Chậm kinh sau khi ngừng ngừa thai: 7 nguyên nhân thường gặp

Chậm kinh sau khi ngừng ngừa thai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn. Vì thế, chị em phụ nữ không nên chủ quan, nên đến bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Hãy cùng điểm qua bài viết để biết những yếu tố nào có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều là gì nhé.

1. Có dấu hiệu mang thai

Chu kỳ kinh nguyệt trễ thường là một dấu hiệu sớm của việc mang thai, có thể xảy ra từ một đến ba tháng sau khi thụ thai. Nếu đã quan hệ tình dục không an toàn và kinh nguyệt bị trễ, chị em nên kiểm tra bằng que thử thai hoặc gặp bác sĩ ngay để xác định rõ.

Các dấu hiệu sớm khác cho thấy đã mang thai bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Ngực sưng hoặc nhạy cảm
  • Tăng tần suất đi tiểu
  • Buồn nôn
  • Thèm ăn
  • Đau đầu
  • Thay đổi tâm trạng
Đau đầu là dấu hiệu sớm của việc mang thai.
Đau đầu là dấu hiệu sớm của việc mang thai.

2. Chậm kinh sau khi ngừng ngừa thai do căng thẳng

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi căng thẳng, cơ thể sản xuất nhiều cortisol – một hormone có thể làm gián đoạn sự giao tiếp giữa não, buồng trứng và tử cung, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Một số dấu hiệu căng thẳng khác cần chú ý bao gồm căng cơ, đau đầu và mất ngủ. Chị em cũng có thể cảm thấy khó chịu ở bụng và dễ bị thay đổi tâm trạng như buồn bã hoặc cáu gắt.

Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt mà còn có thể làm tăng cơn đau kinh nguyệt hoặc thay đổi thời gian của chu kỳ. Vì vậy, việc quản lý căng thẳng là rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể. Hãy thử các kỹ thuật như hít thở sâu và tập thể dục đều đặn. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế tâm thần về các liệu pháp như liệu pháp hành vi học (CBT) hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Tập luyện các bài thể dục mạnh

Hoạt động thể chất mạnh cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt vì nó có thể thay đổi các hormone quan trọng cho chu kỳ kinh nguyệt. Tập thể dục quá mức có thể làm cạn kiệt năng lượng dự trữ của cơ thể đến mức các chức năng sinh sản hoạt động chậm lại hoặc tạm ngưng để ưu tiên các quá trình cơ thể cần thiết hơn.

Các hormone có trách nhiệm cho quá trình rụng trứng cũng có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến chậm kinh sau khi ngừng ngừa thai. Chị em phụ nữ nên tham gia vào tập thể dục mức độ vừa phải như đi bộ nhanh, trong tổng thời gian 150 phút phân bổ đều trong tuần.

Nếu tập thể dục quá mức, cơ thể cảm thấy chóng mặt hoặc mệt mỏi nhiều hơn so với bình thường. Ngoài ra, cũng có nhiều  trường hợp khác như đau khớp hoặc đau nhức toàn cơ thể.

4. Polyp hoặc u xơ tử cung

Cả polyp tử cung và u xơ tử cung đều là các khối u phát triển bất thường bên trong tử cung. Những người bị ảnh hưởng bởi polyp hoặc u xơ tử cung có thể bị chậm kinh sau khi ngừng ngừa thai hoặc ra máu giữa các kỳ kinh nguyệt. Những khối u này có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn do sự thay đổi trong cách bong ra của lớp niêm mạc tử cung.

Ngoài các triệu chứng trên, polyp và u xơ tử cung có thể biểu hiện thêm các triệu chứng như đau vùng bụng, táo bón và vấn đề về tiểu tiện. Trong một số trường hợp, không cần thiết phải điều trị polyp tử cung và u xơ tử cung nhưng nếu có vấn đề nghiêm trọng xảy ra, bệnh nhân cần phải kịp thời loại bỏ các khối u này.

5. Thay đổi cân nặng

Tăng hoặc giảm cân đột ngột đều có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và làm chậm kinh sau khi ngừng ngừa thai. Việc giảm cân nhanh chóng có thể làm ngừng sản xuất hormone kiểm soát quá trình rụng trứng, dẫn đến ngừng kinh nguyệt.

Ngược lại, thừa cân có thể dẫn đến dư thừa hormone estrogen, gây cản trở cho các chức năng sinh sản và thay đổi tần suất chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu nghi ngờ về cân nặng hoặc gặp phải các triệu chứng khác như mệt mỏi ay khẩu vị thay đổi, chị em nên đến bác sĩ để được tư vấn, đánh giá về các vấn đề sức khỏe và đưa ra các biện pháp khắc phục.

Thay đổi cân nặng đột ngột gây rối loạn kinh nguyệt.
Thay đổi cân nặng đột ngột gây rối loạn kinh nguyệt.

6. Mất cân bằng tuyến giáp

Các biện pháp tránh thai có khả năng ngăn chặn các triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn. Tuy nhiên, khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai, những triệu chứng này có thể tái phát. Sự mất cân bằng tuyến giáp là một ví dụ cho tình trạng này.

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp đang bị thiếu hụt lượng hormone. Bệnh lý này có thể gây ra nhiều vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt như không có kinh nguyệt, ra nhiều máu kinh hoặc chu kỳ không đều. Ngoài ra, các triệu chứng như mệt mỏi và tăng cân cũng có thể xuất hiện.

Ngược lại, cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, có thể dẫn đến các rối loạn kinh nguyệt tương tự như chu kỳ kinh nguyệt ngắn. Ngoài ra, bệnh cường giáp còn gây ra các triệu chứng gồm sụt cân, rối loạn giấc ngủ và lo âu.

Mất cân bằng tuyến giáp có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc. Do đó, bệnh nhân nên đến bác sĩ để được kiểm tra nếu có bất kỳ triệu chứng kể trên.

7. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Sau khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai, một bệnh lý tiềm ẩn khác có thể xuất hiện là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Trong đó, chậm kinh sau khi ngừng ngừa thai là một đặc điểm phổ biến của hội chứng buồng trứng đa nang.

Điều này xảy ra vì buồng trứng đa nang có thể gặp khó khăn trong việc giải phóng trứng, dẫn đến tình trạng trứng không rụng. Những người mắc buồng trứng đa nang thường có mức độ hormone nam cao gây mụn, lông phát triển quá mức trên mặt và cơ thể.

Nếu có dấu hiệu trên thì bệnh nhân cần đến bác sĩ để được tìm ra đúng nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Chậm kinh sau khi ngừng sử dụng các biện pháp ngừa thai xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng kinh nguyệt không đều kéo dài, chị em phụ nữ nên đến bác sĩ kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng