Rau cài răng lược là tình trạng rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và con. Thậm chí, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy nhau cài răng lược là gì? Siêu âm có phát hiện sớm được nhau cài răng lược không?
1. Rau cài răng lược là gì?
Đây là hiện tượng bệnh lý nhau không bong tróc khỏi thành tử cung sau quá trình sinh nở, mà bám chặt vào cơ tử cung, thậm chí xâm lấn các các cơ quan lân cận.
Nếu cài bám vào tử cung quá sâu, rau không thể tự tách thành tử cung hoặc chỉ bong một phần. Vấn đề xảy ra là khi các mạch máu mở, mà không đóng được kịp thời. Đây cũng là nguyên nhân cần phải truyền máu, gây nhiễm trùng hậu phẫu và những lỗ dò sau mổ.
2. Phân loại rau cài răng lược
Có 3 thể rau cài răng lược, gồm có:
- Rau bám vào cơ tử cung (accreta): rau tiếp xúc với lớp cơ (75%)
- Rau cài vào lớp cơ tử cung (increta): rau xâm lấn vào lớp cơ (18%)
- Rau cài xuyên cơ tử cung (percreta): rau xuyên qua cơ đến thanh mạc (7%)
Rau cài răng lược có thể cài toàn bộ, một phần hoặc một phần nhỏ dựa trên số mô rau bám vào cơ tử cung.Gai nhau bám dính càng chắc, ăn vào càng sâu thì tình trạng càng nặng và nguy hiểm. Đến nay, sinh bệnh học rau cài răng lược chưa rõ, có thuyết cho rằng đó là hệ quả của tăng sinh mạch máu bất thường trong quá trình lành sẹo sau phẫu thuật.
3. Ai dễ bị nhau cài răng lược?
Rau cài răng lược dễ xảy ra ở các mẹ bầu bị nhau thai tiền đạo. Rau thai tiền đạo được hiểu là nhau phát triển ở phần dưới, thấp nhất của tử cung.
- Rau thai tiền đạo lại có liên hệ mật thiết với quá trình phẫu thuật tử cung hoặc sinh mổ trước đó. Nếu từng sinh mổ, bị nhau thai tiền đạo, khả năng bị nhau cài răng lược của bạn sẽ lên tới 25%.
- Nếu từng sinh mổ trên 2 lần, hiện bị rau thai tiền đạo, thì tỷ lệ trên tăng lên 40%. Trong khi đó, rau cài răng lược mà không đi kèm rau thai tiền đạo lại rất hiếm xảy ra.
- Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng gây tăng khả năng bị rau cài răng lược như những ai từng nạo hút thai, mang bầu ở độ tuổi ngoài 35, thói quen hút thuốc, u xơ tử cung, hội chứng asherman gây sẹo ở tử cung….
4. Rau cài răng lược có phát hiện được qua siêu âm thai không?
Siêu âm có thể phát hiện sớm nhau cài răng lược cũng như tình trạng nhau cài răng lược ở mức độ nào, nguy hại ra sao. Nếu bạn nằm trong nhóm những người dễ bị nhau cài răng lược kể trên, đặc biệt là nhau tiền đạo thì cần xem xét cẩn thận. Thông thường, khi siêu âm thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ, các bác sĩ cũng sẽ chủ động kiểm tra kỹ hơn tình trạng nhau thai, xem gai nhau có bám quá sâu không để đưa ra phương án xử lý kịp thời.
Không phải ai bị nhau cài răng lược cũng phát hiện khi siêu âm thai. Nhiều trường hợp sau khi sinh, nhau thai không bong ra được, các bác sĩ mới chẩn đoán tình trạng này. Vì thế bạn cần chủ động lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn và cơ sở vật chất hiện đại để quá trình sinh nở được đảm bảo an toàn hơn.
5. Làm gì để phòng tránh nhau cài răng lược?
- Không nạo, hút thai
- Hạn chế sinh con sau tuổi 35
- Hạn chế sinh mổ: chỉ sinh mổ khi có chỉ định của bác sĩ
- Không nên sinh quá nhiều con: sau mỗi lần sinh, tử cung sẽ yếu dần, tăng nguy cơ mắc bệnh
- Khám thai định kỳ, siêu âm phát hiện sớm nhau cài răng lược
Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là 1 trong những cơ sở y tế uy tín, chất lượng nhất tại Thanh Hóa với đội ngũ Bác sĩ trình độ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm thường xuyên được đi học nâng cao cập nhật kiến thức mới ở bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,…
Cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới nhất của Mỹ giúp bác sĩ khảo sát phát hiện sớm những bất thường và đưa ra kết luận chuẩn xác nhất hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất