Những lưu ý trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối

Ba tháng cuối của thai kỳ là thời gian mà thai nhi phát triển nhanh nhất cả về cân nặng và trí não. Do vậy, có một chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ hợp lý sẽ giúp thai nhi phát triển tối ưu, bà bầu cũng có đủ sức khỏe để nuôi dưỡng và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn.

1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng với mẹ bầu và thai nhi

Nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia cho thấy tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con từ khi trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành. Nhiều trường hợp thai nhi sinh ra có cân nặng thấp do tình trạng thiếu năng lượng, thiếu vi chất từ mẹ.

Thời kỳ trong bụng mẹ, nguồn dinh dưỡng duy nhất mà thai nhi có được là từ mẹ cung cấp. Các chất dinh dưỡng sẽ theo máu qua nhau thai cung cấp cho thai nhi phát triển. Khi có nguồn dinh dưỡng đầy đủ giúp thai phụ có sức đề kháng tốt, hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai. Mẹ sẽ có đủ sức để sinh con, sức khỏe phục hồi nhanh chóng sau khi sinh và có đủ sữa cho con bú.

Phụ nữ có dinh dưỡng tốt từ trước và trong suốt thai kỳ sẽ giúp con không bị suy dinh dưỡng bào thai, suy thai, chậm phát triển tâm thần và vận động.

Dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé và mẹ khỏe mạnh
Dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé và mẹ khỏe mạnh

2. Gợi ý thực đơn dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ

Cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển trí não và cân nặng nhanh chóng nhất. Do vậy, việc đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng đáp ứng đủ nhu cầu của thai nhi là việc cực kỳ quan trọng.

Dưới đây là thực đơn cho bà bầu trong 3 tháng cuối

2.1. Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 7

Sang tháng thứ 7 là thời gian mà cơ thể mẹ bầu cần nhiều sắt nhất. Mẹ có thể bổ sung chất sắt này từ các nguồn thực phẩm như: thịt nạc, rau quả, trái cây, gan động vật, các loại đậu…

Song song với đó là bổ sung thêm nhiều canxi, phốt pho, i-ốt và kẽm. Các thực phẩm giàu các chất này gồm: rong biển, táo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, xương đầu động vật,… và các loại cá, tép moi, trai biển..

Trong tháng 7 bà mẹ cũng tránh ăn quá no để hạn chế tình trạng ợ nóng. Nên chia bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Cần tránh ăn đồ ăn chiên, nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay nóng.

Thịt bò giàu chất sắt rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu
Thịt bò giàu chất sắt rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu

2.2. Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 8

Ở tháng thứ 8 người mẹ cũng cần bổ sung các nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Các thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích ăn trong tháng thứ 8 của thai kỳ gồm: gạo, các loại ngũ cốc, trứng, các loại thịt, cá, gan động vật (1 tuần ăn 1 lần), rau xanh và các loại trái cây.

Đây là giai đoạn trí não của bé phát triển mạnh, do vậy bổ sung nhiều omega-3 trong 3 tháng cuối của thai kỳ là điều cần thiết. Có thể bổ sung chất này từ những loại thực phẩm như có chứa chất béo tự nhiên như các loại hạt (hạt óc chó, hạt chia, lạc, hạt dẻ cười…), các loại thủy hải sản (đặc biệt là cá hồi),…

Thai phụ nên tránh ăn đậu nành, khoai hồng để không bị chướng bụng. Cũng không nên quá lạm dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như dầu cá, vitamin tổng hợp, nhân sâm…

2.3. Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 9

Đây là tháng cuối của thai kỳ chuẩn bị đón bé chào đời. Cũng là giai đoạn bé hoàn thiện mọi cơ quan chức năng trong cơ thể mình, là giai đoạn bé phát triển nhanh đến chóng mặt. Do vậy việc đáp ứng đủ nguồn dinh dưỡng cho thai nhi ở tháng này vô cùng cần thiết.

Bổ sung dinh dưỡng đa dạng cho mẹ vào tháng cuối thai kỳ
Bổ sung dinh dưỡng đa dạng cho mẹ vào tháng cuối thai kỳ

Lời khuyên về cách ăn uống trong 4 tuần cuối này như sau:

  • Nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5 – 6 bữa thay vì 3 bữa chính. Không nên bỏ bữa hay nhịn ăn lâu.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời giúp quá trình “sản xuất” sữa cho con bú sau khi sinh thuận lợi hơn.
  • Cần uống nhiều nước, không nên ăn mặn để tránh bị phù nề.
  • Không ăn đồ ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ để tránh tăng cân quá nhiều.
  • Bổ sung chất béo cho cơ thể từ những loại thực phẩm tự nhiên.
  • Ăn nhiều rau và trái cây ngừa táo bón.
  • Bổ sung thêm chất sắt trong thực đơn hàng ngày tránh tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
  • Cho cá vào thực đơn (2 bữa/tuần) để bổ sung thêm omega 3 cho trí não của bé phát triển toàn diện.
  • Bổ sung vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Ăn chín uống sạch, tránh ăn đồ sống, phô mai chưa tiệt trùng để tránh nguy cơ sảy thai, sinh non.

3 tháng cuối là thời kỳ thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất đặc biệt là cân nặng. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề cần lưu tâm bởi thai nhi có thể bị thừa cân hoặc nhẹ cân gây ra các biến chứng nguy hiểm như: sinh khó, thai chậm phát triển. Vì vậy, trong giai đoạn này, bạn nên khám thai thường xuyên để theo dõi cân nặng thai nhi, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp trong chế độ ăn uống. Đây cũng là thời điểm thai phụ rất dễ sinh non nên cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu bất thường và đến cơ sở y tế sớm để được khám và điều trị.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng