Nôn và buồn nôn liên tục là triệu chứng nghén nặng mà rất nhiều người gặp phải trong thời gian mang thai. Nghén nặng nôn nhiều có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
1. Triệu chứng nghén nặng thai kỳ
Khoảng 85% phụ nữ mang thai sẽ có biểu hiện buồn nôn và nôn. Mức độ buồn nôn và nôn có thể nặng hay nhẹ tùy theo thể trạng của mỗi người. Nghén nhẹ là trường hợp buồn nôn và nôn có tần số ít, chỉ khoảng hai lần/ngày và cảm giác buồn nôn ít hơn 1 giờ. Nghén nặng là trường hợp buồn nôn kéo dài nhiều giờ liên tục, buồn nôn và nôn xuất hiện nhiều hơn 5 lần/ngày.
Trong số các trường hợp nghén thai kỳ có 2% là các trường hợp nghén nặng với các biểu hiện như:
- Buồn nôn và nôn liên tục, tần suất lớn
- Nôn ói nặng
- Cơ thể mất nước, mệt mỏi
- Rối loạn toan kiềm, rối loạn điện giải
- Thai phụ sụt cân nghiêm trọng
Nghén nặng nôn nhiều tuy không phải là dấu hiệu nguy hiểm của thai yếu, thậm chí các thai phụ có dấu hiệu nghén thường có thai kỳ tốt hơn so với những người không nghén. Nhưng tình trạng này lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai phụ và chất lượng cuộc sống cũng như công việc của họ. Nghén nặng còn có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng là bệnh não Wernicke.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nghén nặng nôn nhiều ở thai phụ, chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố, rối loạn chức năng đường tiêu hóa và yếu tố tâm lý. Những yếu tố làm tăng nguy cơ nghén nặng bao gồm:
- Người mang đa thai
- Người bị say xe
- Người bị đau nửa đầu
- Người có tiền sử gia đình hoặc bản thân đã bị nghén ở lần mang thai trước đó.
2. Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?
Thai phụ thường bắt đầu nghén khi thai được 5 hoặc 6 tuần tuổi. Cảm giác khó chịu, nôn nao, buồn nôn xuất hiện nhiều nhất là vào buổi sáng. Triệu chứng nghén nặng nhất vào khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ. Hầu hết các trường hợp nghén do mang thai sẽ giảm triệu chứng sau 3 tháng đầu bị nghén nặng, tức là sau tuổi thai 16 tuần. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10 – 15% trường hợp nghén kéo dài nhiều tháng sau đó. Thậm chí có tới 5% trường hợp nghén suốt thai kỳ.
Nếu có các triệu chứng khác thường hoặc nghén nằm ngoài phạm vi tuổi thai kể trên nên đến bệnh viện khám để kiểm tra sức khỏe, xác định nguyên nhân gây buồn nôn và nôn không liên quan đến thai nghén.
3. Làm gì để cải thiện triệu chứng nghén nặng trong thai kỳ?
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây buồn nôn như: mùi loại thức ăn nào đó, mùi hóa chất, khói bụi…
- Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
- Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chiên rán
- Ăn nhiều đồ khô, rau củ quả, các loại thức ăn dễ tiêu hóa
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
- Không ăn khi buồn nôn
- Uống nhiều nước, mỗi ngày nên uống từ 2 – 2,5 lít nước
- Nghỉ ngơi thường xuyên, cân bằng công việc, tránh căng thẳng, mệt mỏi
- Sử dụng thuốc chống nôn
- Bổ sung dịch truyền, các loại vitamin cần thiết như: natri clorid 0,9%, dung dịch tiêm Hartmann, thiamine (vitamin B1)…
- Sử dụng các phương pháp hỗ trợ như: châm cứu, bấm huyệt, massage…
Mặc dù nghén là một triệu chứng hoàn toàn bình thường ở phụ nữ mang thai nhưng nghén nặng khiến tâm lý thai phụ bị tác động không nhỏ, dễ bị kích thích, cáu gắt, buồn bã hay sợ hãi. Thai phụ và đặc biệt là người thân có thể cải thiện triệu chứng nghén nặng bằng cách áp dụng lối sinh hoạt, ăn uống hợp lý, hoặc nhập viện điều trị trong trường hợp cần thiết.
Chăm sóc người mẹ sau sinh mổ nói riêng và sau sinh nói chung là quá trình liên tục và việc tái khám sau sinh mổ là điều cần thiết để đảm bảo được sức khỏe của người mẹ.
Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là 1 trong những cơ sở y tế uy tín, chất lượng nhất tại Thanh Hóa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm thường xuyên được đi học nâng cao cập nhật kiến thức mới ở bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,…
Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất của Mỹ giúp bác sĩ khảo sát phát hiện sớm những bất thường và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất