1. Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?
Hệ tiết niệu ở người bao gồm các cơ quan là niệu đạo, bàng quang, niệu quản, 2 thận và tuyến tiền liệt (nam giới). Viêm đường tiết niệu còn được gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu là tính trạng vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu và gây viêm. Lúc này cơ thể sẽ tạo ra các phản ứng để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn đó.
Điều trị viêm đường tiết niệu được chia thành 2 loại là viêm đường tiết niệu trên gồm viêm đài bể thận cấp/mạn tính, áp xe đài bể thận và viêm đường tiết niệu dưới gồm viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo.
Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu đều là nhiễm khuẩn tiết niệu dưới. Bệnh lý này ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, thường gặp nhất ở nữ giới từ 20 – 50 tuổi.
2. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu
Muốn điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả trước tiên cần xác định được nguyên nhân gây bệnh là gì.
Khoảng 95% nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu là do vi khuẩn bội nhiễm ngược dòng niệu đạo đi vào bàng quang. 5% còn lại là do vi khuẩn từ đường máu. Trong đó, vi khuẩn E.coli (Escherichia coli) chiếm 80% tác nhân gây bệnh.
Vi khuẩn E.coli thường cư trú ở đường ruột, một số xuất hiện trên da gần hậu môn và có khả năng thâm nhập vào đường tiết niệu. Trong khi đó, vị trí hậu môn và đường tiểu của nữ giới gần nhau hơn nên nguy cơ mắc bệnh ở nữ giới cũng cao hơn.
Một số yếu tố nguy cơ khiến người bệnh mắc viêm đường tiết niệu gồm:
Nhiễm khuẩn tiết niệu ở nữ giới:
- Quan hệ tình dục không lành mạnh, trước và sau khi quan hệ không vệ sinh vùng kín.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách, thường xuyên nhịn tiểu, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng trong chu kỳ kinh, không thay băng vệ sinh thường xuyên (sau mỗi 3-4 tiếng).
- Một số yếu tố khác như: mang thai, hẹp niệu quản, sỏi đường tiết niệu…
Nhiễm khuẩn tiết niệu ở nam giới:
- Chấn thương dương vật gây kích thích niệu đạo dẫn đến viêm niệu đạo.
- Bị viêm quy đầu, da quy đầu do thói quen vệ sinh chưa đúng cách.
- Các yếu tố khác như: phì đại tiền liệt tuyến, sỏi, hẹp niệu đạo, bàng quang thần kinh…
3. Triệu chứng của viêm đường tiết niệu
Việc điều trị viêm đường tiết niệu thường được chỉ định theo các triệu chứng của bệnh. Tùy vào tình trạng viêm nhiễm, các triệu chứng của viêm đường tiết niệu cũng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều gặp phải những triệu chứng phổ biến dưới đây:
- Thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu mỗi lần ít, tiểu nhiều vào ban đêm
- Tiểu buốt, tiểu gấp
- Đau tức bụng dưới, vùng trên xương mu, nhất là lúc đi tiểu
- Màu nước tiểu đục, mùi khai nồng, có thể lẫn máu
- Đau hông và vùng thắt lưng
- Trường hợp nặng có thể bị nôn, sốt cao, ớn lạnh.
Khi gặp phải những triệu chứng trên, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
4. Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Biến chứng của viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Nhiều trường hợp chủ quan không đi khám và điều trị viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Suy giảm chức năng thận do ổ viêm làm tế bào thận bị xơ hóa.
- Gây tổn thương nghiêm trọng đường tiết niệu, thậm chí không có khả năng khôi phục chức năng đường tiết niệu.
- Gây hại đường sinh sản, nhất là ở nữ giới. Tình trạng viêm nhiễm có thể làm tắc nghẽn buồng trứng, gây khó khăn cho việc thụ thai, tăng nguy cơ bị vô sinh. Ở nam giới, viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, áp xe tiền liệt tuyến dẫn đến bít tắc ống dẫn tinh và làm tăng nguy cơ vô sinh.
- Nhiễm trùng máu: vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu với các biểu hiện: sốt cao, nhịp tim nhanh, rét run, hạ huyết áp… Biến chứng này rất nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
- Ảnh hưởng đến thai kỳ: Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng nước ối, gây sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Gây hẹp niệu đạo ở nam giới do quá trình viêm nhiễm tạo sẹo ở niệu đạo, khiến quá trình đi đại tiện gặp khó khăn, đau nhức khó chịu.
- Suy giảm đời sống tình dục do gây đau nhức âm đạo ở nữ giới và đau tức dương vật ở nam giới.
Những biến chứng của viêm đường tiết niệu là rất nghiêm trọng. Vì vậy người bệnh không được chủ quan mà hãy đi khám và điều trị viêm đường tiết niệu từ sớm.
5. Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu
Hầu hết các trường hợp đều được điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả bằng phương pháp nội khoa. Với những trường hợp nặng, người bệnh cần nhập viện để truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch.
Để đạt được hiệu quả điều trị cao trong điều trị viêm đường tiết niệu, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và làm theo chỉ định, tự ý điều trị có thể gây tác dụng ngược, khiến bệnh trầm trọng hơn.
6. PHÒNG KHÁM 400 SẢN PHỤ KHOA & KHHGĐ – Địa chỉ khám và điều trị viêm đường tiết niệu uy tín tại Thanh Hoá
Việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi là yếu tố rất quan trọng để giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả. Các bác sĩ sẽ đánh giá chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Tại Thanh Hoá, Phòng khám 400 là địa chỉ khám và điều trị viêm đường tiết niệu uy tín, được đông đảo khách hàng đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng dịch vụ. Lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh tại 400clinic, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, phục vụ tận tâm.