Phải làm gì khi có thai ngoài tử cung?

Phòng Khám 400 Sản Phụ Khoa ở Thanh Hoá là cơ sở uy tín lâu năm với 18 năm kinh nghiệm. Điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung tại thanh hoá bằng thuốc với thầy thuốc ưu tú BSCKII Lê Văn Thụ

1. Làm sao để phát hiện thai ngoài tử cung?

Khi chửa ngoài tử cung, đầu tiên sản phụ có thể có những biểu hiện giống như một thai kỳ bình thường như là trễ kinh, ngực căng hoặc đau bụng. Sau đó bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu khác như là:

  • Ra máu âm đạo bất thường: Bệnh nhân có thể ra máu trước ngày hành kinh và kéo dài cho nên không nghĩ mình có thai, hoặc có khi hết khi không gọi là rong huyết. Máu chảy ra thường có màu đen, không đông lại với số lượng ít.
  • Đau bụng: khó có thể phân biệt triệu chứng đau bụng của việc mang thai bình thường hay chửa ngoài tử cung trong giai đoạn đầu. Khi chửa ngoài tử cung, bệnh nhân có biểu hiện đau vùng bụng dưới, đau một bên, đau âm ỉ và thỉnh thoảng có cơn đau nhói.
  • Khi khối thai ngoài tử cung phát triển, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện. Đặc biệt là trường hợp khối thai bị vỡ, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đột ngột đau bụng dữ dội, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Khi phát hiện những biểu hiện bất thường như trên, phụ nữ cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, kiểm tra để có hướng xử lý kịp thời.

Chửa ngoài tử cung xử lý như thế nào
Chửa ngoài tử cung xử lý như thế nào

Khi nghi ngờ bệnh nhân có thai ngoài tử cung, bác sĩ có thể sử dụng một số xét nghiệm sau để có thể chẩn đoán chính xác, đó là:

  • Xét nghiệm máu định lượng nồng độ βhCG: xét nghiệm này giúp chẩn đoán có thai hay không, chứ không thể biết thai nằm trong tử cung hay không.
  • Siêu âm: Trên hình ảnh siêu âm sẽ thấy không có túi thai trong lòng tử cung. Có trường hợp có thể nhìn thấy khối u ở cạnh tử cung với echo dạng hỗn hợp. Hoặc có khi thấy được hình ảnh túi thai trong vòi trứng, trường hợp này có thể chẩn đoán luôn là thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, rất khó thấy được hình ảnh này. Khi chửa ngoài tử cung vỡ sẽ thấy có máu ở ổ bụng, ở vùng cùng đồ trên siêu âm.
  • Nội soi ổ bụng: Đây là phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác 100% các trường hợp có thai ngoài tử cung.

2. Có thai ngoài tử cung phải làm sao?

Quá trình mang thai bình thường đó là sau khi trứng được thụ tinh sẽ di chuyển vào trong buồng tử cung để làm tổ và phát triển cho tới ngày sinh. Khi trứng được thụ tinh nhưng không di chuyển đến tử cung mà làm tổ ở một vị trí khác như vòi trứng, ổ bụng,… sẽ gọi là thai ngoài tử cung. Khi khối thai phát triển tại những vị trí bất thường này, đến một mức độ nào đó nó sẽ bị vỡ gây nguy hiểm cho sản phụ.

Chính vì vậy thai ngoài tử cung không thể sinh được, cũng không thể đẩy khối thai vào trong tử cung được. Do đó cần phải điều trị để loại bỏ khối thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử càng được phát hiện sớm thì việc điều trị càng đơn giản. Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng của khối thai ngoài tử cung đã bị vỡ hay chưa và nó có kích thước như thế nào.

Chửa ngoài tử cung là tình trạng thai nhi phát triển bên ngoài tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Chửa ngoài tử cung có thể có các triệu chứng như đau bụng, chảy máu âm đạo, buồn nôn và nôn. Nếu không được điều trị, chửa ngoài tử cung có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Hiện nay, có 3 phương pháp được sử dụng trong điều trị thai ngoài tử cung:

  • Thuốc: Loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị thai ngoài tử cung là Methotrexate. Thuốc này ngăn chặn các tế bào phát triển, kết thúc thai kỳ, vòi trứng được bảo tồn.
  • Phẫu thuật mở: Nếu thai ngoài tử cung gây vỡ vòi trứng chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, cần phẫu thuật khẩn cấp. Hiện nay do phát hiện sớm thai ngoài tử cung nên các trường hợp phải mở bụng rất hiếm. Những trường hợp này thường phải kết hợp hồi sức chống choáng do mất máu nhiều.
  • Phẫu thuật nội soi: Hiện nay áp dụng rộng rãi trong việc xử trí ngoại khoa thai ngoài tử cung
    • Nội soi chẩn đoán thai ngoài tử cung
    • Nội soi bảo tồn vòi trứng với những trường hợp còn có nhu cầu sinh con
    • Nội soi cắt vòi trứng với trường hợp không còn nhu cầu sinh hoặc không thể bảo tồn

Việc chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

1. Phương pháp điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung tại phòng khám 400

Phòng khám 400 là một trong những phòng khám Sản phụ khoa & KHHGĐ uy tín tại Thanh Hóa, được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn. Phòng khám có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, trong đó có thầy thuốc ưu tú – BSCKII Lê Văn Thụ, Nguyên trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện phụ sản.

Tại phòng khám 400, phương pháp điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung được thực hiện bởi bác sĩ Lê Văn Thụ và các bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa có kinh nghiệm. Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau:

 Mục tiêu điều trị

Giải quyết khối thai ngoài tử cung nhằm:

  • Giảm tối đa tỷ lệ biến chứng (vỡ chảy máu), tử vong của người mẹ
  • Ngừa tái phát thai ngoài tử cung
  • Duy trì khả năng sinh sản cho người mẹ
Thuốc tiêm, tiêm thuốc, thuốc nước
Thuốc Methotrexate được sử dụng điều trị thai ngoài tử cung
  • Khám và chẩn đoán chửa ngoài tử cung: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, siêu âm và xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng chửa ngoài tử cung.
  • Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc Methotrexate để chấm dứt sự phát triển của thai ngoài tử cung.
  • Theo dõi sau điều trị: Bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và xác định xem thai ngoài tử cung đã được điều trị thành công hay chưa.

Ưu điểm của phương pháp Điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung tại Thanh Hoá

  • An toàn, ít xâm lấn, không gây đau đớn: Phương pháp này không cần phẫu thuật, do đó ít gây đau đớn và biến chứng cho bệnh nhân.
  • Hiệu quả cao: Tỷ lệ thành công của phương pháp này lên tới 98%.
  • Bảo toàn khả năng sinh sản: Phương pháp này có khả năng bảo toàn khả năng sinh sản cho phụ nữ lên tới 95%.

Phương pháp điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung tại phòng khám 400 là một phương pháp an toàn, hiệu quả và bảo toàn khả năng sinh sản. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng chửa ngoài tử cung, hãy đến phòng khám 400 để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

2 Chống chỉ định điều trị nội khoa

  • Huyết động học không ổn định (tiền choáng, có choáng): mạch nhanh, HA tụt, da niêm xanh nhợt, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, Hb/Hct giảm.
  • Có dấu hiệu vỡ: đau bụng dưới nhiều và tăng dần, hoặc siêu âm có lượng dịch ước lượng > 300 ml, hay có dịch ổ bụng.
  • Có phối hợp thêm thai trong tử cung.
  • Đang cho con bú.
  • Dị ứng với MTX.
  • Có các bệnh nội khoa: suy thận, loét dạ dày, bệnh phổi hoạt động, suy giảm miễn dịch.
  • Bệnh nhân không chấp nhận điều trị MTX.
  • Bất thường các XN nghiệm tiền hóa trị (BC < 3000, Tiểu cầu < 100.000, tăng men gan SGOT, SGPT > 100UI/L, tăng creatinine, rối loạn yếu tố đông máu…).
  • Không đáp ứng các chỉ định điều trị kể trên.
Biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh được nhiều chị em áp dụng
Phụ nữ đang cho con bú không nên trị nội khoa thai ngoài tử cung

3. Theo dõi trong điều trị nội khoa

Có thể gặp các triệu chứng sau đây trong quá trình điều trị

3.1. Đau

  • Ngày 2 – Ngày 3 sau khi tiêm thuốc, có thể bệnh nhân thấy đau bụng tăng lên do hiện tượng sẩy thai qua loa, hoặc sự căng dãn của vòi trứng bởi tình trạng tụ máu trong vòi trứng. Đau sẽ giảm dần vào các ngày sau, có thể cho thuốc giảm đau.
  • Nếu đau tăng lên, cần phải khám lâm sàng, làm siêu âm, công thức máu để đánh giá lại tình trạng huyết động học xem có xuất huyết nội không.

Sự tăng kích thước khối thai không được xem là thất bại của điều trị nội khoa.

75% BN sẽ đau bụng tăng lên ở mức độ vừa phải, từ 1 – 2 ngày, xảy ra sau bắt đầu điều trị 2 – 3 ngày.

3.2. βhCG

  • Tăng β hCG ngày 4 so với ngày đầu / điều trị MTX thường gặp, không được xem là thất bại điều trị.
  • Thời gian trung bình để β hCG < 15mUI/ml là 35 ngày, dài nhất 109 ngày.

3.3. Khối máu tụ

  • 56 % khối thai ngoài tử cung có tăng kích thước sau điều trị MTX.
  • Siêu âm có thể có khối cạnh tử cung ngay khi β HCG < 5mUI/ml, và mất đi sau 3 – 6 tháng.
  • Sự tăng kích thước khối thai không được xem là thất bại của điều trị nội khoa.
Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ khám phụ khoa ở Thanh Hoá của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng