Xét nghiệm HIV ở Thanh Hoá hiện nay cuộc sống ngày càng phức tạp, khả năng phơi nhiễm HIV được nhiều người quan tâm. Vậy phơi nhiễm HIV là gì? Những ai cần làm phơi nhiễm HIV? Phòng khám xét nghiệm HIV nhanh chóng, chính xác ở Thanh Hoá?
1. Phơi nhiễm HIV là gì?
Theo định nghĩa của Bộ Y tế thì phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu, mô hay các dịch cơ thể của người khác dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Trong thực tế, không phải trường hợp nào người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV. Điều này còn tùy thuộc vào từng hành vi cụ thể và mức độ nguy cơ của những hành vi đó.
2. Những ai cần làm phơi nhiễm HIV
Theo bộ y tế, thì phơi nhiễm được chia làm 2 loại:
A. Phơi nhiễm trong mội trường nghề nghiệp tức là phơi nhiễm HIV trong quá trình tác nghiệp, cụ thể là:
– Cán bộ y tế bị kim tiêm hay kim khâu có dính máu của người nhiễm HIV đâm vào. Nếu là kim nòng rỗng cỡ to, chứa nhiều máu, đâm sâu thì nguy cơ cao hơn là kim nòng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông. Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc, đâm vào gây chảy máu. Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào. Máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng). Nếu viêm loét hoặc xây sát rộng thì nguy cơ cao hơn.
– Công an trấn áp tội phạm bị nhiễm HIV.
B. Phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp
Phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp là phơi nhiễm HIV không do nghề nghiệp như:
– Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su; bao cao su bị vỡ, rách hoặc bị cưỡng dâm.
– Sử dụng chung bơm kim tiêm đối với người nghiện chích ma túy.
– Ngoài ra, một số trường hợp như: Xỏ lỗ hoặc xăm hình, dùng chung dao cạo dâu, đồ làm móng chân tay cũng có nguy cơ lấy nhiễm HIV.
3. Thời gian phơi nhiễm HIV?
Thời gian phơi nhiễm HIV được tính bằng thời gian từ khi bắt đầu nhiễm HIV cho đến khi xuất hiện kháng thể HIV dương tính được gọi là HIV giao đoạn cửa sổ. Cũng như các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (Sexual Transmitted Diseases) khác, hầu hết các kháng thể sẽ không xuất hiện dương tính trên kết quả xét nghiệm ngay sau khi nhiễm. Có thể mất hàng tuần, hoặc đôi khi vài tháng để có các biểu hiện và dấu hiệu chẩn đoán nhiễm trùng xuất hiện. Thời gian cửa sổ này sẽ khác nhau tùy theo mỗi loại bệnh STD. Trong thời gian này, bạn có thể có biểu hiện phơi nhiềm HIV.
4. Hướng dẫn các bước cần làm khi một người bị phơi nhiễm HIV
Bước 1: Cần xử lý ngay vết thương tại chỗ:
Rửa vết thương bà xà phòng dưới vòi nước, để vết thượng tự chảy máu dưới dưới vòi nước 1 lúc, sau đó rửa kỹ lại bằng xà phòng 1 lần nữa. Không được nặn bóp vết thương.
Sát trùng vết thương bằng Javel, còn 70 đọ trong 5 phút.
– Phơi nhiễm qua đường mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0.9% liên tục trong 5 phút.
– Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi: Rửa mũi bằng nước cất hoặc nước cấy dung dịch NaCl 0.9%, xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0.9% nhiều lần.
Bước 2: Báo cáo với người phụ trách, chứng kiến làm biên bản (chú ý ghi đầy đủ ngày, giờ).
Bước 3: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thường và diện tích tiếp xúc.
Nguy cơ cao:
Tổn thương qua da sâu, chảy máu nhiều
Máu và các dịch của người có H bắn vào các vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước.
Nguy cơ thấp:
Tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít
Máu và chất dịch cơ thể bắn vào niêm mạc không bị tổn thương , viêm loét.
Không có nguy cơ: Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, không bị tổn thương.
Bước 4: Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm. (Những trường hợp được gọi là phơi nhiễm HIV)
Bước 5: Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm. Nếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính ngay sau khi phơi nhiễm chứng tỏ người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV từ trước, không phải do phơi nhiễm.
Dừng sử dụng thuốc ARV cho dự phòng sau phơi nhiễm. Tư vấn, chuyển người bị phơi nhiễm đến cơ sở điều trị HIV để được điều trị.
Bước 6: Tư vấn cho người bị phơi nhiễm.
Bước 7: Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV, càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị ARV sớm 2-6 tiếng đồng hồ sau khi bị phơi nhiễm và không nên điều trị muộn sau 72 tiếng. Thời gian điều trị ARV kéo dài trong bốn tuần và có thể sử dụng các phác đồ sau theo chỉ định của bác sĩ: ZDV + 3TC hoặc d4T + 3TC.
5. Thời gian xét nghiệm phơi nhiễm HIV là bao lâu?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật CDC của Mỹ, 97% người mắc bệnh sẽ xuất hiện kháng thể trong vòng 3 tháng. Điều đó có nghĩa là xét nghiệm kháng thể lúc ba tháng (12 tuần) sau khi tiếp xúc có thể sẽ cho kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
Nếu bạn không muốn đợi lâu, bạn có thể tiến hành xét nghiệm HIV sớm hơn với kết quả kém chính xác hơn. Hiện tại, vẫn có một số xét nghiệm phát hiện sớm có thể xác định virus ngay ba tuần sau khi phơi nhiễm. Vì vậy, nếu bạn đang lo lắng, bạn có thể tùy chọn loại xét nghiệm để được kiểm tra trong ba tuần đầu. Tuy nhiên, vì độ chính xác không cao như xét nghiệm kháng thể, nên dù kết quả xét nghiệm của bạn là âm tính, bạn vẫn nên kiểm tra lại vào ba tháng sau để xác nhận lại kết quả của mình.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể mất đến sáu tháng để xác định liệu có bị nhiễm HIV hay không. Do đó, nếu vẫn lo lắng dù kết quả sau 3 tháng âm tính, bạn có thể kiểm tra vào 6 tháng sau. Nếu kết quả âm tính, lúc này bạn hoàn toàn có thể thở phào nhẹ nhõm.
6. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán HIV trong thời gian cửa sổ khi bị phơi nhiễm HIV
– Xét nghiệm tải lượng HIV: đây là xét nghiệm cho kết quả sớm nhất, có thể phát hiện virus sau 1-6 tuần sau phơi nhiễm.
– Xét nghiệm kháng nguyên p24: có thể cho kết quả sớm 2- 8 tuần sau phơi nhiễm.
Tuy nhiên, hai xét nghiệm trên nếu cho kết quả âm tính thì cũng chưa thể chắc chắn chính xác là không nhiễm HIV.
– Xét nghiệm kháng thể HIV: đây là xét nghiệm tối ưu để chẩn đoán có nhiễm HIV hay không.
Kháng thể HIV xuất hiện sớm ở vài người sau 2 tuần nhiễm HIV, tuy nhiên, khoảng 99% người tới 12 tuần sau khi nhiễm HIV mới xuất hiện.
Xét nghiệm sau 4 tuần có thể phát hiện 95% trường hợp nhiễm HIV. Do đó, xét nghiệm này cần thực hiện sau phơi nhiễm 1 tháng (4 tuần), 3 tháng và 6 tháng. Nếu kết quả hoàn toàn âm tính sau 3 xét nghiệm, bạn có thể hoàn toàn an tâm về độ chính xác của kết quả. Còn nếu kết quả dương tính thì bạn sẽ phải thực hiện điều trị và có các biện pháp phòng chống theo chỉ định của bác sĩ. Tham khảo cách điều trị bệnh HIV tại điều trị HIV.
7. Địa chỉ xét nghiệm HIV uy tín ở Thanh Hoá
Với xét nghiệm HIV, hầu hết bệnh nhân đều giấu giếm, không muốn đến bệnh viện làm, một phần vì e ngại, không muốn công khai lý lịch cá nhân, sợ xã hội miệt thị, một phần vì bệnh viện nào cũng quá tải, mất thời gian chờ đợi đến lượt và ở bệnh viện có nhiều nguồn bệnh lây nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ sẽ giúp bạn xét nghiệm HIV ở Thanh Hoá, nhanh chóng, chính xác, đặc biệt và bảo mật thông tin. Khi đến làm xét nghiệm Test nhanh HIV, chỉ cần đặt lịch hẹn trước tại đây hoặc Hotline/Zalo:0919.329.400 để được tư vấn, đặt lịch trước không phải chờ đợi.