi thai kỳ của bạn.

  • Cân nặng
  • Đo huyết áp
  • Khám thai: Kiểm tra nhịp đập của tim thai
  • Xét nghiệm nước tiểu đánh giá nguy cơ tiền sản giật.

Giai đoạn này có xét nghiệm quan trọng mẹ cần biết đó là xét nghiệm Liên cầu khuẩn nhóm B

Nếu nhận thấy bạn có dấu hiệu sa bụng (bụng bầu tụt xuống), bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách nhận biết các dấu hiệu sắp sinh để kịp thời nhập viện khi dấu hiệu chuyển dạ sớm xuất hiện.

3. Lịch siêu âm thai từ 38 tuần trở đi

Thông thường, khi mang thai đến giai đoạn này, lịch khám thai định kỳ chuẩn sẽ là 5 – 7 một lần. Ở mỗi lần khám, bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám thường quy, kiểm tra cổ tử cung kết hợp với siêu âm để theo dõi thai kỳ của bạn. Khảo sát Doppler động mạch não-rốn để đánh giá chức năng nuôi dưỡng bánh nhau, theo dõi tình trạng nước ối.

  • Cân nặng
  • Đo huyết áp
  • Khám thai: Kiểm tra nhịp đập của tim thai
  • Xét nghiệm nước tiểu đánh giá nguy cơ tiền sản giật.

Nếu thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ thăm khám kết hợp với siêu âm kiểm tra nước ối và tình trạng thai nhi. Việc này nhằm giúp bác sĩ cân nhắc liệu có nên can thiệp để bạn sinh con hay chờ đợi bạn chuyển dạ tự nhiên.

Tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ

Trong thời gian mang thai, bạn nên được chăm sóc sức khỏe và theo dõi thai kỳ một cách tốt nhất thông qua việc thực hiện đúng lịch khám thai định kỳ cũng như lịch siêu âm thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Qua đó, bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi, giúp hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ.

Qua các buổi khám thai định kỳ, bạn sẽ nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi và được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ còn giúp bạn thực hiện đúng thời điểm các xét nghiệm thai kỳ quan trọng bởi một vài xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác trong khoảng thời gian nhất định.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những mẹ bầu tuân thủ các mốc khám thai quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong của thai nhi xuống gấp 5 lần so với những mẹ bầu không khám thai. Ngoài ra, tỷ lệ những đứa trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu không khám thai có trọng lượng nhẹ hơn so với các mẹ bầu thường xuyên khám thai.

Sau lần khám đầu tiên, bác sĩ sản khoa sẽ cho bạn lịch khám thai cụ thể của lần kế tiếp. Thông thường, thời gian khám thai định kỳ trong 6 tháng đầu là ít nhất mỗi tháng một lần. Bước qua tam cá nguyệt cuối, bạn sẽ phải đi khám thai thường xuyên hơn. Trong suốt thai kỳ, bạn sẽ có khoảng 10 – 15 lần khám thai. Với các bà mẹ đã từng sinh con, số lần khám thai ít nhất là không dưới 7 lần.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giải đáp phần nào băn khoăn của bạn về việc khám thai định kỳ. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, khi sinh nở được mẹ tròn con vuông!

PHÒNG KHÁM 400 SẢN PHỤ KHOA & KHHGĐ là một trong những phòng khám đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại, nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn sản, phụ khoa, chuyên nghiệp. Khách hàng khi chọn khám thai tại đây có thể hoàn toàn yên tâm.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng