Chỉ số AMH là một loại chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng của buồng trứng và khả năng sinh sản của phụ nữ. Chính vì vậy, những người phụ nữ quan tâm về sức khỏe sinh sản thường khá bất an khi thấy chỉ số AMH thấp. Vậy nên ăn gì để tăng chỉ số AMH?
1. Chỉ số AMH là gì?
AMH viết tắt của Anti-mullerian Hormone, là một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào hạt, nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cho nang noãn buồng trứng và có liên quan trực tiếp tới số lượng nang noãn nguyên thủy trong buồng trứng.
Chỉ số AMH giúp cho ta có thể xác định được số lượng noãn non ở trong buồng trứng, hay còn gọi là dự trữ buồng trứng. Chính vì vậy, tỷ lệ dự trữ buồng trứng càng tốt thì khả năng sinh sản càng cao và ngược lại. Đặc biệt, chỉ số AMH cao nhất khi nữ giới ở độ tuổi 25 và sẽ giảm dần theo thời gian.
Chỉ số AMH đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng sinh sản của phụ nữ, vì nó phản ánh được số nang noãn đang phát triển có trong buồng trứng.
Thực hiện xét nghiệm AMH so với nồng độ FSH có độ chính xác cao hơn vì chỉ số này không bị dao động trong chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, để có thể đánh giá được chính xác nhất khả năng dự trữ buồng trứng thì thực hiện xét nghiệm AMH chính là kỹ thuật có độ chính xác tốt nhất.
2. Chỉ số AMH thấp là bao nhiêu?
Thông thường, chỉ số AMH ở trong khoảng an toàn là từ 2,2 đến 6,8 ng/mL, là ở mức đánh giá có khả năng thụ thai tốt. Chỉ số AMH thấp là khi ở trong khoảng 1,0 – 1,5 ng/mL, mức độ quá thấp là ở dưới 0,5 ng/mL, chỉ số này càng thấp thì khả năng mang thai sẽ càng giảm.
Chỉ số AMH thấp có làm sao không?
Để có thể trả lời cho câu hỏi này, cần phải dựa vào kết quả xét nghiệm AMH đang ở mức độ nào để thấy được sự ảnh hưởng của AMH.
AMH trong mức 1 ng/mL – 2 ng/mL: đây là trường hợp buồng trứng đang có chiều hướng giảm nhưng vẫn có thể mang thai tự nhiên nếu kết hợp thêm các yếu tố khác, cần bổ sung thêm các chất để tăng được chất lượng của trứng.
AMH trong mức 0,5 ng/mL – 1 ng/mL: đây được coi là chỉ số thấp nhiều hơn, tỷ lệ có thai tự nhiên cũng sẽ thấp hơn. Với trường hợp này thì sẽ có chỉ định thực hiện thụ tinh ống nghiệm IVF để có thể tăng tỉ lệ mang thai thành công hơn.
AMH trong mức dưới 0,5 ng/mL: chỉ số này cho thấy việc nang noãn trong buồng trứng gần cạn kiệt. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám thêm các yếu tố khác và có thể có chỉ định xin trứng.
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng chỉ số AMH thấp
Chỉ số AMH thấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:
- Do thực hiện các cuộc phẫu thuật hoặc thực hiện điều trị các bệnh liên quan đến tử cung, buồng trứng như: u lạc nội mạc tử cung, bóc u xơ buồng trứng, thai ngoài tử cung, các phẫu thuật vùng tiểu khung, …
- Sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, thức khuya thường xuyên, stress kéo dài, lối sống không khoa học, …
- Thực hiện điều trị ung thư: xạ trị, hóa trị
- Sử dụng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên
- Do môi trường sống bị ô nhiễm, do cơ địa, …
4. Nên ăn gì để tăng chỉ số AMH?
Chỉ số AMH (anti-Mullerian hormone) là một chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng của buồng trứng và khả năng sinh sản ở phụ nữ. Tuy nhiên, không có thực phẩm cụ thể nào có thể tăng chỉ số AMH.
Thay vào đó, có một số thay đổi cơ bản về lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp tăng cơ hội mang thai và duy trì chức năng sinh sản. Bạn có thể thực hiện cải thiện hơn bằng cách kết hợp các phương pháp như:
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng: Bao gồm nhiều rau, hoa quả, thực phẩm giàu chất xơ, các nguồn thực phẩm giàu chất béo omega-3 như cá, quả hạch, hạt, các loại thực phẩm giàu protein và các loại hạt có hàm lượng đạm cao.
- Tránh những chất độc hại: Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại như hóa chất, thuốc lá, cồn và thuốc phiện có thể gây hại đến sức khỏe sinh sản.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng và áp lực có thể gây ra sự giảm đi đáng kể về khả năng sinh sản, vì vậy hãy tìm cách để giảm căng thẳng bằng cách thực hành yoga, tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thư giãn.
- Tăng cường hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên và duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh có thể giúp cải thiện chức năng sinh sản và tăng cơ hội mang thai.
- Chăm sóc sức khỏe tổng thể: Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, bao gồm cả giấc ngủ đủ và đều có thể giúp tăng khả năng sinh sản.
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến chỉ số AMH của mình, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia sinh sản để được tư vấn và đánh giá tình trạng của mình.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn có thêm được kiến thức cho mình về chỉ số AMH, chỉ số này thấp có nghĩa là gì và nên ăn gì để tăng chỉ số AMH? Từ đó có thể chăm sóc sức khỏe cơ thể mình tốt hơn để sẵn sàng cho việc làm mẹ.