Vai trò của Acid Folic trong dự phòng dị tật thai nhi

Tìm hiểu các phương pháp bảo vệ sức khỏe trước và trong khi mang thai sẽ tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh. Một trong những việc được ưu tiên hàng đầu đối với những phụ nữ có kế hoạch sinh con là bổ sung 400 micrograms Acid Folic mỗi ngày.

1. Vai trò của Acid Folic trong việc dự phòng dị tật thai nhi

Acid Folic (Vitamin B9) là một thành phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ có thai. CDC (Centers for Disease Control) khuyến khích tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên cung cấp 400 micrograms Acid Folic mỗi ngày.

Việc tiêu thụ đa dạng lượng thức ăn giàu folate từ chế độ ăn đa dạng có thể giúp dự phòng một số dị tật ở não của thai nhi (tật không não) và ở cột sống (tật nứt cột sống). Tật không não là một dị tật nghiêm trọng ở thai nhi, trong đó các bộ phận trong não và hộp sọ chưa được hoàn thiện. Trẻ sinh ra có dị tật này không thể sống sót. Tật nứt cột sống là một khuyết tật nghiêm trọng khác. Trẻ sinh ra với khuyết tật này không thể phát triển thể chất bình thường, có thể có một số biến dạng xương nhất định.

Acid Folic
Acid Folic có vai trò quan trọng trong phòng chống dị tật thai nhi

2. Nên bắt đầu kế hoạch bổ sung Acid Folic vào thời điểm nào?

Dị tật bẩm sinh tại não và tật nứt cột sống là dị tật ống thần kinh. Những dị tật này được hình thành trong 2 tuần đầu của thai kỳ, thường trước khi người phụ nữ phát hiện mình đang mang bầu. Vì vậy, bổ sung Acid Folic sớm trước khi có kế hoạch mang thai là một việc làm rất quan trọng giúp dự phòng dị tật thai nhi. Ngoài ra, theo thống kê, gần một nửa số trường hợp mang thai tại Hoa Kỳ là ngoài ý muốn.  Vì vậy, dù có kế hoạch hay không có kế hoạch mang thai thì phụ nữ trong độ tuổi sinh nở vẫn nên cung cấp đủ lượng Acid Folic hàng ngày.

3. Lúc nào cần đảm bảo đủ Acid Folic:

Khi phát hiện có thai mới bắt đầu đảm bảo đủ khẩu phần ăn có 400mcg acid folic thì đã chậm mà nhất thiết nồng độ acid folic phải đảm bảo đủ cao vào thời điểm mang thai. Vậy điều quan trọng là phải bổ sung đủ acid folic trước khi thụ thai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ acid folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai. Nhất thiết phải đảm bảo đủ khẩu phần hàng ngày có 400cmg acid folic.

Cơ quan y tế của một số nước như Mỹ, Anh, Canada đã khuyến nghị: Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng có đủ 400cmg acid folic/ngày cho tất cả phụ nữ độ tuổi sinh đẻ bằng các thực phẩm có tăng cường acid folic.


4. Những phụ nữ nào dễ bị ảnh hưởng của thiếu Acid Folic?

  • Tất cả các bà mẹ đều có nguy cơ tiềm ẩn sinh ra những em bé bị nứt đốt sống, não úng thủy bất kể họ bao nhiêu tuổi, họ có con lần đầu hay đã có nhiều con khỏe mạnh, ngay cả khi sức khỏe của chính bà mẹ rất tốt. Tuy vậy có một số bà mẹ bắt buộc phải theo chế độ bổ sung acid folic chặt chẽ như sau:
  • Tình trạng dinh dưỡng kém, sụt cân, ăn ít, khẩu phần ăn không cân đổi, nghèo vi chất dinh dưỡng.
  • Có giai đoạn không ăn được do mệt mỏi. lo lắng, hoặc chán ăn.
  • Mới sẩy thai, hay thai chết lưu.
  • Làm việc vất vả hoặc bị căng thẳng thần kinh trầm trọng.
  • Phụ nữ đẻ dày, có nhiều con, có thể để lại hậu quả tình trạng dinh dưỡng kém, do vậy rất cần đủ acid folic trước khi thụ thai.
  • Có tiền sử sinh con khiếm khuyết ống thần kinh.
  • Nghiện rượu hay thuốc lá.

5. Bổ sung Acid Folic bằng cách nào?

Nhu cầu cung cấp axit folic ở phụ nữ mang thai cao gấp 4 lần người bình thường. Sự kết hợp giữa viên uống chứa axit folic và các thực phẩm giàu axit folic là điều cần thiết thực hiện và duy trì trong suốt thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ǎn uống hợp lý, đa dạng các loại thực phẩm là biện pháp phòng chống thiếu vi chất tốt nhất. Trước và trong khi có thai, cần có khẩu phần ǎn đủ số lượng và cân đối về chất lượng để đảm bảo cung cấp đủ vitamin, các khoáng chất và các yếu tố vi lượng.

Tầm quan trọng của Axit folic trong phòng chống dị tật thai nhi - Ảnh 2.
thực phẩm giàu Axit folic
Rau xanh và hoa quả chín giúp tǎng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt, cần tǎng cường vitamin C.

Để phòng thiếu Acid Folic, nên ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, gan, các loại rau có màu xanh thẫm như hoa lơ xanh, các loại đậu, ngũ cốc. Để tǎng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt, cần tǎng cường vitamin C, nên cần ǎn đủ rau xanh và hoa quả chín.

Trong đó, nguồn bổ sung Acid Folic tốt nhất là từ ngũ cốc dinh dưỡng. Ngoài ra bà bầu cũng có thể bổ sung chế độ ăn giàu Folate. Folate được tìm thấy nhiều trong một số loại rau xanh sẫm như rau cải xanh, rau bina, các loại hạt,… và một số loại quả nhóm citrus như cam, chanh, bưởi khác..

Để tránh tác dụng phụ (như buồn nôn, táo bón..) của viên sắt nên uống sau bữa ăn 1-2 giờ, sắt hấp thu tốt khi trong khẩu phần ăn sử dụng những thực phẩm có nhiều Vitamin C. Không uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê sẽ giảm hấp thu sắt.

Tuy nhiên, rất khó đạt được lượng Axit Folic cần thiết nếu chỉ qua thực phẩm. Vì vậy, linh động thay đổi chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt cung cấp nhiều rau xanh và ngũ cốc cùng một lượng vitamin phù hợp để nâng cao sức khỏe của bản thân và thai nhi là việc cần thiết để đạt được hiệu quả tốt nhất.

 

Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là 1 trong những cơ sở y tế uy tín, chất lượng nhất tại Thanh Hóa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm thường xuyên được đi học nâng cao cập nhật kiến thức mới ở bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,…

Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất của Mỹ giúp bác sĩ khảo sát phát hiện sớm những bất thường và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất