Đau bụng khi mang thai là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng đau bụng ở bà bầu có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm không thể chủ quan.
Một số cơn đau bụng khi mang thai rất bình thường, liên quan đến các nguyên nhân như: Táo bón, tăng lưu lượng máu đến tử cung trong ba tháng đầu, cơn co Braxton-Hicks, đau dây chằng tròn…. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, sẩy thai, tiền sản giật hoặc tình trạng khác cần được chăm sóc y tế.
1. Đau bụng ở bà bầu khi nào là dấu hiệu nguy hiểm?
Bên cạnh những nguyên nhân thường gặp kể trên, khi bà bầu bị đau bụng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe như:
1.1. Thai lạc vị gây đau bụng thai kỳ
Xảy ra khi trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng. Các triệu chứng của nó thường đến sớm, khoảng tuần thứ 4 – thời điểm bạn vừa biết mình mang bầu.
Nên đi khám nếu bạn có những biểu hiện: bụng hoặc xương chậu đau nhói, âm đạo ra máu (có màu đỏ hoặc nâu, ra liên tục hoặc cách quãng), các cơn đau trầm trọng hơn khi bạn di chuyển hoặc ho… Nếu không được can thiệp kịp thời, thai lạc vị hay mang thai ngoài tử cung có khả năng bị vỡ, đe dọa đến sức khỏe thai phụ.
1.2. Đau bụng do sảy thai
Sảy thai tự nhiên xảy ra phổ biến trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ. Âm đạo ra máu là dấu hiệu cảnh báo sớm, tiếp theo là tình trạng đau bụng kéo dài trong vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày.
Thai phụ có thể bị ra máu nặng hoặc nhẹ, tùy trường hợp. Cơn đau bụng xuất hiện bất ngờ lên hoặc liên tục, từ trung bình đến đau nhói và cảm giác đau lan xuống vùng lưng dưới và xương chậu.
1.3. Đau bụng ở bà bầu do chuyển dạ sớm
Nên đi khám sớm nếu thai phụ xuất hiện những dấu hiệu sau trong quý II hoặc quý III:
- Gia tăng dịch tiết âm đạo hoặc thay đổi dịch (dịch trở nên đặc hoặc có lẫn máu…);
- Âm đạo ra máu nhỏ giọt hoặc như ngày cuối của kỳ kinh;
- Đau bụng, xuất hiện những cơn co cơ kéo dài hơn một giờ đồng hồ, dù không kèm theo đau;
- Tăng áp lực lên khung xương chậu;
- Đau lưng dưới, nhất là bạn chưa từng bị đau lưng bao giờ.
1.4. Nhau thai bị đứt gây đau bụng dữ dội
Là tình trạng nguy hiểm trong thai kỳ với nhiều biểu hiện đa dạng:
- Nhau thai bị đứt có khả năng gây ra máu đột ngột và dễ dàng khi quan sát.
- Một số trường hợp khác, ra máu không phải là triệu chứng đầu tiên; thay vào đó, thai phụ sẽ bị vỡ nước ối trước khi có dấu hiệu ra máu.
Ngoài ra, còn xuất hiện những triệu chứng chung là: tử cung mềm, cơn co cơ thường xuyên và không dứt, giảm hoạt động của thai. Thai phụ nên đi khám sớm nếu phải đối mặt với những biểu hiện kể trên.
1.5. Tiền sản giật gây đau bụng thai kỳ
Có thể gây rối loạn mạch máu, ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể như thận, gan và nhau thai. Sau tuần thứ 20, thai phụ có khả năng mắc tiền sản giật nếu có huyết áp cao, protein trong nước tiểu; sưng phù ở mặt, quanh mắt, sưng nhẹ ở tay và đột nhiên phù ở chân và mắt cá chân. Nếu mắc tiền sản giật nặng, thai phụ sẽ bị đau căng bụng trên, đau đầu trầm trọng, thị giác thay đổi, buồn nôn và nôn.
Tiền sản giật có thể là nguyên nhân gây đau bụng ở bà bầu
1.6. Nhiễm trùng đường tiểu gây đau bụng thai kỳ
Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai: nhiễm khuẩn bàng quang, đau và nóng rát khi tiểu; đau bụng dưới và khó chịu ở xương chậu; tiểu nhiều và tiểu không kiểm soát; nước tiểu có mùi chua, vẩn đục như đám mây và có thể lẫn với máu có thể là nguyên nhân gây đau bụng thai kỳ ở bà bầu.
Nếu đi khám nếu thai phụ có các biểu hiện kể trên vì nếu không, nhiễm trùng đường tiểu có khả năng dẫn tới nhiễm trùng bàng quang, ảnh hưởng đến thận và gây sinh non.
Triệu chứng khi thận đã bị nhiễm khuẩn: sốt cao, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi; đau ở lưng dưới hoặc một bên xương sườn (có khi là cả hai bên); nôn và buồn nôn, nước tiểu có lẫn máu.
2. Khi nào cần thăm khám bác sĩ
Hãy liên lạc với bác sĩ và tới ngay cơ sở y tế chuyên môn để thăm khám nếu bị đau quặn bụng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Ra máu thấm băng vệ sinh hoặc chảy máu (có thể có hoặc không kèm theo đau quặn bụng)
- Đau đầu dữ dội
- Thay đổi thị lực (bao gồm mờ mắt, nhìn thấy đèn hoặc đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mù tạm thời)
- Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó hoặc có máu trong nước tiểu
- Chóng mặt hoặc cảm thấy ngất xỉu
- Hơn bốn cơn co thắt trong một giờ, vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ (và đặc biệt nếu xảy ra trước 37 tuần mang thai, vì đây có thể là dấu hiệu của sinh non)
Lý do chúng tôi khuyên bạn nên tới Phòng khám 400 Thanh Hóa
- Phòng khám có kinh nghiệm chuyên môn cao lâu đời tại Thanh Hoá – Kinh nghiệm thăm khám 18 năm
- Phòng khám luôn cập nhật những tiến bộ mới của Y học trong phác đồ điều trị và thăm khám
- Phòng khám có đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng giỏi chuyên môn, nhiệt tình chu đáo tận tuỵ với bệnh nhân
- Phòng khám có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, trước và sau thăm khám trọn đời cho bệnh nhân, xử lý 24/24 – Đi đầu tại Thanh Hoá trong chăm sóc bệnh nhân
- Phòng khám có trang thiết bị máy móc hiện tại, luôn đi đầu và cập nhật công nghệ mới nhất tại Thanh Hoá
- Phòng khám Sạch sẽ, thoáng mát, có phòng VIP, kiểm soát tốt quy trình vệ sinh nhiễm khuẩn
- Phòng khám là nơi được chị em trong tỉnh Thanh Hoá tin tưởng và thăm khám nhiều
- Mọi kết quả thăm khám của bệnh nhân đều bảo mật tuyệt đối, không cung cấp cho bên thứ 3
Phòng khám 400 có 2 cơ sở:
Cơ sở 1 tại 400 Hải Thượng Lãn Ông, Tp Thanh Hóa (Đối diện cổng bệnh viện Phụ sản).
Cơ sở 2 tại 440 Trần Phú, TP Thanh Hóa
Hotline: 0919.329.400 – Tư vấn miễn phí mọi lúc mọi nơi.
Buổi sáng: 7h – 11h45
Buổi chiều: 13h30 – 21h
Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật(Kể cả ngày lễ)
Facebook: https://www.facebook.com/Phongkham400
Zalo: https://zalo.me/243900711723103673
Google Maps CS1: https://maps.app.goo.gl/pzJQN5R5eGZmkfD56
Google Maps CS2: https://maps.app.goo.gl/hKHfhCu9GbneS19m8
Cần tư vấn zalo hay Facebook bạn chỉ việc click vào Link nhân viên phòng khám sẽ hỗ trợ bạn tận tình và chu đáo!
Hãy nhấc máy và liên hệ cho chúng tôi vì điều đó là miễn phí và mang lợi ích cho bạn Hotline 0919.329.400