Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?

Cơ thể của phụ nữ sau sinh sẽ có khá nhiều thay đổi và trở nên nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh. Chính vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe là quan trọng và cần thiết, đặc biệt là việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Vậy phụ nữ sau sinh có được đánh răng không và sau sinh bao lâu thì được đánh răng?

1. Nguyên nhân gây ra các vấn đề răng miệng của người mẹ sau khi sinh

Có nhiều người mẹ thường được dặn dò rằng cần phải kiêng đánh răng trong tháng ở cữ đầu tiên vì lo ngại răng sẽ trở nên yếu đi, gây ê buốt và gặp phải nhiều vấn đề về răng miệng sau này. Tuy nhiên trên thực tế, điều này là hoàn toàn không đúng, bởi việc kiêng đánh răng, tắm rửa sẽ làm cho vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn, gây ra nhiều bệnh về răng miệng, gây nhiễm trùng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Một số vấn đề về răng miệng mà nhiều mẹ bỉm sữa hay gặp phải sau sinh như: ê buốt, nha chu, chảy máu chân răng, sưng nướu. Những vấn đề này không phải là do các mẹ đã đánh răng ngay sau khi sinh mà là do các nguyên nhân dưới đây:

  • Do thay đổi nội tiết tố sau sinh
  • Không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, thiếu hụt các khoáng chất kẽm, sắt, canxi trong giai đoạn thai kỳ
  • Trong giai đoạn nghén bị nôn nhưng người mẹ lại không đảm bảo được vệ sinh răng miệng sau những lần nôn ói đó.
  • Sau khi sinh, nhiều người mẹ thường tăng cường tẩm bổ, ăn uống liên tục bất kể giờ giấc nhưng lại không chú ý đến việc vệ sinh răng miệng nên khiến cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn trong khoang miệng, khiến cho răng ngày càng yếu đi.
vệ sinh răng miệng đúng cách là rất quan trọng và cần thiết
vệ sinh răng miệng đúng cách là rất quan trọng và cần thiết

2. Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?

Theo quan điểm của các ông bà ta ngày xưa thì phụ nữ sau sinh nên kiêng đánh răng từ 1 đến 3 tháng. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không cần thiết và không nên làm theo điều đó.

Phụ nữ sau khi sinh từ 3 đến 5 ngày, khi răng đã bắt đầu hồi phục và ổn định thì người mẹ có thể vệ sinh và chăm sóc răng miệng hàng ngày. Tuy nhiên, cần phải vệ sinh nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương đến răng và nướu.

Đối với các bữa ăn phụ thì sau khi ăn, người mẹ nên súc miệng và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ được thức ăn còn bám ở kẽ răng.

3. Những lỗi thường gặp khi đánh răng của bà mẹ bỉm sữa

Chọn sai bàn chải

Việc lựa chọn bàn chải đánh răng là một việc cực kỳ quan trọng. Vì bàn chải đánh răng giúp loại bỏ được thức ăn, vi khuẩn, mảng bám trên răng, giúp cho răng trở nên sạch sẽ hơn. Nếu mảng bám không được loại bỏ hoàn toàn thì sẽ trở thành tác nhân gây ra các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, có nhiều người lầm tưởng rằng, bàn chải càng cứng thì có thể dễ dàng loại bỏ mảng bám hơn. Nhưng thực ra, lông bàn chải càng cứng thì sẽ khiến cho răng dễ bị bào mòn, gây viêm lợi chảy máu chân răng, ảnh hưởng đến cấu trúc của răng.

Sử dụng bàn chải quá lâu

Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa thì bàn chải đánh răng cần phải thay sau 3 tháng sử dụng. Tuy nhiên, có nhiều người thường không quan tâm đến chuyện đó, có thói quen sử dụng cho đến khi bàn chải bị đổi màu, cong vênh hoặc cùn thì mới thay bàn chải mới. Ngoài ra họ còn mắc phải những sai lầm khác như sử dụng chung bàn chải đánh răng, không phơi khô bàn chải sau khi sử dụng, để bàn chải trong hộp kín,… Chính vì vậy, người dùng cần phải thay bàn chải ít nhất 3 tháng một lần, không được sử dụng chung bàn chải với người khác để giúp cho bàn chải luôn được sạch sẽ, đảm bảo được vệ sinh răng miệng.

Đánh răng không sạch

Để có thể loại bỏ được hết các mảng bám thì cần phải đánh răng đủ thời gian. Theo các thống kê nghiên cứu thì thời gian để chải sạch được góc tư của miệng là 30 giây, tức là để có thể chải sạch được mọi ngóc ngách trong từng kẽ răng thì cần phải dùng đến 2 phút.

Đánh răng ngay sau khi ăn

Thông thường, nhiều người có thói quen đánh răng ngay sau khi ăn xong. Theo các bác sĩ nha khoa thì việc làm này sẽ vô tình gây hại cho răng vì khi ăn xong, axit vẫn còn bám vào răng, nếu đánh răng ngay lập tức thì sẽ khiến cho axit làm mòn răng. Chính vì vậy, sau khi ăn xong, hãy đợi khoảng 45 đến 60 phút rồi mới đánh răng.

Đánh răng quá nhiều hoặc quá ít lần

Theo lời khuyên của bác sĩ nha khoa, người mẹ sau sinh cũng chỉ nên đánh răng 2 lần mỗi ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Nếu đánh quá ít hoặc nhiều hơn số lần trên thì sẽ khiến cho răng bị yếu đi và bị sâu. Nếu lo ngại đánh quá ít sẽ khiến cho răng không đảm bảo được vệ sinh thì có thể cân nhắc đến việc sử dụng nước súc miệng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

Đánh răng sai cách

Hãy thực hiện đánh răng như sau: đánh răng phía bên ngoài trước, sau đó xoay tròn bàn chải để lấy được hết các cặn thức ăn bám ở kẽ răng. Tiếp tục đặt bàn chải một góc 45 độ so với nướu sao cho bàn chải có thể tiếp xúc trực tiếp với cả răng và nướu, đặc biệt là răng hàm. Khi đánh cần đảm bảo đúng kỹ thuật để tất cả các bề mặt của răng đều có thể tiếp xúc với lông bàn chải.

Không làm sạch lưỡi trong quá trình đánh răng

Vì lưỡi cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn và là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng. Chính vì vậy, để có thể giảm được nguy cơ vi khuẩn còn đọng lại trên lưỡi và giúp cho hơi thở được thơm tho thì sau khi đánh răng, người dùng nên sử dụng bàn chải hoặc cọ lưỡi để làm sạch lưới.

4. Cách chăm sóc răng miệng cho người mẹ sau sinh

  • Lựa chọn bàn chải có lông mềm mịn
  • Nên lựa chọn các loại bàn chải có lông mềm mịn hoặc có thể sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ được các cặn thức ăn ở trên răng
  • Lựa chọn các loại kem đánh răng dịu nhẹ, tránh sử dụng thường xuyên các loại kem đánh răng có tính tẩy trắng cao
  • Dùng tay để chải răng
  • Việc vệ sinh răng miệng bằng tay sẽ giúp lưu thông máu và làm chắc răng hơn. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp hạn chế xảy ra tình trạng chảy máu chân răng. Đây cũng là cách để vệ sinh răng miệng an toàn nhất cho bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên, khi sử dụng cách này, người mẹ cần lưu ý những điều sau: Rửa tay thật sạch, nên chải đi chải lại từ trên xuống dưới thật kỹ, nên massage nhẹ nhàng hai bên lợi, khắp hàm răng và các kẽ răng, súc miệng thường xuyên

Nếu lo ngại việc đánh răng sẽ gây tổn thương đến lợi và chân răng thì người mẹ có thể sử dụng phương pháp súc miệng để vệ sinh răng miệng:

  • Nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối loãng để sử dụng
  • Tránh súc miệng với nước lạnh và các loại nước súc miệng có tính tẩy rửa cao
  • Cần súc đi súc lại nhiều lần trong khoang miệng, cổ họng để làm sạch hết vi khuẩn.

Ngoài ra, người mẹ cần phải lưu ý:

  • Nên đi khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần
  • Bổ sung thêm các canxi vì sau khi sinh, cơ thể người mẹ thường bị thiếu hụt một lượng canxi lớn.
  • Kiêng ăn các loại thực phẩm có vị chua, cay, quá lạnh vì có thể dẫn đến tình trạng kích ứng chân răng
  • Tránh hôn vào miệng hoặc mớm thức ăn cho trẻ để không lây truyền vi khuẩn sang cho trẻ.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc biết được sau sinh bao lâu thì được đánh răng, đồng thời biết được rằng việc vệ sinh răng miệng đúng cách là rất quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, chị em phụ nữ sau sinh không nên kiêng cữ việc đánh răng để có thể đảm bảo được hàm răng của mình chắc khỏe và trắng sáng, giúp tự tin hơn trong cuộc sống.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ khám phụ khoa ở Thanh Hoá của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng