Vắc-xin MVVAC là vắc-xin đơn giá phòng bệnh Sởi được sử dụng miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi 9 tháng tuổi và người lớn chưa được miễn dịch tại các cơ sở y tế trên toàn quốc, là tiêu chuẩn phòng bệnh sởi hàng đầu cho trẻ em vì hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị sởi.
1. Vắc-xin sởi đơn tên gì?
Vắc-xin sởi đơn hiện nay được sử dụng có tên MVVAC, là vắc-xin virus sống, giảm độc lực được sản xuất theo công nghệ chuyển giao của viện Kitasato (Nhật Bản) với công nghệ hiện đại đạt chuyển GMP WHO được Bộ Y tế cấp phép sử dụng từ cuối năm 2009 và đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam.
Ngoài vắc-xin sởi đơn MVVAC, còn có các loại vắc-xin phối hợp khác nhằm phòng ngừa nhiều bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu như: Bệnh sởi, rubella, quai bị cho trẻ em và người lớn.
2. Công dụng, liều dùng và cách sử dụng của MVVAC
Vắc-xin sởi đơn MVVAC được chỉ định để tạo nên miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và cả người chưa có kháng thể chống lại virus sởi. Lịch tiêm chủng vắc-xin MVVAC cụ thể như sau:
- Mũi 1: Tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên theo lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Mũi 2: Tiêm nhắc lại khi trẻ được 15-18 tháng tuổi ( hoặc kết hợp với quai bị và Rubella trong MMR II )
Cách sử dụng:
Đường tiêm của vắc-xin sởi đơn MVVAC là tiêm dưới da và không được tiêm tĩnh mạch. Liều tiêm là 0,5 ml/ liều.
Quy trình tiêm như sau:
- Bước 1: Khử trùng các dụng cụ lấy vắc-xin và dụng cụ tiêm chủng theo quy định.
- Bước 2: Lau sạch đồng thời khử trùng bề mặt nắp lọ vắc-xin bằng cồn trước khi lên thuốc.
- Bước 3: Dùng bơm tiêm hút chính xác 5,5 ml nước cất pha tiêm, bơm vào lọ vắc-xin, lắc đều cho đến khi bột đông khô và vắc-xin tan hết, đảm bảo dung dịch không có cặn hay vẩn đục, dị vật.
- Bước 4: Dùng bơm tiêm 1ml lấy chính xác 0,5ml vắc-xin và thay đổi bơm tiêm cho mỗi người.
- Bước 5: Tiêm dưới da trẻ tuân theo hướng dẫn của chương trình TCMR.
- Bước 6: Thao tác không được nhiễm bẩn vào dụng cụ và thay đổi bơm kim tiêm khi lấy vắc-xin cho các trẻ khác nhau.
3. Chỉ định và chống chỉ định
MVVAC là vắc-xin sởi đơn được chỉ định:
- Để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên
- Phòng bệnh cho những người chưa có kháng thể sởi
Các đối tượng chống chỉ định tiêm vắc-xin sởi đơn MVVAC bao gồm:
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của vắc-xin
- Tạm hoãn tiêm các trường hợp đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính
- Người có suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải trừ trẻ HIV chưa tiến triển thành AIDS
- Phụ nữ có thai
- Bệnh nhân lao tiến triển chưa điều trị
4. Các tác dụng phụ không mong muốn
Sau khi tiêm phòng vắc-xin sởi đơn MVVAC phòng bệnh sởi, một số phản ứng không mong muốn có thể xảy ra bao gồm:
- Trẻ có thể đau, sưng hoặc ban đỏ tại vị trí tiêm trong khoảng 3 ngày
- Sốt, ho, sổ mũi có thể gặp ở một số trẻ kéo dài dưới 3 ngày
- Mặc dù được báo cáo nhưng co giật, viêm não hoặc giảm tiểu cầu rất hiếm gặp
- Phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin sởi đơn MVVAC chưa được ghi nhận
Vắc-xin sởi đơn MVVAC là vắc-xin sống giảm độc lực nên có thể dùng đồng thời với các vắc- xin sống khác mà không làm giảm đáp ứng miễn dịch, tuy nhiên theo nguyên tắc thì không được trộn lẫn các vắc-xin với nhau mà phải dùng bơm tiêm khác và tiêm ở vị trí khác. Hoặc phải tiêm cách các mũi vắc- xin sống khác tối thiểu 1 tháng.
Phòng khám 400 đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề tiêm vắc xin phế cầu ở Thanh Hóa tại 400clinic, quý Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với 400clinic thông qua hotline/zalo: 0919.329.400 hoặc inbox qua fanpage facebook Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ