Vi khuẩn chlamydia có nguy hiểm không?

Vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra bệnh nhiễm Chlamydia – là một bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp. Mặc dù triệu chứng của bệnh nhiễm Chlamydia thường nhẹ hoặc không hiện diện, tuy nhiên nó là nguyên nhân gây ra những biến chứng nghiêm trọng đặc biệt là vô sinh ở cả nam giới và nữ giới.

1. Vi khuẩn chlamydia là gì?

Vi khuẩn Chlamydia là vi khuẩn nội tế bào do không có khả năng tổng hợp các hợp chất có năng lượng phân tử cao (ATP và GTP). Vi khuẩn này có chu kì nhân lên khác thường. Chu kỳ kế tiếp nhau với hai hình thái rất đặc biệt để đáp ứng với đời sống nội tế bào và ngoại tế bào. Chu kỳ nhân lên của vi khuẩn chlamydia khoảng 48 – 72 giờ, tế bào bị phá hủy và giải phóng ra thể cơ bản nhiễm trùng.

Vi khuẩn Chlamydia có ba biến thể sinh học có biểu hiện lâm sàng và sinh học khác nhau.

  • Biến thể gây ra bệnh mắt hột (trachoma – serovars A, B và C)
  • Biến thể loại gây ra các bệnh đường sinh dục ở người (viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, bệnh lý ở tử cung…) mà chủ yếu gây ra viêm niệu đạo có triệu chứng và không triệu chứng.
  • Biến thể bệnh hột xoài có cùng nhóm huyết thanh với biến thể mắt hột nhưng có bệnh cảnh lâm sàng xâm nhập lan tràn gây tổn hại nhiều hơn ở vùng sinh dục – tiết niệu.

2. Phương thức lây truyền của vi khuẩn chlamydia

Bệnh do vi khuẩn Chlamydia chủ yếu chỉ lây truyền khi quan hệ tình dục không bảo vệ, theo mọi hình thức (âm đạo, hậu môn hay đường miệng).

Vi khuẩn Chlamydia còn có thể lây truyền trong khi sinh đẻ từ mẹ sang con.

Tất cả những người có hoạt động tình dục đều có thể bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia. Bạn tình càng nhiều, nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao.

Đối tượng nguy cơ:

  • Phụ nữ trẻ, cổ tử cung chưa hoàn toàn trưởng thành nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia đặc biệt nếu sinh hoạt tình dục sớm nguy cơ càng cao.
  • Đàn ông đồng tính cũng có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường miệng hoặc hậu môn.

cắt tử cung vẫn quan hệ được
Vi khuẩn chlamydia lây qua quan hệ tình dục không bảo vệ

3. Vi khuẩn chlamydia có nguy hiểm không?

Vi khuẩn Chlamydia gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản với nhiều bệnh lý kèm theo như:

  • Dính và bít tắc tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các thành phần xung quanh hệ sinh sản nữ bị dính vào nhau bởi các dải xơ mỏng.
  • Tắc vòi trứng nguyên nhân do các dải xơ làm gấp góc vòi trứng hoặc dính vòi trứng bị bít lại.
  • Viêm cổ tử cung xuất tiết
  • Viêm niệu đạo do vi khuẩn Chlamydia có khả năng đi ngược lên đường sinh dục gây bệnh lý vùng chậu mà hậu quả có thể là thai ngoài tử cung hoặc vô sinh.
  • Trong thai kỳ, vi khuẩn Chlamydia có thể gây vỡ ối non, nhiễm khuẩn ối, sinh nonnhiễm khuẩn hậu sản và nhiễm Chlamydia cho trẻ sơ sinh.
  • Viêm phần phụ và nhiễm trùng đường sinh dục trên gây tổn thương lâu dài cho ống dẫn trứng, tử cung, và các mô chung quanh. Chúng là nguyên nhân dẫn đến đau vùng chậu mãn tính
  • Vi khuẩn Chlamydia còn làm tăng nguy cơ nhiễm HIV nếu có phơi nhiễm.
  • Ung thư tử cung có thể xuất hiện khi nhiễm vi khuẩn Chlamydia và HPV – một loại virus đường sinh dục.

Đối với nam giới, khi bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia gây nên viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn, dẫn đến vô sinh. Hơn nữa vi khuẩn Chlamydia còn ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

Đôi khi nhiễm vi khuẩn Chlamydia đường sinh dục có thể gây ra biến chứng viêm khớp kết hợp với tổn thương da, viêm mắt và viêm niệu đạo (Hội chứng Reiter).

Ung thư niêm mạc tử cung
Vi khuẩn Chlamydia có thể gây ung thư tử cung

4. Dự phòng bệnh Chlamydia

Để giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, tất cả các phụ nữ ở tuổi sinh hoạt tình dục từ 25 tuổi trở xuống nên đi tầm soát Chlamydia ít nhất mỗi năm một lần. Tầm soát hàng năm cũng được khuyến cáo cho những phụ nữ lớn tuổi hơn có các yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn Chlamydia (có bạn tình mới hoặc quan hệ với nhiều bạn tình).

Sàng lọc bệnh Chlamydia đối với tất cả thai phụ.

Khi đã nhiễm vi khuẩn Chlamydia cần tuân thủ điều trị và có thể áp dụng điều trị dự phòng cho bạn tình của người nhiễm để hạn chế khả năng lây truyền bệnh.

Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào ở bộ phận sinh dục như tiết dịch bất thường, đau, có mùi hôi, nóng rát khi đi tiểu, hoặc chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt đều có thể biểu hiện cho việc lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục cần đi khám chuyên khoa để được điều trị sớm nhất, tránh các biến chứng.

Điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu biết mình có bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung và bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia nói riêng để ngăn ngừa nguy cơ viêm phần phụ.

Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ Thanh Hóa chuyên khám và điều trị các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, an toàn, nhanh chóng, hiệu quả, bảo mật thông tin.

Mọi vấn đề cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ:

Liên hệ:
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng

Phòng khám 400 có 2 cơ sở:

Cơ sở 1 tại 400 Hải Thượng Lãn Ông (Đối diện cổng bệnh viện Phụ sản).

Cơ sở 2 tại 440 Trần Phú, TPTH.

Hotline: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.

Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)

Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673
Google Maps CS1: https://maps.app.goo.gl/pzJQN5R5eGZmkfD56
Google Maps CS2: https://maps.app.goo.gl/hKHfhCu9GbneS19m8