1. Thai to là gì?
Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh nước ta hiện nay là khoảng 3.000 – 3.200g. Đối với các nước phương Tây, trẻ sơ sinh từ 4.000g trở lên mới gọi là thai to hay thai thừa cân. Ở nước ta, các thầy thuốc sản khoa cho rằng cơ thể phụ nữ Việt Nam nhỏ bé nên con trên 3.500g đã được đánh giá là to.
Trên thế giới đã có nhiều thông tin về các trẻ sơ sinh cực lớn như ở Italia năm 1955 đã có một sơ sinh nặng tới 10.2kg, tại Brazil năm 2005 đã có một trẻ sơ sinh nặng 7.73kg.
Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là 1 trong những cơ sở y tế uy tín, chất lượng nhất tại Thanh Hóa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm thường xuyên được đi học nâng cao cập nhật kiến thức mới ở bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,…
Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất của Mỹ giúp bác sĩ khảo sát phát hiện sớm những bất thường và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất
2. Nguyên nhân dẫn đến thai quá lớn
Có thể còn phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
- Sức khỏe và thể lực bà mẹ: hai bà mẹ có chế độ dinh dưỡng như nhau nhưng bà mẹ nào cao lớn, mạnh khỏe hơn thì con cũng thường to khỏe hơn.
- Con đẻ lần sau (con rạ) thường có cân nặng lớn hơn lần trước.
- Bệnh tật của bà mẹ: nếu bà mẹ béo phì, đặc biệt nếu bị bệnh tiểu đường thì cân nặng của con chắc chắn sẽ vượt quá mức bình thường. Vì thế, khi có trẻ sơ sinh nặng cân, bao giờ bác sĩ cũng phải kiểm tra lại bà mẹ xem có bỏ sót bệnh tiểu đường hay không.
Trẻ sơ sinh của bà mẹ tiểu đường tuy nặng cân nhưng lại rất yếu, rất dễ bị hạ đường huyết ngay sau sinh và có tỷ lệ tử vong cao, người ta gọi các bé này bằng cái tên người khổng lồ, chân đất sét.
3. Thai to có nên sinh thường hay không?
Trên thực tế vẫn có thai phụ mang thai 2 kg không thể sinh thường được, nhưng vẫn có trường hợp thai 4kg vẫn sinh thường được. Điều này phụ thuộc vào việc tiên lượng cuộc chuyển dạ của bác sĩ sản khoa. Bác sĩ phải khám thai, theo dõi, hỏi tiền sử, khám khung chậu của người mẹ, tiên lượng về cân nặng của thai nhi qua siêu âm, ước lượng lâm sàng… thai trên 3.5kg được xem là thai to.
Các bác sĩ sản khoa nói chung đều muốn thai phụ sinh thường vì điều này tốt cho mẹ và em bé. Nhưng với những thai to trên 3kg, bác sĩ thường không bắt buộc bệnh nhân sinh thường. Nếu tiên lượng thai nhi nặng 4kg thì thường sẽ chỉ định mổ, không khuyến khích đẻ thường những trường hợp này vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
4. Có nên hạn chế ăn uống để thai nhẹ cân?
Nếu một bà mẹ không có bệnh lý gì đặc biệt và sinh lần 2 thì có nên hạn chế ăn uống để hy vọng thai nhi nhẹ cân, dễ sinh nở hay không? Câu trả lời là không.
Việc ăn uống của thai phụ là để nuôi cả 2 người, vì thế bà mẹ đương nhiên phải ăn với số lượng nhiều hơn, nhất là vào những tháng cuối, khi thai nhi lớn nhanh trong bụng mẹ. Thai phụ thường được khuyên ăn nhiều hơn 1⁄4 (tức tăng thêm 25%) số lượng lương thực và thực phẩm so với lúc bình thường. Thức ăn cần đa dạng có cả cơm, thịt, dầu ăn, trứng, sữa, cá, tôm, rau quả, không nên kiêng khem bất cứ loại thực phẩm nào nếu thích ăn.
Nếu bà bầu hạn chế ăn uống thì cái hại trước hết là sức khỏe của thai phụ không bảo đảm, khi sinh đẻ sẽ khó khăn, sau đẻ sẽ không đủ sữa nuôi con. Về phía con, thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong tử cung, không nên cho rằng thai nhỏ bà mẹ sẽ dễ sinh, vì thai yếu nên dễ bị suy trong lúc chuyển dạ, mẹ cũng không đủ sức để “vượt cạn”, dẫn đến hậu quả là bác sĩ phải can thiệp để tránh tai biến cho cả mẹ và con, kể cả việc phải mổ để cứu thai nhi.
5. Thai to quá có sao không?
Nguy cơ cho thai phụ mang thai quá lớn:
- Tăng nguy cơ đột tử thai, sang chấn sản khoa lúc sinh, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu phẫu, hậu sản.
- Nguy cơ về sau là đái tháo đường type 2, tăng huyết áp mạn tính.
Nguy cơ đối với các bé có cân nặng trên 4000 gram khi sinh. Không được chủ quan với bé khi thấy tình trạng sức khỏe sau sinh tốt. Cần theo dõi sát quá trình phát triển của trẻ về:
- Bệnh lý phổi sau sinh, nguy cơ suy hô hấp.
- Nguy cơ béo phì.
- Rối loạn chuyển hóa sau sinh.
6. Thai to quá phải làm sao?
Khi sản phụ tăng cân nhiều và thai nhi to, cần lưu ý:
- Trước sinh cần khám thai định kỳ, theo dõi sát sức khỏe mẹ và bé. Theo dõi đường huyết, huyết áp, đo tim thai, các dấu hiệu như phù, tăng huyết áp, xét nghiệm nước tiểu. Cần tới bệnh viện ngay khi nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng cân hơn 1kg/1 tuần.
- Chế độ dinh dưỡng: ăn nhiều rau, hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột, tập các vận động nhẹ nhàng.
- Cần khám chuyên khoa Tim mạch 3 tuần sau sinh và chuyên khoa Nội tiết 4 – 6 tuần sau sinh.
3 tháng giữa thai kỳ là thời kỳ phát triển mạnh của thai nhi. Thai phụ cần:
- Tầm soát dị tật thai nhi toàn diện.
- Tầm soát tiểu đường thai kỳ, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Kiểm soát cân nặng của mẹ hợp lý để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
- Hiểu rõ dấu hiệu dọa sinh sớm (đặc biệt ở những người mang đa thai hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non) để được điều trị giữ thai kịp thời.