Theo Thầy thuốc ưu tú – Bác sĩ CKII Lê Văn Thụ – Nguyên trưởng phòng KHTH – Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá. Trong 3 tháng đầu, tức quý I của thai kỳ là khoảng thời gian các cơ quan, bộ phận của thai nhi, nhất là chức năng thần kinh đang trong quá trình hình thành. Vì thế nếu sốt cao, sốt kéo dài do vi khuẩn, virus và kí sinh trùng… đều có thể mang lại những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Sốt cao do virus cúm trong 3 tháng đầu thậm chí có thể khiến thai nhi đối mặt với nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, não úng thủy, tim bẩm sinh…

Bởi vậy, khi có hiện tượng sốt, thai phụ nên đến Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ hoặc các cơ sở chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, hỏi bệnh, làm xét nghiệm nếu cần, từ đó tìm nguyên nhân gây bệnh nhằm đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Đồng thời, ở những mốc quan trọng của tuần thai: tuần 12, 22, 32, thai phụ nên thực hiện siêu âm, sàng lọc trước sinh sớm để phát hiện nguy cơ hoặc dị tật (nếu có).
Theo Thầy thuốc ưu tú – Bác sĩ CKII Lê Văn Thụ đưa ra lời khuyên: khi thai phụ bị sốt, việc đầu tiên nên làm là gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây sốt của thai phụ. Nếu sốt do cảm thông thường thì thai nhi tương đối an toàn. Nếu sốt do virus gây nên, chẳng hạn virus cúm A, kèm theo cơn sốt kéo dài sẽ tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi. Hiện trên thị trường có bán những bộ test cúm, nhưng các mẹ nên chọn mua ở nhà thuốc lớn, uy tín, không nên mua sản phẩm trôi nổi không đảm bảo.
Khi xác định được nguyên nhân gây sốt, bác sĩ sẽ tư vấn thai phụ cách điều trị hợp lý. Trường hợp chỉ sốt triệu chứng, thai phụ có thể dùng hạ sốt có thành phần paracetamol đơn thuần, bù nước bằng điện giải… Tốt nhất liều dùng nên có chỉ định của bác sĩ vì thuốc hạ sốt thường dùng theo kg cân nặng. Nếu sử dụng nhiều và không đúng cách có thể ảnh hưởng tới gan, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ.
Đáng nói đang có một số quan niệm rằng phụ nữ khi mang thai sức đề kháng tăng lên nên khi ốm, sốt có thể không cần dùng thuốc. Thực tế phụ nữ mang thai sức đề kháng giảm hơn so với bình thường, mặc dù cơ thể tăng lượng bạch cầu để đối phó tác nhân từ bên ngoài vào. Nếu sốt cao kéo dài mà không dùng thuốc, nhịp tim của mẹ và con sẽ tăng lên, ảnh hưởng lập tức tới sức khỏe tim, thận của thai nhi, thậm chí gây ra lưu thai.
Sốt do nhiễm khuẩn có thể gây kích thích, khiến cơ thể sản sinh ra một chất gây co, mềm cổ tử cung, ảnh hưởng đến việc mang thai, nguy cơ sinh non, sẩy thai ở tuần thai muộn; với thai đủ tháng có thể khiến trẻ khi sinh ra bị nhẹ cân, nhưng tỷ lệ này không cao.
Hiện có nhiều thai phụ nghĩ rằng, sốt, ho nhiều ở những tuần thai cuối sẽ dẫn đến đẻ sớm. Đây là cách hiểu chưa đúng. Bởi lẽ ho chỉ là một tác động cộng dồn, là động tác huy động lực ở cơ ngực, cơ hoành, khi hơi trong cổ họng bật ra thì có một lực tương ứng đẩy xuống ổ bụng. Đôi khi lực này vô tình kết hợp với cơn co tử cung lúc thai đủ tháng có thể làm quá trình chuyển dạ nhanh hơn. Nhưng không phải ho nhiều khiến thai phụ đẻ sớm, là động lực của cuộc chuyển dạ là cơn co tử cung chứ không phải áp lực ổ bụng.
Mẹ bầu dùng kem chống nắng được không? Nhiều người cho rằng, khi có bầu không nên dùng bất kỳ loại mỹ phẩm nào vì nó có hoá chất gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mặc dù kem chống nắng cũng được xếp vào nhóm các mỹ phẩm, nhưng khi mang thai bạn có thể dùng được kem chống nắng. Vậy khi sử dụng kem chống nắng cho mẹ bầu cần lưu ý điều gì?
1. Mẹ bầu dùng kem chống nắng được không?
Làm đẹp được xem là nhu cầu của mọi chị em ngay cả khi mang bầu. Bởi ai cũng muốn sở hữu cho mình làn da mịn màng, trắng khoẻ… Mỹ phẩm là sản phẩm giúp phụ nữ làm đẹp hằng ngày. Tuy nhiên, với đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai thì việc sử dụng mỹ phẩm như kem chống nắng liệu có an toàn không?
Bạn nên biết rằng, khi có thai, cơ thể người phụ nữ nhạy cảm hơn. Các chất từ các loại mỹ phẩm có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, nhiều chuyên gia khuyên chị em khi sử dụng mỹ phẩm cần thận trọng hơn.
Mẹ bầu dùng kem chống nắng được không? Mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng kem chống nắng, bởi việc sử dụng kem chống nắng khi có thai giúp mẹ giảm nguy cơ tiếp xúc với tia UV – tác nhân gây ung thư da.
Đó là chưa kể đến, khi mang thai, mẹ bầu có thể đối mặt với nhiều tình trạng da như mụn, nám, tàn nhang… Nếu như mẹ bầu không sử dụng kem chống nắng, tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn.
Vì thế, mẹ bầu khi mang thai vẫn có thể sử dụng được kem chống nắng, Tuy nhiên, khi dùng kem chống nắng, mẹ bầu cần chọn những sản phẩm lành tính, an toàn cho cả mẹ và bé.
2. Lưu ý khi chọn kem chống nắng cho mẹ bầu
Khi có thai, mẹ bầu có thể sử dụng kem chống nắng, nhưng đâu mới là kem chống nắng phù hợp với đối tượng này? Kem chống nắng cho mẹ bầu không được dùng bừa bãi như những đối tượng bình thường khác. Theo đó khi sử dụng kem chống nắng thì mẹ bầu cần chú ý những điều sau đây:

2.1. Chú ý thành phần
Lưu ý khi dùng kem chống nắng cho mẹ bầu quan trọng nhất là mẹ bầu cần chú ý đến thành phần của loại kem chống nắng định sử dụng. Bởi trong kem chống nắng có nhiều thành phần khác nhau, có thể chống chỉ định cho thai phụ gồm:
- Retinol;
- Oxybenzone;
- Methyl anthranilate;
- Homosalate;
- Avobenzone;
- Paraben
- Acid salicylic;
- Benzoyl peroxide;
- Hydroquinone;
- Tinh dầu thơm…
Nếu như các sản phẩm kem chống nắng hay mỹ phẩm hằng ngày sử dụng đang có các thành phần này thì mẹ bầu cần dừng sử dụng ngay.
Kem chống nắng cho mẹ bầu thường thì chị em nên chọn sản phẩm kem chống nắng vật lý. Đây là các sản phẩm kem chống nắng an toàn cho phụ nữ mang thai. Các thành phần của kem chống nắng cho mẹ bầu được đánh giá là an toàn gồm:
- Oxit kẽm;
- Titanium;
- Dioxide..;
Các thành phần vật lý trong kem chống nắng cho mẹ bầu này giúp làm lệch hướng của các tia UV trước khi chúng chạm đến da.
2.2. Nên chọn kem chống nắng phổ rộng
Ngoài ra, khi chọn kem chống nắng cho mẹ bầu cũng cần chú ý chọn các sản phẩm kem chống nắng phổ rộng. Bởi các loại kem chống nắng này giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi tia UV, UVA, UVB…Bên cạnh đó, kem chống nắng cho mẹ bầu tốt cũng có chỉ số chống nắng từ 30 trở lên.
2.3. Thành phần thảo dược
Gợi ý khi chọn kem chống nắng cho mẹ bầu đó là nên chọn kem chống nắng có chứa kẽm oxit và titanium oxit vì chúng an toàn, được FDA (Hoa Kỳ) chứng nhận. Ngoài ra, các sản phẩm kem chống nắng từ thảo dược tự nhiên như trái bơ, nha đam, trà xanh… cũng giúp dưỡng da an toàn cho mẹ bầu.
2.4. Nguồn gốc xuất xứ
Một lưu ý khi chọn kem chống nắng cho mẹ bầu nữa đó là nên chọn sản phẩm có thương hiệu, rõ nguồn gốc, giấy tờ rõ ràng, nơi bán uy tín. Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây nguy hiểm cho mẹ bầu khi sử dụng.
3. Cách sử dụng kem chống nắng cho mẹ bầu
Mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm kem chống nắng có thành phần an toàn. Tuy nhiên, để dùng hiệu quả thì mẹ nên biết cách sử dụng kem chống nắng sao cho hiệu quả nhấ. Theo đó, khi dùng kem chống nắng mẹ bầu cần chú ý:
- Khi mới sử dụng, mẹ bầu cần chú ý thoa một lượng nhỏ lên cổ tay để thử xem mình có bị dị ứng không rồi mới sử dụng bôi toàn thân/mặt.
- Không bôi kem chống nắng quá dày, mẹ bầu chỉ cần bôi một lớp mỏng vừa đủ để tránh gây bí da, tạo điều kiện cho mụn trứng cá;
- Để bôi kem chống nắng mẹ bầu cần sử dụng trước khi tiếp xúc với nắng khoảng 30 phút và lặp lại sau 2h để đảm bảo hiệu quả chống nắng tốt nhất.
Có thể thấy rằng, khi mang thai nội tiết người mẹ thay đổi khiến làn da nhạy cảm hơn. Da có mẹ bầu dễ bị tổn thương, nám, mụn,… Do đó, việc lưu ý khi chọn kem chống nắng cho mẹ bầu nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, nếu có bất cứ vấn đề nào trong thai kỳ mẹ bầu cần thăm khám chuyên khoa để được xử trí. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên khám thai định kỳ để chăm sóc thai kỳ tốt nhất.