Rách cổ tử cung, âm đạo là những sang chấn thường gặp trong sinh thường, nhất là trường hợp đẻ con so hay đẻ khó phải can thiệp thủ thuật. Lúc này khâu phục hồi rách cổ tử cung, âm đạo là rất cần thiết. Vậy khâu phục hồi rách cổ tử cung âm đạo ở đâu Thanh Hoá
1. Khâu phục hồi rách cổ tử cung, âm đạo
1.1. Rách âm đạo
– Rách trung bình: Nguyên nhân có thể là âm đạo hẹp, phù nề, do chuyển dạ lâu, thai to hoặc do thủ thuật foóc-xép ngôi chỏm kiểu sau.
khi bị rách triệu chứng cơ năng là ra máu, ra ngay sau đẻ, máu đỏ hoặc đen nhiều hoặc ít tùy vào từng kích thước chỗ rách.
Triệu chứng thực thể, đặt van âm đạo thấy vết rách rỉ máu, sờ bằng tay đánh giá được mức độ tổn thương.
Xử trí: Khâu bằng chỉ catgut, mũi rời, một lớp, lấy hết độ sâu của vết rách.
– Vết rách cao
Nguyên nhân có thể do rách cổ tử cung rồi lan xuống hoặc là do thực hiện những thủ thuật cắt thai, chọc ối, foóc-xép gây nên.
Triệu chứng chính là ra máu, dùng kẹp dài cặp bông lau sạch cùng đồ để nhìn thấy các tổn thương. Cần kiểm tra xem có rách lớp phúc mạc của cùng đồ Douglas không. Nếu có cần cho dùng kháng sinh để đề phòng kháng sinh liều cao đề phòng viêm phúc mạc tiểu khung.
Xử trí bằng cách khâu chỉ catgut, mũi rời, khâu một lớp.
1.2. Rách cổ tử cung
Rách cổ tử cung thường gặp là phần dưới chỗ bám âm đạo hơn phần trên âm đạo.
Nguyên nhân là xơ cứng do rách cũ, sau phẫu thuật cắt cụt cổ tử cung, sau khi đốt điện cổ tử cung, cổ tử cung bị phù nề, viêm do chuyển dạ lâu, rặn non làm rách, do làm foóc-xép, giác hút…
Triệu chứng: Ra huyết sau khi sổ thai hoặc trước. Ra máu tươi, tử cung vẫn co hồi tốt. Đặt van và dùng kìm kéo cổ tử cung thẳng ra thấy có vết rách từ cùng đồ đến mép ngoài, di chuyển kìm quanh cổ tử cung xem từng đoạn ngắn cổ tử cung từ đó mà có chẩn đoán chính xác.
Xử trí bằng cách: Không cho sản phụ rặn non, khi cổ tử cung chưa mở hết thì không làm foóc-xép, nếu cần thiết trước khi làm phẫu thuật, phải cắt cổ tử cung.
Xử trí vết rách bằng khâu phục hồi một lớp chỉ catgut, mũi rời.
2. Theo dõi và xử trí tai biến sau khi khâu phục hồi rách cổ tử cung, âm đạo
- Cần theo dõi toàn trạng sản phụ, huyết áp, mạch.
- Theo dõi tụ máu: có khối máu tụ không, sản phụ có bị tức vùng ấm đạo, có thấy bị chèn ở vùng hậu môn trực tràng không, có cảm giác mót rặn không…
- Theo dõi lượng máu mất và thực hiện xét nghiệm hồng cầu, hemoglobin và truyền máu khi cần thiết.
- Dùng kháng sinh sau khi khâu.
3. Vì sao nên khâu phục hồi rách cổ tử cung, âm đạo ở Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ
Phòng khám 400 Sản Phụ Khoa & KHHGĐ là địa chỉ tin cậy để thực hiện thăm khám các bệnh lý phụ khoa với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm; Hệ thống trang thiết bị hiện đại; Phòng khám tiện nghi, vô trùng; Đảm bảo sự an toàn và riêng tư cho khách hàng; Mô hình quản lý, chia sẻ và kết nối dữ liệu thông tin trực tuyến hiện đại, hiệu quả tối ưu; Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp…