Niệu đạo là gì? Vị trí, cấu tạo, chức năng vai trò đối với cơ thể

Niệu đạo là cơ quan quan trọng của hệ tiết niệu và sinh sản, có vai trò dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Vậy niệu đạo là gì? Vị trí và cấu tạo như thế nào?

Niệu đạo là gì?

Niệu đạo là ống mỏng kết nối bàng quang với lỗ niệu đạo, giúp bài tiết nước tiểu khỏi cơ thể. Bộ phận này còn là ống dẫn để tinh trùng được xuất ra ở nam giới. Ở đầu trên của niệu đạo có 1 cơ thắt giúp giữ nước tiểu bên trong bàng quang.

Niệu đạo là ống mỏng kết nối bàng quang với lỗ niệu đạo, giúp bài tiết nước tiểu khỏi cơ thể.
Niệu đạo là ống mỏng kết nối bàng quang với lỗ niệu đạo, giúp bài tiết nước tiểu khỏi cơ thể.

Vị trí, kích thước niệu đạo

Vị trí của niệu đạo bắt đầu từ cổ bàng quang và kéo dài qua các cơ hoành chậu, hoành niệu dục (các cơ và mạc vùng chậu) và kết thúc ở lỗ niệu đạo ngoài. Niệu đạo ở nam giới và nữ giới có sự khác nhau về kích thước, cụ thể:

1. Ở nam giới

Ở nam giới, niệu đạo dài khoảng 20cm. Ngoài dẫn nước tiểu, bộ phận này còn có chức năng dẫn tinh dịch trong quá trình xuất tinh khi quan hệ.

2. Ở nữ giới

Niệu đạo của nữ giới chỉ dài 4cm, ngắn hơn nhiều so với nam giới.

Cấu tạo của niệu đạo

Cấu tạo của niệu đạo bao gồm:

1. Ở nam giới

Niệu đạo của nam giới được chia thành 3 phần: niệu đạo tuyến tiền liệt, niệu đạo màng và niệu đạo xốp.

  • Niệu đạo tuyến tiền liệt bắt đầu từ cổ bàng quang và nằm ở tuyến tiền liệt. Đây là phần rộng nhất của niệu đạo, kết nối với niệu đạo màng và nằm trong cơ hoành niệu dục (cơ quan ở khoang chậu, hỗ trợ bàng quang, niệu đạo, dương vật, âm đạo và âm vật)
  • Niệu đạo màng được bao quanh bởi cơ vòng, cơ quan có chức năng liên kết với thân não, tủy sống để kiểm soát hoạt động tiểu tiện của cơ thể.
  • Niệu đạo xốp là phần dưới cùng của niệu đạo, chia thành niệu đạo hành và niệu đạo dương vật. Đây là phần dài nhất của niệu đạo, chạy từ màn chắn niệu sinh dục đến đầu dương vật, bộ phận đưa nước tiểu và tinh dịch ra ngoài cơ thể.

Mỗi phần ở niệu đạo của nam giới có nguồn cung cấp động mạch riêng, giúp lưu thông máu, bao gồm động mạch bàng quang dưới và động mạch thẹn trong.

Ở nam giới, niệu đạo dài khoảng 20cm.
Ở nam giới, niệu đạo dài khoảng 20cm.

2. Ở nữ giới

Niệu đạo nữ đơn giản hơn vì có có chiều dài chỉ 4cm. Bộ phận này bắt đầu ở bàng quang, chạy qua sàn chậu, đi qua cơ vòng, mở ra đáy chậu và đến lỗ niệu đạo ngoài.

Niệu đạo nữ bao gồm 3 lớp là cơ, cương và nhầy. Trong lớp niêm mạc có thể tạo chất dịch trong quá trình hưng phấn tình dục. Tương tự như niệu đạo ở nam giới, lưu lượng máu bắt nguồn từ động mạch thẹn trong.

Vai trò chức năng của niệu đạo đối với cơ thể

Các chức năng của niệu đạo đối với cơ thể:

1. Chức năng đối với nữ giới

Chức năng chính là dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Dòng nước tiểu có chức năng đưa vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo ra ngoài cơ thể.

2. Chức năng đối với nam giới

Niệu đạo nam không chỉ có chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài mà còn có vai trò dẫn tinh dịch ra ngoài (xuất tinh). Vì vậy, việc quan hệ tình dục không an toàn cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh ở niệu đạo. Phổ biến có viêm niệu đạo ở nam giới và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Các bệnh lý phổ biến ở niệu đạo

Các bệnh phổ biến ở niệu đạo bao gồm:

1. Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo có thể là viêm mạn tính hay cấp tính. Đi tiểu cảm thấy đau và có dịch tiết ra ở niệu đạo là các triệu chứng phổ biến của viêm niệu đạo. Bệnh do vi khuẩn gây ra, chủ yếu điều trị bằng kháng sinh.

Viêm niệu đạo do vi khuẩn được chia thành 2 nhóm chính là viêm niệu đạo không do lậu và viêm niệu đạo do lậu cầu, cụ thể:

  • Viêm niệu đạo do lậu cầu: vi khuẩn lậu là tác nhân gây bệnh, gram âm (neisseria gonorrhoeae), dạng hình cầu. Bệnh chiếm khoảng 20% trong tổng số các trường hợp viêm niệu đạo.
  • Viêm niệu đạo không do lậu: Chlamydia là tác nhân phổ biến nhất.

Bên cạnh đó, viêm niệu đạo còn do nhiều nguyên nhân khác, thậm chí không liên quan đến các tác nhân lây qua đường tình dục. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm: các thủ thuật thực hiện qua đường tiểu (đặt thông tiểu, nội soi bàng quang…); chấn thương niệu đạo và sỏi hay dị vật trong niệu đạo.

2. Hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo là tình trạng niệu đạo bị hẹp lại do viêm, chấn thương, phẫu thuật… Cơ quan này có vai trò dẫn nước tiểu để bài tiết ra ngoài cơ thể. Khi bị hẹp niệu đạo, dòng nước tiểu yếu và hay có hiện tượng dòng tiểu đôi. Hẹp niệu đạo nặng có thể chặn hoàn toàn dòng tiểu, kéo theo các vấn đề ở đường tiết niệu, chẳng hạn như nhiễm trùng.

3. Van niệu đạo sau

Van niệu đạo sau là bệnh bẩm sinh, có một màng ngăn ở niệu đạo sau làm nước tiểu khó lưu thông và có thể chảy ngược vào bàng quang, niệu quản và thận. Việc chảy ngược và ứ đọng nước tiểu gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ.

4. Túi thừa niệu đạo

Túi thừa niệu đạo (urethral diverticulum) là một túi hay khối phồng có kích thước khác nhau hình thành bên cạnh niệu đạo. Điều này bởi khối phồng thông với niệu đạo và luôn được làm đầy do nước tiểu khi tiểu tiện. Bệnh túi thừa niệu đạo phổ biến hơn ở phụ nữ và ước tính xảy ra ở 1-6% phụ nữ.

Thông thường, túi thừa niệu đạo thông với lòng niệu đạo, kéo căng cơ trơn quanh niệu đạo, nhô ra ngoài. Có trường hợp, túi thừa niệu đạo mở rộng gần bên dưới vùng tam giác và cổ bàng quang. Khi kiểm tra mô học túi thừa niệu đạo luôn xuất hiện tình trạng viêm rõ rệt của niêm mạc biểu mô chuyển tiếp, lớp này phủ lên thành túi thừa chu vi mỏng. Thành này bao gồm mô sợi cơ có hoặc không có lớp biểu mô bên trong.

Hầu hết các trường hợp phát triển túi thừa niệu đạo không thể xác định rõ ràng nguyên nhân. Đôi khi, tình trạng này có thể xuất hiện từ khi mới sinh hoặc sau này. Một số giả thuyết cho rằng, nguyên nhân bẩm sinh có thể liên quan đến các cấu trúc còn sót lại từ giai đoạn phôi thai, thường liên kết với các nang của ống Müllerian hoặc ống Gartner.

Việc viêm nhiễm ở các tuyến gần niệu đạo có thể dẫn đến hình thành áp xe và lan rộng vào niệu đạo, được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra túi thừa niệu đạo. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến sàn chậu, đặc biệt trong quá trình sinh nở, cũng có thể góp phần tạo ra tình trạng này ở phụ nữ.

5. Ung thư niệu đạo

Ung thư niệu đạo là tình trạng hình thành các tế bào ung thư (ác tính) trong các mô của niệu đạo.

Các loại ung thư niệu đạo bao gồm:

  • Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (niệu mô): loại ung thư niệu đạo này thường hình thành ở khúc niệu đạo gần bàng quang. Dạng này cùng loại với ung thư bàng quang và là loại ung thư niệu đạo phổ biến nhất.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: loại ung thư này thường hình thành ở cuối niệu đạo của nam giới (gần đầu dương vật) và phụ nữ (gần âm đạo).
  • Ung thư biểu mô tuyến: loại ung thư này hình thành trong các tuyến gần niệu đạo.

Hướng dẫn biện pháp duy trì niệu đạo khỏe mạnh

Niệu đạo đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiết niệu và sinh sản của mỗi người, vì vậy cần giữ cơ quan này luôn khỏe mạnh để ngừa bệnh và biến chứng. Một số cách để giữ cho niệu đạo khỏe mạnh như:

1. Giữ vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước sạch, không sử dụng các loại hóa chất mạnh dễ gây kích ứng. Điều này rất quan trọng với sức khỏe của niệu đạo.

Bên cạnh đó, chị em nên tránh rửa âm đạo quá sâu và sử dụng băng vệ sinh chất lượng và thấm hút phù hợp. Từ đó góp phần ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh khác.

2. Uống đủ nước

Uống đủ nước cũng rất cần thiết trong duy trì sức khỏe niệu đạo. Nhờ đó giúp sản xuất đủ nước tiểu, loại bỏ vi khuẩn và làm sạch niệu đạo. Vì vậy, bạn cần uống đủ nước trong ngày để giữ cho niệu đạo khỏe mạnh.

3. Quan hệ tình dục an toàn

Việc duy trì sức khỏe niệu đạo, thực hành tình dục an toàn không những giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu mà còn ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng