Siêu Âm Thai Tuần 26 ở Thanh Hóa

Siêu Âm Thai Tuần 26 ở Thanh Hóa – Phòng Khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ
Tuần thai thứ 26 là tuần thai cuối cùng của kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Thời điểm này, người mẹ cần được thực hiện quản lý sức khỏe thai kỳ sát sao, phát hiện sớm những bất thường, từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn cuối của thai kỳ. Vậy, quá trình khám thai tuần thứ 26 bao gồm những gì?

Sự phát triển của thai nhi tuần 26
Ở tuần thứ 26 của thai nhi, đôi mắt của thai nhi vẫn nhắm chặt, nhưng vào một khoảnh khắc nào đó, đôi mắt ấy sẽ lần đầu mở ra. Tuy bé vẫn chưa nhìn thấy được gì trong tử cung của mẹ, bé sẽ chớp và nhắm mắt khi bé đi ngủ và tỉnh giấc. Bé vẫn nhìn thật gầy, nhưng bé sẽ tích mỡ và tăng cân dần dần trong những tuần thai còn lại.
Hãy tưởng tượng em bé của mẹ đang có kích thước tương tự một củ cải đường, với chiều dài tầm 35,1 cm và nặng khoảng 900 gram. Tử cung đang trở nên chật chội với bé, và mẹ sẽ cảm thấy càng lúc càng khó chịu khi bé đạp và duỗi người.
Do sự tăng trưởng, bé bắt đầu hết không gian để nhào lộn như trước đây, tuy vậy, vẫn có đủ chỗ để bé tập trước cho ngày chào đời. Vào tuần thứ hai mươi sáu, bé thường lựa chọn tư thế chào đời, thường là đầu xuống dưới, cũng có khi một số bé ở giai đoạn này lại nằm ngang bụng mẹ, gọi là thai ngôi ngang.

Hệ mạch máu và hệ tuần hoàn của bé đã có đầy đủ chức năng. Tim bé đang bơm máu, các mạch máu đã được phát triển và thực hiện vai trò của mình. Phổi của bé cũng đang phát triển mạch máu ở giai đoạn này. Do phổi vẫn chưa phát triển hoàn toàn, những em bé sinh non ở tuần thai này thường mắc phải các vấn đề hô hấp, nhưng theo lý thuyết, các bé vẫn có thể sống sót, nghĩa là nếu chẳng may mẹ sinh non, bé vẫn có cơ hội sống tiếp. Tuy vậy, chúng ta phải tránh trường hợp này hết mức có thể, để bé có thêm thời gian để phát triển phổi và não bộ trong bụng mẹ.

Đối với thai phụ, đây cũng là giai đoạn bắt đầu cho những sự thay đổi rõ rệt hơn. Mẹ có thể tăng từ 9 đến 10kg và bắt đầu cảm thấy cơ thể nặng nề hơn, khó khăn hơn trong các hoạt động thường ngày. Bên cạnh đó, sữa non cũng bắt đầu xuất hiện, cho thấy tuyến sữa bắt đầu hoạt động, sản sinh ra sữa mẹ.
Thai nhi phát triển, tăng nhanh về kích thước nên bàng quang của người mẹ cũng chịu lực chèn ép nhiều hơn. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ thường xuyên tiểu nhiều, đôi khi tiểu không tự chủ. Ngoài ra, vùng lưng dưới và sườn của người mẹ cũng phải chịu áp lực từ thai nhi. Bởi vậy, những cơn đau nhức ở giai đoạn này là không thể tránh khỏi.

Tại sao cần khám thai ở tuần thứ 26? Các bước khám mà mẹ bầu cần thực hiện?
Khám thai định kỳ luôn là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm. Việc nắm rõ những mốc tuần thai cần kiểm tra sẽ giúp các mẹ có thể chủ động hơn trong việc quản lý thai kỳ.
Tại sao cần khám thai tuần thứ 26?
Khám thai ở tuần thứ 26 là việc mà các mẹ cần ghi nhớ. Đây là một trong những mốc tuần thai quan trọng, giúp đánh giá được nhiều vấn đề sức khỏe ở mẹ bầu cũng như quá trình phát triển, hoàn thiện các cơ quan, chức năng, bộ phận ở thai nhi.
Ở tuần thai này, các mẹ có thể được thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Ngoài ra, mẹ còn được làm các xét nghiệm cần thiết để tiêm uốn ván và theo dõi hình thái, sàng lọc dị tật thai nhi qua hình ảnh siêu âm.
Các bước khám mà mẹ bầu cần thực hiện khi khám thai tuần thứ 26
Ở mốc tuần thai thứ 26, thai phụ vẫn sẽ được thực hiện khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe theo các bước: Kiểm tra cân nặng, đo nhịp tim, huyết áp; khám tổng quát cùng bác sĩ Sản khoa; siêu âm. Bên cạnh đó, mẹ sẽ được thực hiện một vài xét nghiệm để đánh giá chuyên sâu hơn về các vấn đề sức khỏe cũng như phân tích phần nào những vấn đề có thể gặp ở thai nhi.
– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu là bước thường được thực hiện ở các mốc tuần thai quan trọng. Các chỉ số thu được qua xét nghiệm máu có thể giúp đánh giá chi tiết sức khỏe của thai phụ, phát hiện sớm những vấn đề có thể gặp trong thai kỳ hay trong quá trình sinh nở. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, hướng xử lý phù hợp cho thai phụ nhằm cải thiện, quản lý thai kỳ tốt hơn.
Xét nghiệm máu sẽ bao gồm kiểm tra nhóm máu, huyết đồ, yếu tố Rh, các bệnh có khả năng truyền từ mẹ sang con như viêm gan B, HIV, bệnh giang mai, virus Rubella,…
Xét nghiệm phân tích máu, bước không thể thiếu ở buổi khám thai tuần thứ 26
– Xét nghiệm nước tiểu: Thông qua kết quả xét nghiệm mẫu nước tiểu của mẹ ở tuần 26, bác sĩ Sản khoa có thể nắm bắt được các chỉ số sinh hóa như glucose, pH, protein, bạch cầu, hồng cầu,… từ đó phát hiện được một số bệnh lý để có phương án xử lý, phòng ngừa biến chứng thai kỳ. Một số bệnh lý có thể phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu tuần thai thứ 26 có bệnh lý về thận, tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu, đái tháo đường,…
– Siêu âm sàng lọc dị tật, kiểm tra hình thái và quá trình phát triển của thai nhi: Giai đoạn này, thai nhi đã tăng trưởng và phát triển đáng kể nên việc siêu âm sẽ giúp đánh giá hình thái thai chính xác hơn, đồng thời phát hiện sớm một vài dị tật bẩm sinh có thể xảy ra. Với công nghệ siêu âm hiện đại, bác sĩ còn có thể đánh giá nhịp tim thai, đo chiều dài đầu – mông, xương đùi, xác định đường kính lưỡng đỉnh và trọng lượng của thai, tuổi thai,…
– Nghiệm pháp dung nạp đường uống, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: Nghiệm pháp dung nạp đường uống thường được áp dụng ở mốc tuần thai 26-28. Khi thực hiện nghiệm pháp này, mẹ bầu sẽ biết được chính xác nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ của bản thân, có sự phòng ngừa sớm, được tư vấn điều chỉnh lại chế độ ăn uống để tránh những biến chứng không đáng có.
Những dấu hiệu bất thường cần hỏi ý kiến bác sĩ

Khi có dấu hiệu bất thường mẹ bầu cần đi khám để xin ý kiến của bác sĩ
Điều cần thiết là mẹ cần liên lạc với bác sĩ thường xuyên suốt thai kì để giải đáp các thắc mắc và khiến mẹ yên tâm. Những vấn đề như những cử động của thai nhi, tốc độ tiến triển và tần suất đạp của bé cũng là mối quan ngại với những ông bố bà mẹ còn bỡ ngỡ. Hãy hỏi ý kiến của chuyên gia phương pháp theo dõi cử động và những cú đạp của em bé, và lúc nào cần kiểm tra nếu mẹ thấy bé hoạt động quá nhiều hay quá im ắng.
Sưng nề là triệu chứng thường thấy trong thai kì, nhưng hãy tham vấn ý kiến chuyên môn trong trường hợp mẹ phù nhiều cổ chân và các khớp. Không có tiêu chuẩn chung nào cho tất cả các bà mẹ trong vấn đề này, nên bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ các dấu hiệu phù nề nguy hiểm. Bác sĩ cũng sẽ cung cấp cho mẹ các thông tin về Hội chứng TORCH (một nhóm rộng các bệnh lý có thể gây ra các quá trình lây nhiễm trong khi mang thai hoặc khi sinh) và sự nguy hiểm của nhiễm trùng thai.
Nếu mẹ đang phải đương đầu với những nỗi lo âu và bối rối suốt thai kì, mẹ hãy hỏi ý kiến chuyên gia về phương pháp kiểm soát những căng thẳng để giữ tinh thần thoải mái nhất.

Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là 1 trong những cơ sở y tế uy tín, chất lượng nhất tại Thanh Hóa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm thường xuyên được đi học nâng cao cập nhật kiến thức mới ở bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,…

Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất của Mỹ giúp bác sĩ khảo sát phát hiện sớm những bất thường và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.

Hotline/Zalo: 0919.329.400– Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.

Thời gian làm việc:

Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)

Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673

Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.

Các Dịch vụ Khám Chữa Bệnh đang được thăm khám Tại Phòng Khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ ở Thanh Hoá như sau:

Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ Thanh Hoá xin chân thành cám ơn Quý khách hàng đã bớt chút thời gian đọc thông tin!

Mọi thông tin cần được tư vấn hỗ trợ về dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline/Zalo: 0919.329.400 hoặc Fanpage để được nhân viên tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

bảng hiệu siêu âm thai ở thanh hóa
bảng hiệu siêu âm thai ở thanh hóa


Hãy nhấc máy và liên hệ cho chúng tôi vì điều đó là miễn phí và mang lợi ích cho bạn Hotline 0919.329.400