Tỷ lệ sống của ung thư nội mạc tử cung tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh nên mỗi người có tỷ lệ sống sót khác nhau. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết những điều bệnh nhân cần biết.
1. Các giai đoạn của ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung được phân loại thành 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn cho biết mức độ bệnh và sự lan rộng của ung thư trong cơ thể:
- Giai đoạn 1: Ung thư phát triển giới hạn bên trong tử cung.
- Giai đoạn 2: Ung thư lan ra cổ tử cung.
- Giai đoạn 3: Ung thư lan ra buồng trứng, âm đạo hoặc các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 4: Ung thư lan ra các khu vực xa như bàng quang, trực tràng hoặc phổi.
Cơ sở dữ liệu SEER (giám sát, dịch tễ học và kết quả cuối cùng của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ) phân loại ung thư tử cung thành:
- Khu trú: Ung thư giới hạn trong tử cung.
- Khu vực: Ung thư lan ra các khu vực gần đó.
- Xa: Ung thư lan ra các bộ phận xa hơn.
Hầu hết trường hợp được chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung khi bệnh còn ở giai đoạn khu trú.
2. Tỷ lệ sống của ung thư nội mạc tử cung
Các thống kê về tỷ lệ sống sót của ung thư đều là ước lượng cơ bản và chỉ mang tính tương đối. Hơn nửa, tỷ lệ sống sót này dựa trên dữ liệu của những năm trước đây nên có thể không phản ánh được các tiến bộ mới nhất trong điều trị. Ngoài ra, triển vọng của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ tuổi tác đến sức khỏe tổng thể.
2.1. Theo độ tuổi
Ung thư nội mạc tử cung ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ sau mãn kinh với độ tuổi trung bình được chẩn đoán là trong khoảng 60 tuổi. Bên cạnh đó,bệnh này hiếm gặp ở phụ nữ dưới 45 tuổi.
Dựa trên dữ liệu từ cơ sở dữ liệu SEER, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm cho các nhóm tuổi khác nhau từ năm 2014 đến năm 2020 như sau:
- Từ 15 – 39 tuổi: Tỷ lệ sống sót là 90.6%
- Từ 40 – 64 tuổi: Tỷ lệ sống sót là 84.8%
- Từ 60 – 74 tuổi: Tỷ lệ sống sót là 78.1%
- Từ 75 tuổi trở lên: Tỷ lệ sống sót là 66.7%
2.2. Theo các giai đoạn của ung thư nội mạc tử cung
Thường thì, giai đoạn của ung thư đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tỷ lệ sống của ung thư. Phát hiện bệnh càng sớm, khả năng sống sót trong 5 năm sau khi chẩn đoán càng cao.
Dữ liệu từ cơ sở dữ liệu SEER (2014-2020) cho thấy 80.8% số người được chẩn đoán mắc bệnh (ở mọi giai đoạn) sống sót được trong 5 năm.
Trong cơ sở dữ liệu này, tỷ lệ sống qua các giai đoạn của ung thư như sau:
- Giai đoạn khu trú: Tỷ lệ sống là 94.8%
- Giai đoạn khu vực: Tỷ lệ sống là 69.7%
- Giai đoạn xa: Tỷ lệ sống 18.9%
3. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến triển vọng của ung thư nội mạc tử cung
Các chuyên gia y tế đánh giá triển vọng của một bệnh nhân thường dựa trên nhiều yếu tố khác ngoài tỷ lệ sống sót được công bố.
Tỷ lệ sống sót chỉ đóng vai trò như một tài liệu tham khảo. Ngoài ra, người bệnh cũng xem xét các đặc điểm của tế bào ung thư để đánh giá tốc độ tăng trưởng và khả năng lan rộng của bệnh.
Tuy nhiên,cơ thể mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau đối với những phương pháp điều trị, đây cũng là một yếu, ảnh hưởng đáng kể đến triển vọng của bệnh nhân.
Những yếu tố như tuổi tác, sức khỏe tổng thể và những quyết định điều trị mà bệnh nhân hoặc người thân chấp nhận cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng của bệnh
Có thể nói việc phát hiện sớm tình trạng bệnh giúp cải thiện tỷ lệ sống của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa tình trạng của bệnh ung thư lan rộng tới các khu vực khác trong cơ thể.