Sữa mẹ không chỉ nuôi dưỡng trẻ trong những năm tháng đầu đời mà còn là con đường cung cấp các kháng thể thiết yếu, giúp bảo vệ trẻ chống lại nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là bệnh lý đường hô hấp, bao gồm cả cúm. Theo đó, người mẹ đang cho con bú vẫn là đối tượng cần tiêm vắc-xin cúm nhằm phòng ngừa, tránh lây truyền virus cũng như gián tiếp tạo miễn dịch thụ động cho trẻ. Cùng 400clinic tìm hiểu về bệnh cúm mùa và địa chỉ uy tín tiêm cúm ở thanh hóa qua bài viết dưới đây nhé.
1. Bệnh cúm mùa là gì?
Cúm là một bệnh truyền nhiễm có tác nhân chủ yếu là siêu vi, gây bệnh trên đường hô hấp. Bệnh khá thường gặp trong cộng đồng khi một người lớn khỏe mạnh vẫn có thể mắc cúm vài lần trong năm. Những triệu chứng phổ biến là hắt hơi, chảy nước mũi, sốt, mệt mỏi, ăn kém và đau nhức toàn thân chỉ khu trú trong 5 đến 7 ngày dù không điều trị đặc hiệu gì. Tuy vậy, trong không ít các trường hợp, cúm có thể gây ra biến chứng nặng nề hoặc thậm chí tử vong, đặc biệt nguy hiểm đối với người lớn tuổi (trên 65 tuổi) và trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi).
Virus cúm rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua các hạt dịch tiết nhỏ bay vào không khí và trên các bề mặt mà bạn chạm vào. Vì vậy để ngăn ngừa cúm, hãy cố gắng tránh những người bị ho, hắt hơi và rửa tay thường xuyên song song với việc tiêm phòng vắc-xin.
Vắc-xin cúm là thuốc có dạng tiêm hoặc dạng xịt mũi, là biện pháp hiệu quả cao trong việc giúp ngăn ngừa sự lây lan của cúm trong cộng đồng. Vì các chủng siêu vi cúm gây bệnh thay đổi kháng nguyên mỗi năm, vắc-xin cúm cũng được điều chế thay đổi từ năm này sang năm khác để đạt mục tiêu phòng bệnh toàn diện. Do đó, mỗi cá nhân cần chủ động tiêm vắc-xin cúm định kỳ mỗi năm một lần; trong đó, đặc biệt chú ý đến các đối tượng phụ nữ mang thai, cho con bú, người cao tuổi và trẻ nhỏ.
2. Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm phòng cúm được không?
Tất cả mọi người đều được đề nghị tiêm phòng cúm hàng năm kể từ khi trên 6 tháng tuổi. Khuyến cáo này bao gồm cả phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ mang thai.
Vắc-xin cúm luôn được coi là một lựa chọn an toàn trong vấn đề tiêm chủng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Nếu em bé được 6 tháng tuổi trở lên, bác sĩ nhi khoa có thể khuyên rằng bé cũng nên được tiêm phòng cúm một cách độc lập. Ngược lại, bé dưới 6 tháng tuổi tuy chưa cần thiết tiêm chủng cúm trong giai đoạn này, nhưng nếu người mẹ có tiêm phòng cúm trong khi đang mang thai hoặc cho con bú, liều vắc-xin kích thích cơ thể mẹ tạo ra kháng thể vẫn sẽ giúp ích cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi vì sữa mẹ có đầy đủ các kháng thể bảo vệ cho trẻ cũng như các đặc tính tăng cường miễn dịch, chính những đặc tính bảo vệ này sẽ truyền qua sữa mẹ cho con để giúp bé chống lại bệnh tật, bao gồm cả bệnh cúm mùa.
Nhiều nghiên cứu quan sát đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ, kể cả trẻ mới chào đời, nếu không được nuôi bằng sữa mẹ sẽ tăng nguy cơ mắc cúm; đồng thời, khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ rất cao dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, kể cả tử vong.
3. Có nên tiêm phòng cúm khi cho con bú?
Quyết định về việc có nên chủng ngừa cúm trong thời gian cho con bú hay không là tùy thuộc vào bản thân người mẹ. Vì chích ngừa cúm là an toàn, không chỉ bảo vệ mẹ mà còn gián tiếp tạo miễn dịch thụ động cho con trẻ, lại không gây hại nên đây là việc cần thiết. Chính vì thế, phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai hay đang nuôi con bằng sữa mẹ cần chủ động tiêm phòng cúm định kỳ hằng năm. Vắc-xin sẽ phát huy tác dụng sau thời gian “cửa sổ” ít nhất là hai tuần, giúp giảm nguy cơ mắc cúm cho cả mẹ và con, nguy cơ diễn tiến biến chứng nặng. Mặt khác, cho đến nay, các thuốc chống virus trên thị trường dùng để điều trị khi đã mắc bệnh vẫn chưa được đảm bảo là hoàn toàn vô hại đến trẻ trong thời gian bú sữa mẹ.
Tuy nhiên, đây không phải là một loại vắc-xin bắt buộc và tiêm chủng cúm cũng không có ý nghĩa là sẽ bảo vệ bạn khỏi tất cả các chủng virus cúm.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận vai trò của tiêm vắc-xin cúm trong việc bảo vệ bạn, gia đình và cộng đồng xung quanh khỏi dịch cúm mùa. Lúc này, nếu bạn gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định có tiêm phòng cúm khi cho con bú hay không, nên thực hiện vào thời điểm nào… hãy chủ động trao đổi với bác sĩ.
4. Tiêm vắc-xin cúm ở đâu Thanh Hóa an toàn?
Các vắc-xin ngừa cúm thường có hiệu lực bảo vệ rất cao, lên đến 90%. Tuy nhiên, hiệu lực bảo vệ của nó chỉ kéo dài 6 – 12 tháng vì các loại vi-rút cúm thường có tính đột biến và thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục theo chu kỳ năm. Do đó, các loại vắc-xin được dùng trong năm nay có thể không còn tác dụng phòng ngừa trong năm sau nữa. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế thường khuyến cáo nên đi tiêm phòng cúm mỗi năm một lần, đặc biệt là trẻ nhỏ, nhằm đảm bảo sự tương đồng giữa chủng vi-rút cúm đang lưu hành với chủng vi-rút cúm có trong vắc-xin.
Hiện nay việc tiêm phòng trước khi mang thai đều rất phổ biến đối với các chị em phụ nữ và cũng có nhiều cơ sở y tế có thể thực hiện việc tiêm phòng.
Trong đó, Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ là một trong những cơ sở y tế có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thai sản cho các mẹ bầu. Các vắc xin phòng ngừa luôn được cập nhật đầy đủ và đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ. Mời bạn qua Phòng khám 400 để được bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp tiêm vắc xin cúm ở thanh hóa cho bạn nhé!