Vì sao cần tái khám sau đình chỉ thai?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú.BSCKII Lê Văn Thụ – Nguyên Trưởng Phòng KHTH Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa

Nạo, hút thai là những thủ thuật có xâm lấn trong sản khoa, dù phương pháp nạo phá thai hiện nay đã có nhiều những cải tiến nhưng vẫn không tránh khỏi những biến chứng có thể gặp sau khi thực hiện. Do đó, việc tái khám sau bỏ thai là vô cùng quan trọng.

1. Các phương pháp nạo, hút thai hiện nay

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người phụ nữ phải đưa ra quyết định bỏ thai như thai ngoài ý muốn, thai dị tật, sức khoẻ sinh sản không tốt, thai ngoài tử cung,…

Các biện pháp nạo, hút thai hiện nay bao gồm:

  • Phá thai nội khoa: là biện pháp giúp chấm dứt thai kỳ bằng việc sử dụng thuốc. Đây là phương pháp ít xâm lấn, tuy nhiên, nếu phương pháp này thất bại cần phải phá thai ngoại khoa. Việc sử dụng thuốc phá thai cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa, nếu tự ý dùng thuốc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Phá thai ngoại khoa: đây là phương pháp sử dụng các thủ thuật đưa dụng cụ qua cổ tử cung để chấm dứt thai kỳ, bao gồm hút chân không.
Các Phương Pháp Đình Chỉ Thai Nghén Phổ Biến Áp Dụng Hiện Nay
Đình chỉ thai bằng phương pháp nội khoa

2. Những biến chứng có thể gặp sau khi phá thai

Sau một ca đình chỉ thai an toàn, hầu hết bệnh nhân đều không bị ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ có biến chứng nặng nề.

Các tai biến đặc trưng của phá thai ngoại khoa gồm: ứ máu trong buồng tử cung; nhiễm khuẩn do khi thực hiện thủ thuật, mặc dù các dụng cụ đã được tiệt trùng và thực hiện cẩn thận thì quá trình chảy máu vẫn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập; rách cổ tử cung, thủng tử cung do chọc hoặc rách; còn thai; sót rau thai; băng huyết do thực hiện các thao tác nạo, hút thai không đúng kỹ thuật có thể làm cho cổ tử cung bị rách thủng, vỡ tử cung. Phản ứng thuốc mê cũng là một trong những biến chứng thường gặp do trong các ca nạo, hút thai to, người bệnh được vô cảm bởi thuốc tê, thuốc mê nên có nguy cơ bị phản ứng thuốc, gây ảnh hưởng đến thần kinh, gây sốc hoặc thậm chí đe dọa tới tính mạng.

Sản dịch hay băng huyết sau sinh? - VnExpress Sức khỏe
Băng huyết có thể xảy ra sau đình chỉ thai

Các tai biến đặc trưng của phá thai nội khoa: thất bại của thuốc phá thai nên vẫn phải hút lại buồng tử cung; Nếu nghi ngờ có nhiễm trùng cần tái khám ngay, nếu được xác định là nhiễm trùng thì cần dùng kháng sinh và hút buồng tử cung, nhập viện nếu cần, ngoài ra nếu sảy thai không hoàn toàn cũng bắt buộc phải hút lại buồng tử cung tránh băng huyết và nhiễm khuẩn; băng huyết; nhiễm khuẩn tử cung.

Sau đình chỉ thai, người phụ nữ có những thay đổi về tâm lý và nội tiết tố. Việc lựa chọn phá thai là một quyết định rất khó khăn, nên mặc dù cảm xúc phổ biến nhất sau khi hoàn thành phá thai là nhẹ nhõm, nhưng cũng có thể có cảm giác mất mát hoặc buồn bã.

3. Tái khám sau đình chỉ thai

Tái khám sau đình chỉ thai là vô cùng quan trọng, cho dù bạn đã thực hiện một ca đình chỉ thai an toàn và không gặp phải những vấn đề bất thường sau khi làm thủ thuật thì bạn vẫn có nguy cơ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ và chức năng sinh sản sau này.

Việc tái khám sau đình chỉ thai là bắt buộc để chắc chắn rằng lòng tử cung đã sạch hoàn toàn. Thông qua thăm khám lâm sàng, kết hợp với siêu âm và triệu chứng lâm sàng như đau bụng nhiều hay ra huyết nhiều… có thể giúp chẩn đoán sót nhau hay sót thai hay không. Một số trường hợp khối thai và nhau đã được lấy sạch nhưng trong lòng tử cung còn ứ máu và dịch chưa thoát được, việc siêu âm có thể giúp phát hiện được bất thường này. Những trường hợp này có thể được chỉ định điều trị nội khoa và theo dõi, thậm chí can thiệp thủ thuật khi khối dịch nhiều, không giảm sau thời gian theo dõi.

Tái khám sau đình chỉ thai là bắt buộc

Bình thường, buồng tử cung vô khuẩn tuyệt đối. Sau khi thực hiện thủ thuật phá thai cho dù các thao tác có được thực hiện cẩn thận thì quá trình chảy máu vẫn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng niêm mạc tử cung. Nếu tuổi thai càng lớn, có tình trạng viêm nhiễm sinh dục kèm theo thì khả năng xảy ra biến chứng càng cao.

Liên hệ:
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng

Phòng khám 400 có 2 cơ sở:

Cơ sở 1 tại 400 Hải Thượng Lãn Ông (Đối diện cổng bệnh viện Phụ sản).

Cơ sở 2 tại 440 Trần Phú, TPTH.

Hotline: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.

Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)

Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673
Google Maps CS1: https://maps.app.goo.gl/pzJQN5R5eGZmkfD56
Google Maps CS2: https://maps.app.goo.gl/hKHfhCu9GbneS19m8