Sự thay đổi của Mẹ bầu tuần 38

 Bà bầu mang thai khám thai tại Thanh Hoá từ tuần 38 trở đi có thể bắt gặp dấu hiệu chuyển dạ bất cứ lúc nào. Do đó bà bầu tuần 38 và người thân nên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để nếu có tình huống khẩn cấp, có thể đưa thai phụ nhập viện kịp thời.

1. Mang thai tuần 38 có gì đặc biệt?

Bà bầu mang thai tuần 38 thường không tăng thêm kích thước vòng bụng, nhưng có thể cảm thấy khó chịu hơn nhiều so với các tuần trước đó. Từ tuần 38 trở đi là giai đoạn khá nhạy cảm vì 95% thai phụ sẽ sinh con trong giai đoạn này.

Hầu hết các phần tóc, lông tơ, lớp sáp và lớp phủ trắng trên da của thai nhi tuần 38 sẽ biến mất. Em bé đang nhận được kháng thể từ mẹ để tự bảo vệ cơ thể, chống lại bệnh tật. Sự phát triển của thai nhi giai đoạn này khá chậm, tuy nhiên các tế bào mỡ dưới da vẫn tiếp tục được hình thành. Em bé gần như đã sẵn sàng chào đời.

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đi khám thai đều đặn hơn, khoảng 2 – 3 ngày/ lần để kiểm tra cân nặng, nhau thai, nước ối, tim thai,.. để có thể đưa ra các chỉ định phù hợp, an toàn đảm bảo sức khỏe cho cả Mẹ và bé.

Sự phát triển của thai nhi tuần 38
Bà bầu mang thai tuần 38 thường không tăng thêm kích thước vòng bụng, nhưng có thể cảm thấy khó chịu hơn nhiều so với các tuần trước đó

2. Những việc cần chuẩn bị khi thai 38 tuần

Khi mang thai ở tuần thứ 38, ngoài việc chuẩn bị tâm lý cho những ngày cuối của thai kỳ, các mẹ cần trang bị một số vật dụng để sẵn sàng chào đón em bé khi xuất hiện cơn chuyển dạ. Mặc dù một thai kỳ thường kéo dài đến 40 tuần nhưng không phải thai phụ nào cũng sinh con ở tuần thứ 40. Thực tế, tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé hoặc những trường hợp thai đôi, thai ba, bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm sinh phù hợp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Vậy khi mang thai 38 tuần, mẹ cần chuẩn bị những gì? Sau đây là một số gợi ý cụ thể:

  • Chuẩn bị những giấy tờ tùy thân cần sử dụng khi nhập viện sinh em bé. Điển hình như giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân, thẻ Bảo hiểm Y tế, sổ hộ khẩu,…

  • Chuẩn bị lệ phí khi đi sinh.

  • Lựa chọn tên cho em bé.

Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé

  • Chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho mẹ và em bé khi mới sinh, bao gồm cả quần áo, tả, giấy, khăn, mũ, dép, tất, đồ dùng cá nhân của mẹ,….

  • Trao đổi và nhờ bác sĩ tư vấn về cách sinh em bé (sinh mổ hoặc sinh thường).

  • Liên hệ với người thân chăm sóc khi nhập viện sinh em bé.

  • Tìm hiểu về cách sinh em bé ít đau hoặc phương pháp giúp giảm đau sau khi sinh cho mẹ (bao gồm cả sinh thường và sinh mổ).

3. Những triệu chứng thường gặp ở bà bầu mang thai tuần 38

  • Đi tiểu thường xuyên

Trong tuần thai thứ 38, phần đầu của thai nhi đã lọt vào khung xương chậu của mẹ, chèn ép bàng quang và gây ra cảm giác mắc tiểu thường xuyên. Do đó, bà bầu không nên sử dụng các chất kích thích hay lợi tiểu (như cafein) trong những tuần thai cuối của thai kỳ, đồng thời cũng không được giảm uống nước, vì sẽ ảnh hưởng đến lượng nước ối trong tử cung.

  • Bà bầu 38 tuần đau bụng dưới

Sự chèn ép của thai nhi ở vùng bụng dưới có thể gây ra không ít khó chịu. Bên cạnh đó, cơn gò sinh lý xuất hiện ngày càng nhiều và nặng nề hơn khiến cho bà bầu 38 tuần đau bụng dưới.

  • Bong nút nhầy cổ tử cung

Bà bầu tuần 38 có thể gặp phải hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung, là sự xuất hiện của dịch tiết âm đạo có màu hồng hoặc nâu, trong đó có chứa các lớp niêm mạc tử cung. Hiện tượng này là báo hiệu cho thấy cơn gò chuyển dạ sắp xảy ra, song không thể biết chính xác vào lúc nào (thường từ vài giờ đến vài ngày, thậm chí vài tuần).

  • Xuất huyết âm đạo

Dịch tiết âm đạo của phụ nữ mang thai tuần 38 có thể bị nhuốm màu hồng hoặc nâu. Nguyên nhân là do các mạch máu trong cổ tử cung bị vỡ trong quá trình giãn nở để chuẩn bị cho thai nhi chui lọt qua trong khi mẹ vượt cạn, dẫn đến chảy máu và lẫn vào dịch tiết âm đạo. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy em bé sắp chào đời.

  • Tiêu chảy

Nhu động ruột trở nên lỏng lẻo và mềm mại hơn cho thấy cơ thể người mẹ đang biến đổi để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Do đó, nếu thai phụ bị tiêu chảy trong tuần thai này, thì rất có thể chuyển dạ sắp xảy ra.

  • Ngứa bụng

Bụng to và da căng cứng dễ gây ra tình trạng da khô ngứa do mất đi độ ẩm.

  • Phù chân

Sự phát triển của thai nhi khiến cho bà bầu tăng dự trữ chất lỏng và gây ra phù ở chân, đặc biệt là mắt cá chân. Để khắc phục, thai phụ có thể cân nhắc sử dụng thiết bị y khoa, như vớ chuyên dụng để giảm tình trạng giãn tĩnh mạch.

  • Mất ngủ

Bà bầu tuần 38 thường rất khó ngủ do nhiều nguyên nhân, chủ yếu đến từ tâm lý hoang mang, căng thẳng.

  • Rò rỉ sữa non

Bầu ngực của thai phụ bắt đầu phát triển to hơn và đôi lúc có hiện tượng rỉ ra sữa non.

4. Lời khuyên cho bà bầu tuần 38

Bà bầu đi bộ
Đi bộ được xem là một trong những động tác tốt nhất trong thai kỳ

4.1. Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng

Bà bầu tuần 38 có thể xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ bất cứ lúc nào. Do đó, trong tuần thai này, sản phụ cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết trong và sau khi vượt cạn.

4.2. Đi bộ

Phụ nữ mang thai không nên nằm một chỗ trong thời gian quá lâu, thay vào đó có thể đi bộ nhẹ nhàng để vận động cơ thể. Mặt khác, đi bộ được xem là một trong những động tác tốt nhất trong thai kỳ. Đặc biệt đối với thai phụ tuần 38, việc đi bộ tạo điều kiện cho phần hông lắc lư liên tục, giúp đầu em bé chui vào vùng xương chậu của mẹ dễ dàng hơn và quá trình vượt cạn cũng thuận lợi hơn phần nào.

4.3. Giảm căng thẳng

Bà bầu mang thai đến tuần 38 hẳn phải có rất nhiều suy nghĩ, lo lắng, hồi hộp khi ngày dự sinh đã gần kề. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để khắc phục tình trạng căng thẳng, bà bầu có thể tập các bài thể dục thư giãn (như yoga, thiền định, bài tập thở). Một số phụ nữ mang thai cảm thấy thoải mái khi nghe bài nhạc yêu thích, xem phim, hoặc đọc sách.

4.4. Mặc quần áo rộng, thoáng mát

Bà bầu tuần 38 thường cảm thấy nóng bức và đổ nhiều mồ hôi. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố thai kỳ, làm tăng lưu lượng máu, tăng trao đổi chất và đào thải mồ hôi. Để giữ mát, thai phụ nên mặc quần áo rộng, nhẹ, uống nhiều nước, làm thoáng không gian.

5. Địa điểm khám thai uy tín tại Thanh Hóa

Bên cạnh những thắc mắc về sự phát triển của thai nhi và tình trạng sức khỏe của mẹ khi thai 38 tuần tuổi thì nhiều bạn đọc còn muốn tìm hiểu về địa điểm y tế uy tín để theo dõi và thăm khám thai.

Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là 1 trong những cơ sở y tế uy tín, chất lượng nhất tại Thanh Hóa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm thường xuyên được đi học nâng cao cập nhật kiến thức mới ở bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,…

Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất của Mỹ giúp bác sĩ khảo sát phát hiện sớm những bất thường và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.

Hotline/Zalo: 0919.329.400– Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.

Thời gian làm việc:

Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)

Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673

Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.

Các Dịch vụ Khám Chữa Bệnh đang được thăm khám Tại Phòng Khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ ở Thanh Hoá như sau:

Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ Thanh Hoá xin chân thành cám ơn Quý khách hàng đã bớt chút thời gian đọc thông tin!

Mọi thông tin cần được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline/Zalo: 0919.329.400 hoặc Fanpage để được nhân viên tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.