1. Thế nào là bệnh Trichomoniasis
Trichomoniasis là căn bệnh lây truyền thông qua quan hệ tình dục và được gây ra bởi ký sinh trùng đơn bào có tên Trichomonas vaginalis. Bệnh lây nhiễm bằng việc tiếp xúc giữa các bộ phận sinh dục khi thực hiện quan hệ tình dục. Khi mẹ bầu nhiễm Trichomonas và sinh bằng hình thức tự nhiên có thể lây truyền sang cho trẻ sơ sinh.
Với nữ giới Trichomonas có thể gây ra đồng thời viêm niệu đạo và viêm âm đạo. Với nam giới, ký sinh trùng này chỉ gây ra tình trạng nhiễm trùng niệu đạo.
Các yếu tố là tăng nguy cơ mắc Trichomoniasis với cả nam giới và nữ giới là:
-
Người có xu hướng tình dục không an toàn như không sử dụng bao cao su khi quan hệ, quan hệ tình dục với nhiều đối tác,…
-
Người đã từng có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lây truyền thông qua quan hệ tình dục.
-
Người đã từng mắc ký sinh trùng Trichomonas vaginalis.
2. Các dấu hiệu, triệu chứng khi mắc bệnh
Trong giai đoạn đầu nhiễm Trichomoniasis, người bệnh gần như không có triệu chứng cụ thể nên rất khó nhận biết. Thậm chí, người bệnh có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm đường sinh dục thông thường.
Triệu chứng bệnh với nữ giới
Các triệu chứng khi mắc Trichomoniasis đặc trưng mà nữ giới thường gặp phải là:
-
Dịch âm đạo có màu xanh lục, trắng hoặc vàng xám kèm theo mùi hôi khó chịu.
-
Có cảm giác ẩm ướt, ngứa ngáy và nóng rát tại âm đạo.
-
Đau bụng dưới.
-
Ngứa, đau rát khi thực hiện quan hệ.
-
Tiểu khó, tiểu rắt.
-
Nữ giới khi thực hiện thăm khám âm đạo có thể phát hiện ra các nốt ban đỏ.
Triệu chứng bệnh ở nam giới
Bệnh ít gặp ở nam giới so với nữ giới hơn. Trong đó, các biểu hiện bệnh có thể nhận thấy ở nam giới là:
-
Dương vật xuất hiện dịch tiết niệu đạo bất thường.
-
Có cảm giác nóng, rát tại âm đạo sau khi xuất tinh hoặc đi tiểu.
-
Dương vật bị kích ứng.
-
Tiểu khó.
3. Các biến chứng gây ra bởi Trichomoniasis
Khi bị bị ký sinh trùng Trichomonas vaginalis gây bệnh, các biến chứng có thể xảy ra với người bệnh gồm
Mẹ bầu
-
Sinh non. Trẻ sinh ra nhẹ cân hơn so với mức cân nặng tiêu chuẩn.
-
Truyền bệnh cho trẻ khiến trẻ gặp các nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu, bệnh về hô hấp,…
Nữ giới
-
Phát triển thành nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi không được phát hiện và điều trị kịp thời.
-
Tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như nhiễm trùng tiểu khung, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ,… Nguy hiểm nhất là vô sinh.
Nam giới
-
Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh hoàn.
-
Tăng nguy cơ bị vô sinh.
4. Trichomoniasis được chẩn đoán bằng phương pháp nào?
Để tiến hành chẩn đoán Trichomoniasis, dựa trên các triệu chứng – dấu hiệu bệnh lý, người bệnh có thể được thực hiện với các phương pháp như sau:
Soi tươi dịch tiết âm đạo
Phương pháp được sử dụng nhằm đánh giá tình trạng nhiễm ký sinh trùng Trichomonas của người bệnh. Cần thực hiện soi tươi dịch âm đạo sớm bởi vi khuẩn có khả năng di động từ 10 – 20 phút sau khi lấy mẫu bệnh phẩm. Độ chính xác của kết quả sẽ giảm khoảng 20% nếu chờ đọc kết quả trên 1 giờ.
Ưu điểm chính của phương pháp là giá thành rẻ. Tuy nhiên, độ chính xác lại không cao và có thể cho kết quả âm tính giả.
Đối với nam giới sẽ thực hiện soi dịch niệu đạo.
Phản ứng khuếch đại acid nucleic hay PCR
Đây là phương pháp chẩn đoán cho độ nhạy và chính xác cao về kết quả. Do đó, phản ứng khuếch đại acid nucleic hay PCR được lựa chọn là “tiêu chuẩn vàng” trong xét nghiệm chẩn đoán Trichomoniasis.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là chi phí cao và cần được thực hiện trong các phòng xét nghiệm có độ hiện đại cao về máy móc.
Nuôi cấy
Phương pháp nuôi cấy được đánh giá là có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Tuy nhiên, người bệnh cần phải chờ sau 7 ngày mới nhận được kết quả.
5. Các phòng ngừa nguy cơ mắc Trichomoniasis
Để hạn chế nguy cơ mắc Trichomoniasis cũng như các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác, bạn cần:
-
Xây dựng lối sống quan hệ tình dục an toàn như thực hiện quan hệ bạn tình 1:1, sử dụng bao cao su bảo vệ khi phát sinh quan hệ tình dục,…
-
Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách và đảm bảo an toàn, tránh các động tác mạnh. Đặc biệt, nữ giới không nên thụt rửa âm đạo làm tăng nguy cơ phá vỡ cân bằng vi khuẩn và loại bỏ các vi khuẩn có lợi tại âm đạo.
-
Nhanh chóng tiến hành thăm khám, chẩn đoán tại các phòng khám chuyên khoa khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của bệnh.
-
Không thực hiện quan hệ tình dục khi phát hiện bản thân đang bị nhiễm Trichomoniasis nhằm bảo vệ sự an toàn cho bạn tình.
Mỗi cá nhân cần chủ động xây dựng các thói quen quan hệ an toàn để bảo vệ sức khỏe bạn thân. Trong trường hợp nghi ngờ nguy cơ mắc bệnh Trichomoniasis, bạn cần tới các trung tâm, cơ sở y tế uy tín để nhận được sự trợ giúp, kiểm tra thăm khám và điều trị hiệu quả từ các bác sĩ chuyên khoa.
6. Địa chỉ điều trị Trichomoniasis ở Thanh Hoá
Nếu đang phân vân trong việc tìm một địa chỉ trong thăm khám hay điều trị Trichomoniasis ở Thanh Hoá thì Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là địa chỉ mà bạn có thể lựa chọn. Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Sản – phụ khoa, Nam khoa giỏi, giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, qua đó đảm bảo độ chính xác về kết quả chẩn đoán. Đặc biệt, Phòng khám 400 cam kết bảo mật về toàn bộ thông tin khách hàng trước và sau thăm khám – điều trị.