Cách chăm sóc thai IVF 3 tháng đầu

Thụ tinh ống nghiệm – IVF là phương pháp đặc biệt hỗ trợ thụ thai cho các cặp vợ chồng vô sinh. Thai kỳ IVF tương đối đặc biệt, do vậy quá trình chăm sóc và theo dõi cũng không phải là đơn giản, đòi hỏi sự chú ý và nhiều công sức hơn thai tự nhiên, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất. Vậy cách chăm sóc thai IVF 3 tháng đầu như thế nào và bố mẹ cần lưu ý những gì trong giai đoạn nhạy cảm này.

1. Thông tin chung về thụ tinh ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm – IVF hay còn có tên gọi tiếng anh là In Vitro Fertilization, là phương pháp tạo ra phôi thai trong phòng thí nghiệm bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp với nhau.

Đây là phương pháp hỗ trợ mang thai đặc biệt dành cho các cặp vợ chồng hiếm muộn hay vô sinh. Tinh trùng của bố sẽ được cấy chung với trứng mẹ để thụ tinh sau đó 1 vài giờ. Tiếp theo, sau khi phôi thai được hình thành, các bác sĩ sẽ đưa các phôi này vào tử cung của người mẹ.

Thụ tinh trong ống nghiệm – IVF là kỹ thuật điều trị khá phức tạp trong sản khoa. Do vậy khi đã được thụ thai thành công, việc chăm sóc cho thai nhi cũng đòi hỏi nhiều công việc hơn so với thụ thai tự nhiên, đặc biệt là thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ để có được 1 thai kỳ thành công và em bé sinh ra thật khoẻ mạnh.

2. Cách chăm sóc phụ nữ mang thai IVF 3 tháng đầu

2.1. Các mốc khám thai cần ghi nhớ

Giai đoạn sau chuyển phôi:

Trước khi thực hiện quá trình chăm sóc và theo dõi thai thụ tinh trong ống nghiệm, phụ nữ bắt buộc phải thực hiện một số loại xét nghiệm để xác định việc thai có thực sự đã làm tổ trong tử cung của mẹ hay chưa. Xét nghiệm thường được sử dụng và cho kết quả chuẩn xác nhất là kiểm tra nồng độ beta HCG máu mẹ, được thực hiện sau khoảng 2 tuần kể từ thời điểm chuyển phôi vào tử cung của mẹ. Kết quả của nồng độ beta HCG máu mẹ có ý nghĩa như sau:

  • Beta HCG < 5 IU/L: Kết quả là không có thai.
  • Beta HCG từ 5 – 25 IU/L: Kết quả là có khả năng mang thai.
  • Beta HCG từ 25-100 IU/L hoặc > 100 IU/L: Kết quả là đã có thai.

Sau khi đã được bác sĩ xác nhận thụ thai thành công, các mẹ cần chú ý đến các mốc khám thai kèm với siêu âm thai IVF đều đặn để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Khám thai IVF trong 3 tháng đầu:

Sau khi đã chắc chắn thai làm tổ trong tử cung, thì các mẹ sẽ cần tiến hành việc khám thai. Bắt đầu với giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ (nên thực hiện tốt nhất ở thời điểm từ khi phát hiện có thai đến trước 13 tuần 6 ngày tuổi). Trong giai đoạn này, các bước khám thai và siêu âm thai sẽ tiến hành như sau:

  • Thời điểm thai được khoảng 5 tuần tuổi: Mẹ sẽ được sàng lọc các bệnh lý lây truyền từ mẹ sang con như HIVviêm gan Bgiang maiRubella…xét nghiệm công thức máu, đường máu, nhóm máu, nước tiểu, điện tim ECG…Đặc biệt là phải được siêu âm thai để xác định vị trí túi thai, kiểm tra số lượng phôi thai được thụ tinh thành công.
  • Thời điểm thai được khoảng 7 – 10 tuần tuổi: Mẹ bầu sẽ được siêu âm thai để bác sĩ có thể kiểm tra sự phát triển của tim thai, xác định tuổi thai và ngày sinh dự đoán.
  • Thời điểm thai được khoảng 11 tuần cho tới 13 tuần 6 ngày: Các mẹ cần thực hiện siêu âm để đo độ mờ da gáy kèm với xét nghiệm Double test để kiểm tra dị tật bẩm sinh thai nhi. Bác sĩ sẽ xác định các nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể trên em bé, từ đó đưa ra hướng giải quyết cũng như cách theo dõi trong giai đoạn tiếp theo.

2.2. Chăm sóc thai IVF 3 tháng đầu

Thư giãn và tiếp tục với những thói quen hằng ngày:

Trong những ngày đầu sau khi bơm phôi vào tử cung, cần 1 vài ngày để xác định xem liệu phôi đã được làm tổ hay chưa, các bà mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để thư giãn và phục hồi sức khỏe.

Uống thuốc theo đơn:

Trong 3 tháng đầu tiên của quá trình thụ tinh ống nghiệm, các bà mẹ có thể yêu cầu thêm các loại thuốc và hỗ trợ Progesterone. Progesterone là 1 hormone quan trọng để duy trì thai kỳ và thường được sử dụng trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản như IVF. Để thai có cơ hội tiếp tục phát triển tốt nhất, nhiều phụ nữ cần tiếp tục dùng Progesterone theo đơn của bác sĩ trong những tuần sau khi chuyển phôi. Nó hỗ trợ quá trình làm tổ và duy trì phôi thai trong tử cung.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể tư vấn cho sản phụ bắt đầu bổ sung axit folic trong giai đoạn này. Vì vậy, nếu băn khoăn hay lo lắng về việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào tại thời điểm mang thai IVF 3 tháng đầu, các mẹ bầu nên liên hệ trực tiếp để có được sự tư vấn chính xác từ phía các bác sĩ.

Giảm căng thẳng:

Nên tránh bất kỳ căng thẳng, lo lắng, stress…trong tam cá nguyệt thứ nhất. Để giữ cho tâm trí thư giãn, tập trung và cảm thấy vui vẻ với mọi điều xung quanh, hãy tham gia các buổi trị liệu (nếu có các vấn đề tâm lý trước đó), tập thiền, tập thở và yoga, hay thậm chí là làm những công việc yêu thích như xem phim, nghe nhạc, đọc sách…

Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh:

việc cân bằng dinh dưỡng cho mẹ bầu vẫn được đặt lên hàng đầu
việc cân bằng dinh dưỡng cho mẹ bầu vẫn được đặt lên hàng đầu

3 tháng đầu của hầu hết các trường hợp thụ tinh ống nghiệm, các mẹ bỉm sữa có thể bị buồn nôn dữ dội làm khó tiêu thụ bất cứ thứ gì. Do đó, điều quan trọng là phải ăn theo khẩu phần nhỏ và bổ sung các loại thực phẩm phù hợp như:

  • Thực phẩm chứa Axit folic: Nên bổ sung khoảng Axit folic 400mcg mỗi ngày, tại thời điểm ít nhất 3 tháng trước khi thụ thai. Các loại thực phẩm có chứa Axit folic như rau lá xanh, đậu đen, đậu xanh, đậu phộng, đậu lăng, hạt hạnh nhân, hướng dương, đậu phộng, gạo, trứng, măng tây và trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, quyết, đu đủ, dâu tây…
  • Thực phẩm chứa Sắt: Các loại thực phẩm như ốc, hàu, sò…hoặc gan động vật như gan lợn, gan ngỗng, gan bò…hạt bí ngô, các loại ngũ cốc, chocolate đen, bột ca cao, thịt bò, thịt cừu… là những nguồn giàu sắt.
  • Kẽm: Kẽm giúp cân bằng lượng hormone, rất quan trọng đối với quá trình sinh sản đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhu cầu kẽm là 15 mg mỗi ngày ở phụ nữ mang thai. Thực phẩm giàu kẽm như ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, quả hạch, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa, thịt, khoai tây…
  • Chất béo không bão hòa: Có vai trò dự trữ năng lượng, đồng thời giúp tăng cường năng lượng cho mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các nguồn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như cá thu, cá ngừ, cá hồi, quả óc chó, hạt chia, cây họ đậu, dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu hạt lanh…
  • Thực phẩm giàu Protein: Cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhu cầu protein hàng ngày là 1 – 2 g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Các nguồn thức ăn chứa Protein tốt cho thai kỳ như cá, sữa, pho mát, đậu phụ, các loại hạt và đậu, rau mầm, thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt gà, vịt, trứng…
  • Trái cây và rau quả: Là nguồn giàu vi chất dinh dưỡng đồng thời cung cấp các chất chống oxy hóa quan trọng giúp giải độc cơ thể và hỗ trợ cho quá trình phát triển của thai IVF trong giai đoạn 3 tháng đầu. Các loại rau củ và trái cây thường dùng như su lơ, rau bina, bông cải xanh, chuối, dâu tây, táo…

Thói quen sinh hoạt:

Nên lên 1 thời gian biểu hợp lý trong ngày và trong tuần để sắp xếp thời gian ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ. Ngoài ra, giảm lượng caffein xuống không quá 2 cốc mỗi ngày, đồng thời bỏ hút thuốc và uống rượu bia hoàn toàn. Những điều này có thể cực kỳ có hại cho em bé, gây chậm phát triển và thậm chí là sảy thai trong trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tránh sử dụng thức ăn thừa, thức ăn có quá nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, thực phẩm có chứa thủy ngân… từ ngày chuyển phôi.

Hoạt động thể lực hợp lý:

Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng họ không nên thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào sau khi thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ khuyên rằng các mẹ bầu có thể duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh bằng cách thực hiện các bài tập nhẹ trong giai đoạn này. Nhờ đó, tử cung của mẹ sẽ có điều kiện tốt hơn để giữ phôi. Hoạt động thể chất tốt nhất tại thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ là đi bộ một giờ mỗi ngày. Mặt khác, các mẹ nên tránh các bài tập nặng như đạp xe và chạy bộ vì những hoạt động này có thể chuyển lưu lượng máu từ tử cung đến các bộ phận khác của cơ thể, dẫn đến teo nội mạc tử cung và gây nguy hiểm cho phôi thai.

Tránh quan hệ tình dục:

Khuyến cáo cho tất cả những bà mẹ mang thai IVF, kể cả mang thai tự nhiên nên hạn chế tối đa hoặc không nên quan hệ tình dục trong tam cá nguyệt thứ nhất. Quan hệ tình dục có thể tạo những tác động mạnh lên tử cung, từ đó gây ra các cơn co thắt tử cung, ảnh hưởng xấu lên quá trình làm tổ của phôi thai trong tử cung.

Các trường hợp quan hệ tại thời điểm thai đã làm tổ cũng có thể làm bóc tách phôi thai ra khỏi tử cung mẹ, từ đó gây ra tình trạng dọa sảy thai, sẩy thai và nghiêm trọng nhất là thai ngừng phát triển. Ngoài ra, việc quan hệ tình dục không an toàn, không sạch sẽ trong giai đoạn nhạy cảm này còn có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh qua đường tình dục khác. Hậu quả là ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của em bé.

Nắm rõ được những nguy cơ có thể gặp phải:

Sau khi thụ tinh trong ống nghiệm, khả năng đa thai sẽ cao nếu chuyển 2 phôi vào buồng tử cung cùng 1 lúc để tăng khả năng thành công của thủ thuật. Hiện nay, để tránh rủi ro khi mang đa thai, người ta chỉ chuyển 1 phôi thai. Nhưng có những trường hợp khi phân chia phôi thai xảy ra và kết quả là đa thai. Nếu 1 phụ nữ mang đa thai, thì bác sĩ sẽ lập một kế hoạch chăm sóc và theo dõi riêng biệt, vì tải trọng lên cơ thể phụ nữ và các nguy cơ sức khỏe cho cả mẹ và bé lúc này sẽ tăng lên. Vì thế, điều quan trọng là các mẹ cần phải đi khám thai thường xuyên và đúng lịch hẹn.

Trong những ngày đầu sau khi thụ tinh ống nghiệm thành công, một số ít các bà mẹ sẽ có thể thấy xuất hiện các cơn đau bụng nhẹ và chảy máu lượng ít ở âm đạo, thường xuất hiện khoảng ở tuần thứ 6 – 8, trong hầu hết các trường hợp, đây là 1 triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như đau bụng kéo dài hoặc tăng dần cường độ, ra máu âm đạo lượng nhiều, ra nhiều máu đen hoặc vón cục, mẹ sốt, tiểu buốt, tiểu rắt, ra khí hư nhiều…Các mẹ bầu nên liên hệ hoặc đến ngay các cơ sở y tế khám chữa bệnh để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Tóm lại, thai kỳ bằng thụ tinh ống nghiệm là 1 giai đoạn tương đối khó khăn và cần được chú ý nhiều hơn so với việc mang thai tự nhiên, điều này còn đặc biệt quan trọng tại thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ. Áp dụng một chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt hợp lý cùng với trạng bị cho mình một sống kiến thức liên quan đến chăm sóc thai IVF 3 tháng đầu, sẽ giúp cho các mẹ bỉm sữa có một thai kỳ an toàn và thành công.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ khám phụ khoa ở Thanh Hoá của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng
`