Dây rốn thắt nút nguy hiểm Mẹ bầu cần biết

Sự hình thành và nguy hiểm của dây rốn thắt nút

Dây rốn là đường dẫn duy nhất kết nối mẹ và con, mang chất dinh dưỡng và dưỡng khí đến nuôi em bé. Tuy nhiên, khi dây rốn bị thắt nút lại sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kỳ. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cả trong quá trình mang thai lẫn quá trình chuyển dạ.

Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là 1 trong những cơ sở y tế uy tín, chất lượng nhất tại Thanh Hóa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm thường xuyên được đi học nâng cao cập nhật kiến thức mới ở bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,…

Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất của Mỹ giúp bác sĩ khảo sát phát hiện sớm những bất thường và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất

1. Dây rốn thắt nút là gì?

Dây rốn thắt nút là một trong những trường hợp hiếm gặp khi mang thai và sinh nở nhưng lại là mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của thai nhi. Theo số liệu nghiên cứu, tỷ lệ dây rốn thắt nút chiếm 0.3 – 2.2% các ca sinh và nâng tỷ lệ tử vong thai nhi tăng cao hơn gấp 4 lần so với thai bình thường.

Trong thai kỳ, dây rốn đảm nhận vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy và dưỡng chất từ mẹ sang thai, đảm bảo sự sống của bé khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên do một yếu tố nào đó, dây rốn bị thắt nút lại, tùy theo nút thắt chặt hay lỏng sẽ gây ra các biến chứng trong thai kỳ.

2. Nguyên nhân hình thành dây rốn thắt nút

Dây rốn thắt nút là do trong quá trình thai nhi cử động, vô tình di chuyển qua các vòng cung của dây rốn tạo thành nút thắt. Có 1 số yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút như:

  • Dây rốn quá dài
  • Thai phụ đa ối
  • Kích thước thai nhi nhỏ
  • Thai nhi là bé trai (hiếu động)
  • Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ
  • Thai phụ mang song thai 1 túi ối
  • Thai phụ có chọc dò ối thai kỳ
  • Thai phụ từng sinh nhiều
  • Thai phụ dùng các chất kích thích khi mang thai

Rất khó xác định chính xác thời điểm tạo thành dây rốn thắt nút. Dây rốn thắt nút có thể tạo thành rất sớm từ 9 – 12 tuần tuổi thai, bởi ở giai đoạn này thể tích nước ối nhiều hơn thể tích thai nhi chiếm chỗ.

Dây rốn thắt nút
Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ là yếu tố làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút

3. Dây rốn thắt nút có sao không?

Dây rốn thắt nút có các trường hợp thắt lỏng và dây rốn thắt chặt, mức độ nguy hiểm sẽ tùy thuộc vào tùy tình trạng nút thắt. Nếu thắt lỏng, thai sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, ngược lại, nếu dây rốn thắt chặt, tuần hoàn của thai nhi bị cản trở, em bé không được cung cấp khí oxy và chất dinh dưỡng có thể tử vong ngay khi còn trong bụng mẹ. Tỷ lệ dây rốn thắt nút chỉ xảy ra ở khoảng 2% thai phụ, đa phần dây rốn thắt lỏng lẻo và không gây nguy hại cho bé trong quá trình mang thai.

Tuy nhiên, khi còn trong bụng mẹ, em bé có xu hướng luôn chuyển động thông qua việc nghịch, xoay đầu… khiến các nút thắt dây rốn có thể từ lỏng rồi chặt dần, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của mẹ và bé. Điều này còn tiềm tàng nguy cơ cho quá trình chuyển dạ, khi đầu em bé được đẩy ra ngoài, dây rốn cũng kéo xuống, nút thắt trở nên chặt hơn và rất có thể em bé sẽ tử vong khi chuyển dạ sinh thường nếu không nhận biết dây rốn thắt nút từ sớm.

Mặt khác, cũng có nhiều trường hợp dây rốn được phát hiện bị thắt nút sau khi bé đã sinh xong một cách an toàn. Điều may mắn này xảy ra là do dây rốn của bé dài, khi chuyển đầu thai nhi xuống dưới không làm kéo căng dây rốn và nút thắt dây rốn không bị thắt quá chặt.

4. Nhận biết dấu hiệu dây rốn thắt nút

Thai phụ có thể cảm nhận những thay đổi bất thường về cử động của thai nhi mỗi ngày, đặc biệt trong những tuần cuối thai kỳ

Thai phụ có thể cảm nhận những thay đổi bất thường về cử động của thai nhi mỗi ngày, đặc biệt trong những tuần cuối thai kỳ. Mẹ bầu nên đến khám ngay để đánh giá sức khỏe thai nếu phát hiện các dấu hiệu dây rốn thắt nút như: Thai nhi cử động thai ít hoặc yếu, bụng trồi, không tròn. Tốt nhất, bà bầu nên đi khám thai và siêu âm thường xuyên, kèm theo đó bà bầu cũng nên thường xuyên theo dõi tim thai để xác định nguy cơ với em bé có hay không.

Việc nhận biết thông qua sự theo dõi cử động thai đóng vai trò quyết định trong công tác cấp cứu dây rốn thắt nút. Đã có rất nhiều trường hợp cấp cứu thành công dây rốn thắt nút song cũng có vô số trường hợp đáng tiếc xảy ra, vì vậy thai phụ không nên lơ là, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ.

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào để ngăn ngừa nút thắt dây rốn xảy ra trong bụng mẹ. Vì vậy, việc thăm khám thai định kỳ là điều cần thiết để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và không gặp phải biến chứng.

Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ  mang đến khám – theo dõi thai kỳ trọn gói cho các Mẹ bầu ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 5D, 6D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.

Mẹ bầu sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các Mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng