Ở tuần thứ 23 của thai kỳ, thai nhi gần như đã phát triển đủ để sống sót bên ngoài bụng mẹ. Phổi sẵn sàng để thở bằng cách hít nước ối. Bộ não của em bé đang tạo ra các kết nối cần thiết để suy nghĩ – và giao tiếp với bạn một ngày nào đó.
1. Những thay đổi đang xảy ra với cơ thể của sản phụ?
Ở tuần 22, bạn bè và gia đình có thể nhận xét về kích thước của bụng rằng có thể sản phụ quá lớn hoặc quá nhỏ so với tuổi thai. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến cá nhân, do đó, sản phụ cần nói chuyện với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống hằng ngày. Do tử cung đang đè trực tiếp lên bàng quang dẫn đến triệu chứng rò rỉ chất lỏng vào đồ lót, đôi khi có thể khó phân biệt nước tiểu với nước ối. Nếu túi ối bị vỡ, sản phụ sẽ có triệu chứng rò rỉ nước ối, có thể xảy ra với một cơn chảy đột ngột hoặc nhỏ giọt liên tục. Nước ối không mùi; nếu sản phụ nhận thấy chất lỏng bị rò rỉ, hãy cố gắng xác định xem nó có mùi như nước tiểu hay nếu nó không mùi. Nếu không phải là nước tiểu, hãy đến cơ sở Y tế ngay lập tức.
2. Sự phát triển của thai nhi tuần 23
Thai nhi đang tiếp tục tăng cân, trong vài tuần tới, thai nhi sẽ thực sự bắt đầu phát triển mạnh hơn nữa. Lông tơ (tên tiếng Anh là Lanugo) là một loại lông tơ mềm mại, đây là lớp lông đầu tiên mọc ra từ nang lông của em bé khi em bé đang phát triển trong bụng mẹ. Người ta thường thấy lông tơ ở em bé sinh non, nhưng thực tế những đứa trẻ đủ tháng cũng có thể được sinh ra với lớp lông mềm mượt này. Đây là điều hoàn toàn bình thường không có gì đáng lo lắng cả. Lông tơ có thể có màu trắng, vàng nhạt hoặc hơi đậm màu. Bà mẹ có thể thấy và cảm nhận lông tơ trên lưng bé, vai, cánh tay, trán và má của trẻ. Nó có thể ở bất cứ nơi nào trên cơ thể ngoại trừ những bộ phận không có nang lông như môi, lòng bàn tay, lòng bàn chân, hai bên ngón tay và ngón chân, bộ phận sinh dục và móng tay.
Tuần này lỗ mũi của em bé đã thông, nghĩa là chúng không còn đóng như trước đây. Có những thay đổi đang diễn ra trong phổi của em bé, giúp em bé có thể thở độc lập vào lúc sinh. Chất hoạt dịch đang bao phủ các túi phổi của em bé, giúp chúng mở và giữ khí oxi sau khi sinh sinh.
Thai nhi 23 tuần biết làm gì? Thai nhi có thể nằm theo tư thế ngôi mông, nghĩa là phần mông hướng xuống dưới và đầu hướng lên phía xương sườn của bạn. Hoặc em bé có thể nằm ngang, nằm một bên hoặc nằm nghiêng, nằm chéo trong tử cung. Vào giai đoạn này tử cung còn nhiều không gian để đứa bé có thể khám phá và chọn cho mình một vị trí thoải mái.
3. Sản phụ nên có kế hoạch gì cho tuần này?
Nếu đang làm việc, sản phụ nên hoàn thiện các kế hoạch và giấy tờ cho kỳ nghỉ thai sản sắp tới. Hãy chắc chắn rằng sản phụ đã nói chuyện với người quản lý mình và bộ phận nhân sự để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều hiểu tình trạng của sản phụ và được biết về những quyền lợi của sản phụ tại nơi làm việc trong khi mang thai. Nhiều phụ nữ tự hỏi họ nên tiếp tục làm việc trong bao lâu khi mang thai. Một số phụ nữ sẽ ngừng làm việc vào khoảng tháng thứ 7 hoặc thứ 8, trong khi những phụ nữ khác làm việc cho đến ngày sinh. Không có câu trả lời chính xác về thời gian sản phụ nên nghỉ việc. Tuy nhiên, sản phụ có thể làm việc miễn là cảm thấy có thể làm được, trừ khi thai nhi phát triển các biến chứng cần nghỉ ngơi tại giường. Sản phụ cũng sẽ cân nhắc về những điều sau đây:
- Sau khi em bé chào đời, sản phụ sẽ đi làm trở lại hay ở nhà?
- Nếu quyết định làm việc, ai sẽ chăm sóc trẻ? Chồng hay thành viên khác trong gia đình?
- Sản phụ có cảm thấy tự tin khi đưa bé đến nhà giữ trẻ hay đưa trẻ đi chơi ngoài trời với mẹ không?
- Tốt nhất hãy bắt đầu thảo luận về những vấn đề này với chồng và người thân để có thể sắp xếp hợp lý ai sẽ chăm sóc bé.
4. Lời khuyên để cho thai kỳ khỏe mạnh hơn
Uống nhiều nước cực kỳ quan trọng trong thai kỳ. Mặc dù tốt nhất là uống nước lọc, sản phụ cũng có thể uống nước rau, nước ép trái cây, sữa và một số loại trà thảo dược. Tuy nhiên, sản phụ nên tránh cà phê và soda do hàm lượng caffeine có trong các loại nước này có tác dụng lợi tiểu, có thể làm giảm số lượng chất lỏng trong cơ thể và khiến sản phụ bị mất nước. Nếu đang uống đủ nước, nước tiểu của sản phụ sẽ có màu vàng nhạt hoặc thậm chí không màu; nước tiểu màu vàng đậm là một dấu hiệu cho thấy sản phụ không uống đủ nước. Uống đủ nước có thể giúp ngăn ngừa:
- Nhức đầu
- Hạn chế cơn co tử cung
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Phù
Nếu ai đó xung quanh đang hút thuốc, hãy tránh đi. Hút thuốc thụ động cũng độc gần như hút thuốc chủ động, và nhau của bạn sẽ không lọc tất cả khí CO và các hóa chất khác mà bạn hít vào một cách thụ động. Nếu bạn vẫn đang hút thuốc, phải tìm mọi cách để bỏ.
Nếu bạn thấy đau, bị ra máu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, sản phụ cần đi đến Phòng khám 400 ngay hoặc liên hệ tới Hotline/zalo: 0919.329.400 để được tư vấn và điều trị kịp thời