Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là 1 trong những cơ sở y tế uy tín, chất lượng nhất tại Thanh Hóa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm thường xuyên được đi học nâng cao cập nhật kiến thức mới ở bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,…
Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất của Mỹ giúp bác sĩ khảo sát phát hiện sớm những bất thường và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất
1. Kênh nhĩ thất toàn phần là gì?
Bệnh kênh nhĩ thất toàn phần là một loại kênh nhĩ thất bệnh do khiếm khuyết gối nội mạc trong quá trình bào thai. Gối nội mạc chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra vách liên nhĩ, vách liên thất và các van nhĩ thất của tim.
Các biến đổi giải phẫu của kênh nhĩ thất toàn phần bao gồm: Thông liên nhĩ lỗ nguyên phát, thông liên thất buồng nhận, một van nhĩ thất độc nhất kết nối cả tâm thất phải và tâm thất trái. Bình thường tim có 2 van nhĩ thất gồm van 2 lá và van 3 lá, trong kênh nhĩ thất toàn phần 2 van nhĩ thất gộp thành một van nhĩ thất chung và van chung này thường có 5 lá..
Hầu hết các trường hợp kênh nhĩ thất toàn phần phối hợp với hội chứng Down, khoảng 75%.
Khi có tình trạng kênh nhĩ thất, máu di chuyển tự do trong 4 buồng tim, trộn lẫn máu giàu oxy và nghèo oxy, dẫn đến không cung cấp đủ oxy cho cơ thể.
Phẫu thuật điều trị kênh nhĩ thất toàn phần thường được tiến hành sớm. Thời điểm phẫu thuật: Thường phẫu thuật sửa chữa trước 6 tháng tuổi, có thể sớm hơn nếu có suy tim nặng và bệnh tăng nhanh khó kiểm soát dưới điều trị nội khoa.
2. Nguyên nhân gây kênh nhĩ thất toàn phần
Bệnh kênh nhĩ thất nói chung, kênh nhĩ thất toàn phần nói riêng đa phần đều không có những nguyên nhân rõ ràng, tuy nhiên có thể do một số nguyên nhân gây bệnh như:
- Do tình trạng bất thường nhiễm sắc thể (nhiễm sắc thể 21, 18 và 13). Nhất là tình trạng bất thường nhiễm sắc thể 21 liên quan đến hội chứng Down.
- Trong 3 tháng đầu mang thai có tình trạng nhiễm trùng bào thai như bệnh Rubella hay một số loại virus khác.
- Mẹ bị tiểu đường, vì tiểu đường thường khó kiểm soát trong thai kỳ.
- Mẹ nghiện rượu uống nhiều rượu trong khi mang thai, tiếp xúc với chất gây dị dạng, thuốc điều trị trứng cá như isotretinoin, tiếp xúc với các chất phóng xạ.
- Tiền sử gia đình có bố hay mẹ đã có khiếm khuyết tim bẩm sinh. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị tim bẩm sinh thì nguy cơ con cũng mắc bệnh tim bẩm sinh cao hơn.
3. Dấu hiệu cảnh báo
Các triệu chứng trong kênh nhĩ thất toàn phần thường xảy ra sớm trước 1 tuổi, đa số là trước 6 tháng tuổi, với những biểu hiện như:
- Trẻ khó thở thường xuyên, da và môi xanh tím.
- Trẻ chậm tăng cân suy dinh dưỡng, bú yếu, ăn uống kém.
- Viêm phổi, nhiễm trùng phổi tái phát.
- Ngoài ra khi có biến chứng suy tim trẻ có biểu hiện một số triệu chứng của suy tim như: Mệt mỏi, khó thở nhiều, sưng phù ở chân, mắt cá chân và bàn chân, trọng lượng cơ thể đột ngột tăng do giữ nước, giảm sự tỉnh táo, nhịp tim nhanh hoặc bất thường, loạn nhịp.