VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU CÓ TỰ KHỎI KHÔNG? ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở THANH HOÁ

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý tương đối phổ biến, gây nhiều bất tiện cho cuộc sống bệnh nhân. Vì thế, câu hỏi viêm đường tiết niệu có tự khỏi không được nhiều quan tâm. Thăm khám và điều trị viêm đường tiết niệu ở Thanh Hoá với chuyên gia 30 năm kinh nghiệm tại Phòng khám 400 mang lại hiệu quả tối ưu, ngăn ngừa biến chứng, giảm tối đa nguy cơ tái phát. Những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này theo góc nhìn chuyên gia.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu xảy ra do vi khuẩn thâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo, rồi lan đến bàng quang.

Cấu trúc của đường tiết niệu có chức năng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên, hàng phòng thủ này đôi khi bị thất bại. Vi khuẩn sẽ có khả năng phát triển, gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Một số nguyên nhân gây viêm nhiễm là:

  • Nhiễm trùng bàng quang: Vi khuẩn Escherichia Coli (E.Coli) là thủ phạm hàng đầu.
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh: Một số tư thế giao hợp có khả năng gây viêm bàng quang. Nữ giới thường có nguy cơ bị viêm bàng quang cao hơn do cấu trúc đường tiết niệu của phụ nữ thường ngắn, thẳng và gần hậu môn.
  • Viêm niệu đạo: Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae là nguyên nhân gây viêm nhiễm từ hậu môn đến niệu đạo. Vị trí niệu đạo của nữ giới gần với âm đạo nên những bệnh lây qua đường tình dục như lậu, herpes, chlamydia và mycoplasma… cũng có khả năng gây viêm tại niệu đạo.
Điều trị viêm đường tiết niệu ở Thanh Hoá
Điều trị viêm đường tiết niệu ở Thanh Hoá

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Khi bệnh trong giai đoạn mãn tính, triệu chứng bệnh sẽ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu không chữa trị đúng cách, tình trạng viêm nhiễm có thể tiến triển dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Trong giai đoạn cấp, bệnh lý này gây sốt cao, mệt mỏi, tiểu buốt, nước tiểu có máu và mủ. (1)

Trường hợp bị viêm nhiễm đường tiết niệu, nên được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Vì bệnh lý này không thể tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Tâm lý chủ quan của bệnh nhân sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, khiến máu bị nhiễm trùng, thậm chí là tử vong.

Ngoài ra, nếu thai phụ bị viêm đường tiết niệu, trẻ sinh ra thường bị nhẹ cân, ốm yếu hoặc mắc nhiều dị tật bẩm sinh. Với người trưởng thành, bệnh này là thủ phạm gây vô sinh, sinh non, sẩy thai. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường ở đường tiết niệu, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị dứt điểm.

Biến chứng viêm tiết niệu nếu không điều trị kịp thời

Tình trạng đường tiết niệu bị viêm nhiễm kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm và khiến việc điều trị dứt điểm bệnh trở nên khó khăn hơn. Cụ thể:

1. Nhiễm trùng tái phát

Khi không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh nhân có khả năng bị tái đi tái lại tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm được chẩn đoán là tái phát khi người bệnh:

  • Nhiễm 2 – 3 đợt viêm trở lên trong vòng 4 – 6 tháng.
  • Nhiễm hơn 4 đợt viêm trong vòng 1 năm.

2. Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận là biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Vì khi đó vi khuẩn gây viêm cư trú trong bàng quang có khả năng di chuyển qua đường tiết niệu ngược lên thận, gây sưng viêm, phù nề tế bào thận, giảm chức năng bài tiết của thận. Độc tố và chất thải khi tích tụ quá lâu trong thận sẽ gây xơ hóa và tổn thương thận. Tình trạng này nếu để lâu dài có khả năng gây suy thận và phát triển bệnh tăng huyết áp.

3. Nhiễm trùng huyết

Viêm tiết niệu nếu không được chữa trị sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển vào máu trong những đợt viêm bùng phát. Tình trạng này khi kéo dài sẽ khiến toàn thân nhiễm trùng với triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, nhịp tim tăng bất thường, hoa mắt, chóng mặt… Nếu nhiễm trùng lan đến thận, bệnh nhân có nguy cơ bị đe dọa đến tính mạng.

4 Biến chứng thai kỳ

Thai phụ bị nhiễm trùng đường tiết niệu là trường hợp vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, dọa sinh non, trẻ sơ sinh thiếu cân…

5. Giảm chất lượng tình dục

Khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu, nam giới thường cảm thấy rất đau khi cương, xuất tinh, thậm chí là tinh dịch xuất hiện máu. Trong khi, bệnh lý này lại khiến nữ giới cảm thấy đau nhói bụng dưới, đau âm ỉ âm đạo. Những triệu chứng bệnh này sẽ khiến cả hai giới cảm thấy lo sợ khi quan hệ, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng đời sống tình dục.

Viêm nhiễm đường tiết niệu còn có khả năng lây lan sang những cơ quan khác. Đối với nam giới, cơ quan có khả năng bị viêm nhiễm lây lan là tinh hoàn, ống dẫn tinh. Trong khi phụ nữ sẽ bị lây lan viêm nhiễm qua buồng trứng và tử cung.

Nên làm gì khi được chẩn đoán mắc viêm đường tiết niệu?

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Uống tối thiểu 1,5 lít nước mỗi ngày. Thói quen này sẽ giúp pha loãng nước tiểu, tăng khả năng đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
  • Bổ sung nhóm thực phẩm có nhiều lợi khuẩn: Phô mai, sữa chua…
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi:  Ưu tiên trái cây chứa lượng vitamin C dồi dào như cam, bưởi, chanh… giúp cơ thể ức chế vi khuẩn gây viêm, nhiễm trùng.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: Sau mỗi lần đi vệ sinh, bạn nên lau chùi từ trước ra sau để phòng ngừa tình trạng vi khuẩn di chuyển từ hậu môn đến niên đạo và âm đạo.
  • Không nhịn tiểu: Người bệnh nên đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu, lý tưởng là 2 tiếng/lần. Nữ giới nên đi tiểu và vệ sinh vùng kín ngay sau khi quan hệ tình dục.
  • Hạn chế mặc quần bó sát: Ưu tiên mặc các kiểu quần rộng, thoải mái và sử dụng những loại đồ lót may từ chất liệu hút ẩm tự nhiên.
  • Tránh tắm bồn: Thay thế bằng tắm vòi hoa sen.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Tránh các tư thế giao hợp qua hậu môn, sử dụng các loại bao cao su chất lượng cao, tuân thủ nguyên tắc quan hệ tình dục 1-1.

Các phương pháp điều trị

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Nếu chỉ có những triệu chứng khu trú do viêm niệu đạo, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh đường uống trong khoảng 5 – 7 ngày. Với những triệu chứng nặng hơn như sốt, ớn lạnh, nhiễm trùng huyết, ổ viêm tại đường niệu, bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện để sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch.

Trường hợp bị viêm nhiễm tiết niệu tái đi tái lại, có dị dạng đường tiết niệu hoặc đã đặt ống tiểu, người bệnh cần phải nuôi cấy vi khuẩn nhằm hỗ trợ tìm đúng kháng sinh nhạy cảm với chủng vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Nếu ổ viêm nhiễm không khống chế được bằng thuốc hoặc biến chứng tại thận như gây mủ và áp-xe, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật. Vì nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ bị tái đi tái lại tình trạng viêm nhiễm tiết niệu, dẫn đến biến chứng nặng nề.

6. PHÒNG KHÁM 400 SẢN PHỤ KHOA & KHHGĐ – Địa chỉ khám và điều trị viêm đường tiết niệu uy tín tại Thanh Hoá

Việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi là yếu tố rất quan trọng để giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả. Các bác sĩ sẽ đánh giá chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Tại Thanh Hoá, Phòng khám 400 là địa chỉ khám và điều trị viêm đường tiết niệu uy tín ở Thanh Hoá, được đông đảo khách hàng đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng dịch vụ. Lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh tại 400clinic, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, phục vụ tận tâm.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng