Thông Liên Thất là gì?

Đa số các trường hợp thông liên thất có thể tự khỏi nhưng với những ca mức độ trung bình và nặng thì sẽ có nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Mặc dù là bệnh lý tim bẩm sinh thường gặp nhưng vẫn nhiều người chưa biết đến. Chính vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ sẽ gửi đến bạn đọc các thông tin liên quan đến bệnh lý này.

1. Thông liên thất là bệnh gì?

Thông liên thất là gì? Thông liên thất là một bệnh lý tim bẩm sinh, có sự hình thành 1 lỗ giữa hai buồng tâm thất. Có rất nhiều cách phân loại theo giải phẫu bệnh về thông liên thất khác nhau được đặt ra, nhưng nhìn chung có 4 loại thông liên thất chính là:

  • Thông liên thất phần quanh màng
  • Thông liên thất phần cơ hay thông liên thất ở gần mỏm tim
  • Thông liên thất phần buồng nhận hay thông liên thất kiểu ống nhĩ thất chung
  • Thông liên thất phần phễu hay thông liên thất dưới van động mạch chủ hoặc dưới van động mạch phổi

Thông liên thất
Thông liên thất là một bệnh lý tim bẩm sinh

2. Triệu chứng của thông liên thất

Đối với các trường hợp thông liên thất lỗ nhỏ thì hầu như không có triệu chứng cơ năng.

Đối với các trường hợp thông liên thất lỗ to, các triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ gồm:

  • Mệt khi chơi hoặc ăn.
  • Không tăng cân.
  • Màu da xanh, nhất là xung quanh môi và móng tay.
  • Thở nhanh hoặc khó thở.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
  • Chân, mắt cá chân và bàn chân bị sưng phù.

Ở người lớn tuổi, hay gặp nhất là tình trạng khó thở và mất khả năng gắng sức. Các triệu chứng thường có liên quan đến mức độ của luồng thông trái – phải và áp lực, sức cản của động mạch phổi.

3. Thông liên thất có nguy hiểm không?

Một lỗ thông liên thất nhỏ có khả năng tự đóng lại khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, lỗ thông trung bình hoặc lớn sẽ gây ra nhiều biến chứng cho trẻ – từ nhẹ đến nguy hiểm tính mạng. Những biến chứng này thường là:

  • Suy tim: Nếu lỗ thông liên thất có kích cỡ trung bình hoặc lớn, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ máu cho cơ thể. Do đó, suy tim có thể phát triển nếu trẻ bị thông liên thất không được điều trị đúng cách.
  • Tăng áp động mạch phổi: Tăng lưu lượng máu đến phổi do thông liên thất gây ra huyết áp cao trong động mạch phổi (tăng áp động mạch phổi), có thể làm hỏng chúng vĩnh viễn. Nguy hiểm hơn, biến chứng này còn có nguy cơ gây ra sự đảo ngược dòng máu qua lỗ (hội chứng Eisenmenger).
  • Viêm nội tâm mạc: Biến chứng này ít phổ biến nhưng vẫn có khả năng xảy ra.
  • Các vấn đề về tim khác, bao gồm nhịp tim bất thường và các vấn đề về van tim.

4. Phòng tránh thông liên thất

Không có cách phòng ngừa hoàn toàn thông liên thất, nhưng duy trì một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn góp phần rất lớn đến việc giảm thiểu nguy cơ mắc dị tật tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Vì thế, nếu bạn có kế hoạch mang thai, hãy tuân thủ lối sống lành mạnh dưới đây để tạo tiền đề cho em bé chào đời khỏe mạnh:

  • Tiêm phòng đủ mũi trước khi mang thai (cúm, sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, viêm gan B, bạch hầu – ho gà – uốn ván);
  • Không hút thuốc lá, học cách kiểm soát căng thẳng, lo lắng, trầm cảm;
  • Có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng; bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi, sắt và axit folic; hạn chế uống rượu, bia, caffeine;
  • Tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai như yoga, đi bộ chậm, bơi lội…
  • Khám thai đúng lịch, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm tầm soát dị tật và các bệnh di truyền có thể gặp ở thai nhi;
  • Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang bị một bệnh lý tim bẩm sinh, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh này.
Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng