Tái khám sau thai lưu?

Khi phát hiện thai lưu, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ phương án can thiệp và cách chăm sóc sức khỏe để cơ thể nhanh chóng phục hồi bao gồm chế độ dinh dưỡng, vận động và lịch tái khám. Trong bài viết này, Phòng khám 400 sẽ chia sẻ cho mẹ thông tin về lịch tái khám sau thai lưu và tầm quan trọng của việc này. Mẹ cùng theo dõi nhé!

1. Khi nào mẹ cần đi tái khám sau thai lưu?

Sau thai lưu mẹ cần cố gắng tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và đi khám theo lịch hẹn để được theo dõi, chăm sóc sức khỏe.

Sau thực hiện thủ thuật thai lưu mẹ cần tái khám để được theo dõi và chăm sóc sức khỏe

Sau thực hiện thủ thuật thai lưu mẹ cần tái khám để được theo dõi và chăm sóc sức khỏe

Thông thường bác sĩ sẽ hẹn mẹ đến tái khám sau 14 ngày sau khi mẹ xuất viện. Mẹ nên đến khám đúng lịch, hoặc nếu bận mẹ có thể trễ vài hôm nhưng không nên quá 7 ngày vì có thể gây khó khăn cho bác sĩ trong việc theo dõi, đánh giá sức khỏe sau thủ thuật chấm dứt thai kỳ. Đồng thời việc khám trễ cũng khiến các vấn đề sức khỏe của mẹ (nếu có) bị chậm can thiệp và dẫn đến biến chứng nặng về sau, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

2. Vì sao cần tái khám sau thai lưu?

Tái khám sau thực hiện thủ thuật chấm dứt thai lưu là rất quan trọng cho dù bạn đã có một ca thực hiện chấm dứt thai kỳ an toàn và không gặp bất cứ vấn đề gì bất thường gì. Thế nhưng những nguy cơ tiềm ẩn vẫn có thể tồn tại, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản sau này của bạn.

Ở buổi tái khám sau thai lưu, thông qua các triệu chứng, thăm khám lâm sàng, kết hợp với siêu âm, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra xem việc bỏ thai đã hoàn tất hoàn toàn chưa, lòng tử cung đã sạch hay chưa và có cần xử trí thêm gì.

Khám tiền sản trước khi mang bầu để phòng tránh bệnh giang mai bẩm sinh
Ở buổi tái khám sau thai lưu bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra lòng tử cung đã sạch chưa, có cần xử trí thêm gì không thông qua siêu âm

Một số trường hợp khám sau khi lưu thai, lòng tử cung đã sạch nhưng vẫn còn ứ máu và dịch, việc kiểm tra sẽ giúp phát hiện bất thường này và hướng dẫn can thiệp ngay trong lần khám. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn điều trị nội khoa, theo dõi hoặc can thiệp bằng thủ thuật nếu sau thời gian theo dõi không có dấu hiệu thuyên giảm.

Ngoài ra, ở buổi tái khám này bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho mẹ về chế độ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần để cơ thể mẹ nhanh chóng hồi phục, khỏe mạnh và sẵn sàng cho một hành trình thiêng liêng thuận lợi có thể đến bất cứ lúc nào.

3. Mẹ thai lưu khi nào nên có thai lại?

Sau khi chấm dứt thai kỳ bởi thai lưu, mẹ cần có một thời gian để phục hồi sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, thai lưu càng lớn thì mẹ cần phải nghỉ ngơi càng lâu.

Sau thời gian lấy thai khoảng 1 tháng, nếu mẹ cảm thấy trong người khỏe mạnh, tinh thần đã thoải mái thì mẹ đã có thể bắt đầu quan hệ tình dục nhưng nên sử dụng biện pháp tránh thai bao cao su bởi thời điểm này cơ thể mẹ chưa sẵn sàng để mang thai. Thời điểm thích hợp nhất để mang thai trở sau thai lưu là từ 3 đến 6 tháng, khi này tử cung và các bộ phận ở cơ quan sinh sản của mẹ đã được hồi phục như lúc ban đầu.

4. Lưu ý cho mẹ khi chuẩn bị mang thai lại

Để lần mang thai mới được an toàn và thuận lợi nhất, trước khi mang thai trở lại, mẹ cần có sự chuẩn bị tốt về tinh thần và sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho mẹ tham khảo.

– Trong giai đoạn sau thai lưu và chuẩn bị mang thai, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng gồm các nhóm chất tinh bột, đạm, chất béo, khoáng chất, vitamin, rau, trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Mẹ nên bổ sung axit folic từ sớm để lần mang thai tới được an toàn hơn, tránh tối đa tình trạng trẻ bị mắc dị tật bẩm sinh.

Để chuẩn bị cho lần mang thai tới mẹ nên bổ sung axit folic từ sớm để lần mang thai tới được an toàn hơn

Để chuẩn bị cho lần mang thai tới mẹ nên bổ sung axit folic từ sớm để lần mang thai tới được an toàn hơn

– Mẹ không nên có những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia, uống cà phê,… để giảm nguy cơ sức khỏe cho thai nhi, giảm tỷ lệ thai lưu.

– Mẹ nên tập thể dục đều đặn để giúp nâng cao sức khỏe. Các bài tập phù hợp để mẹ tham khảo là thể dục nhẹ nhàng, yoga, đi bộ,…

– Luôn giữ cho tinh thần trong trạng thái thoải mái, vui vẻ, điều này có tác động rất tích cực đến sức khỏe của mẹ. Nếu tâm trạng mẹ luôn buồn rầu, mệt mỏi thì quá trình thụ thai có thể bị ảnh hưởng, nếu mang thai tỉ lệ thai gặp nguy hiểm cũng khá cao.

– Trước khi muốn có thai, mẹ nên đi khám sức khỏe tổng quát để kiểm tra sức khỏe đồng thời tìm nguyên nhân dẫn đến thai lưu, từ đó các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ các phương pháp chăm sóc phù hợp để tránh tối đa tình trạng thai lưu trong lần mang thai tới.

Liên hệ:
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng

Phòng khám 400 có 2 cơ sở:

Cơ sở 1 tại 400 Hải Thượng Lãn Ông (Đối diện cổng bệnh viện Phụ sản).

Cơ sở 2 tại 440 Trần Phú, TPTH.

Hotline: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.

Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)

Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673
Google Maps CS1: https://maps.app.goo.gl/pzJQN5R5eGZmkfD56
Google Maps CS2: https://maps.app.goo.gl/hKHfhCu9GbneS19m8