Những lưu ý khi đi khám thai lần đầu

Thời gian khám thai lần đầu rất quan trọng đối với người mẹ cũng như thai nhi. Vậy khi nào mẹ nên khám thai lần đầu để được quan sát được sự làm tổ của thai, nghe tim thai, và được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc thai nhi, tính ngày dự sinh cho em bé? Bạn hãy cùng Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ tìm hiểu khám thai lần đầu tại Thanh Hoá nhé!

1. Khi nào cần đi khám thai lần đầu?

Vào khoảng 4-5 ngày sau khi trễ kinh, mẹ sử dụng bộ que thử thai cho kết quả 2 vạch. Lúc này, các mẹ lần đầu mang thai sẽ nghĩ ngay tới việc đi thăm khám bác sĩ và thực hiện khám thai tại các cơ sở, phòng khám sản khoa uy tín. Hiện nay, việc khám thai đã trở nên vô cùng đơn giản và phổ biến do sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như những tiến bộ của y học. Tuy nhiên không phải ai cũng xác định được thời gian khám thai lần đầu cho hợp lý. Trong 2 tuần đầu sau khi thụ thai thành công, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung khoảng 48 giờ và thực hiện các hoạt động phân bào. Đến 2 – 3 ngày tiếp theo hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ ở đó.

2. Một số biểu hiện của việc mang thai lần đầu

Đa số các mẹ khi mang thai lần đầu sẽ có triệu chứng buồn nôn. Đây là biểu hiện của việc thai đang trong quá trình làm tổ và gây nên sự thay đổi trong nội tiết tố của người mẹ. Mẹ thường sẽ cảm thấy buồn nôn rải rác trong ngày, theo từng cơn và đặc biệt là vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy. Ở một số mẹ, biểu hiện buồn nôn còn rõ ràng hơn khi mẹ ngửi thấy mùi đồ ăn, mùi nước hoa, mùi kem đánh răng,…

Một biểu hiện phổ biến khác đó là hiện tượng căng tức ngực. Việc đau tức ngực này xảy ra là do cơ thể mẹ đang bị mất cân bằng hooc – môn, điển hình ở đây là 2 loại hooc – môn Progesterone và Estrogen. Máu lưu thông nhiều hơn tại các mô đầu ngực, khiến ngực cảm thấy đau và có hiện tượng căng tức. Điều này tương tự với biểu hiện trong thời kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên khi mang thai các triệu chứng này nghiêm trọng và kéo dài hơn.
Khi mới mang thai, cơ thể người mẹ sẽ trở nên mệt mỏi và căng thẳng hơn. Mẹ cũng trở nên nhạy cảm và mất năng lượng. Ở một số mẹ còn có thể cảm thấy buồn ngủ và chỉ muốn ngủ cả ngày.

Ngoài các biểu hiện phổ biến trên, việc mang thai lần đầu còn có những dấu hiệu khác như
– Chuột rút.

– Thèm ăn.

– Đau đầu.

– Đi tiểu nhiều lần.

– Đầy hơi.
….

3. Lần đầu khám thai, mẹ khám những gì?

Siêu âm thai ở phòng khám 400 sản phụ khoa thanh hoá

Phụ nữ cần trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về quy trình khám trong lần đầu tiên để đảm bảo quyền lợi cho mình cũng như chắc chắn về độ chính xác của kết quả khám.

  • Chẩn đoán có thai hay không: Khi khám thai lần đầu, bác sĩ sẽ xác định có đúng bạn có thai hay không, tình trạng thai nhi như thế nào. Tránh việc trì hoãn vì nếu bạn mang thai ngoài tử cung mà không được phát hiện sớm sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.
  • Tình trạng sức khỏe chung của cả mẹ và thai nhi: Bác sĩ sẽ tìm hiểu tình trạng sức khỏe của mẹ, các thói quen hằng ngày, những hoạt động tốt và không tốt cho thai nhi. Tiểu sử bệnh tật của gia đình (đột biến gen, bệnh di truyền,..), tiểu sử bệnh tật và tiền sử thai sản của người mẹ (đã mang thai bao giờ chưa, có thực hiện thủ thuật thai sản gì hay không,…). Tìm hiểu công việc của người mẹ để đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất đối với quá trình mang thai.
  • Thực hiện một số các xét nghiệm liên quan:
    • Xét nghiệm nước tiểu: Khi khám thai lần đầu mẹ cũng được tiến hành kiểm tra lượng đường, protein,… trong nước tiểu.
    • Xét nghiệm máu: Xác định nhóm máu, số lượng hồng cầu trong lần khám thai đầu giúp phát hiện mẹ có bị thiếu máu hay không, xác định thành phần Rh,…
    • Xét nghiệm chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm: Viêm ganHIV,…

Dựa trên các xét nghiệm và bước thăm khám ban đầu, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên để giúp cho sự phát triển toàn diện của mẹ và bé.

4. Những lưu ý khi đi khám thai lần đầu

Khi đi khám thai lần đầu, mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Khám thai lần đầu cần lựa chọn bác sĩ hoặc những cơ sở y tế có uy tín để thực hiện các bước thăm khám diễn ra đúng quy trình, an toàn và đạt hiệu quả cao.
  • Nên chuẩn bị trước những thắc mắc của bản thân, liệt kê ra giấy hoặc ghi chú lại để có thể nhận được sự giải đáp từ phía bác sĩ một cách chi tiết nhất.
  • Nên uống nhiều nước khoảng 1 tiếng trước khi siêu âm thai để bác sĩ siêu âm quan sát thai nhi dễ dàng hơn.
  • Cần giữ lại kết quả khám của lần đầu tiên để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho những lần khám sau.

5. Khám thai lần đầu ở đâu là tốt?

Việc mang thai và sinh con khỏe mạnh là mục tiêu mà bất kỳ gia đình nào cũng mong muốn và hướng đến. Do đó, các bà mẹ cần trang bị kĩ các kiến thức về sinh sản, đặc biệt là ở lần khám thai đầu tiên.

Đặc biệt những phụ nữ trẻ, phụ nữ lần đầu mang thai không cần quá lo lắng. Sau khi khám thai lần đầu hãy ghi nhớ và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Việc khám thai định kỳ cũng vô cùng quan trọng để theo dõi sát những thay đổi của thai cũng như kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp bất thường.

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Bà bầu nên hạn chế đi lại nhiều, làm các việc nặng.

Lý do chúng tôi khuyên bạn nên tới phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ Thanh Hoá:

  • Phòng khám có kinh nghiệm chuyên môn cao lâu đời tại Thanh Hoá – Kinh nghiệm thăm khám 18 năm
  • Phòng khám luôn cập nhật những tiến bộ mới của Y học trong phác đồ điều trị và thăm khám
  • Phòng khám có đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng giỏi chuyên môn, nhiệt tình chu đáo tận tuỵ với bệnh nhân
  • Phòng khám có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, trước và sau thăm khám trọn đời cho bệnh nhân, xử lý 24/24 – Đi đầu tại Thanh Hoá trong chăm sóc bệnh nhân
  • Phòng khám có trang thiết bị máy móc hiện tại, luôn đi đầu và cập nhật công nghệ mới nhất tại Thanh Hoá
  • Phòng khám Sạch sẽ, thoáng mát, có phòng VIP, kiểm soát tốt quy trình vệ sinh nhiễm khuẩn
  • Phòng khám là nơi được chị em trong tỉnh Thanh Hoá tin tưởng và thăm khám nhiều
  • Mọi kết quả thăm khám của bệnh nhân đều bảo mật tuyệt đối, không cung cấp cho bên thứ 3

Phòng khám 400 Thanh Hoá có 2 cơ sở:

Cơ sở 1 tại 400 Hải Thượng Lãn Ông (Đối diện cổng bệnh viện Phụ sản).

Cơ sở 2 tại 440 Trần Phú, p Ba Đình, Tp Thanh Hoá.

Hotline: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.

Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật (Kể cả ngày lễ)

Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673

Để được tư vấn Zalo hay Facebook bạn chỉ việc click vào Link nhân viên phòng khám sẽ hỗ trợ bạn!