Đau tức bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 có nguy hiểm?

Ở những tháng cuối của thai kỳ, một số mẹ bầu hay có dấu hiệu đau lâm râm vùng bụng dưới. Đau bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên không phải lúc nào cũng là dấu hiệu chuyển dạ. Vậy đau tức bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 có nguy hiểm không, mẹ cần trang bị các kiến thức đầy đủ để nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ

1. Nguyên nhân đau tức bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8

Thai phụ ở tuần thứ 36 hay bị mất ngủ chủ yếu do tâm trạng lo lắng, căng thẳng, suy nghĩ nhiều
Thai phụ ở tuần thứ 36 hay bị mất ngủ chủ yếu do tâm trạng lo lắng, căng thẳng, suy nghĩ nhiều

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau tức bụng dưới vào tuần thứ 36 trở đi, tuy nhiên những nguyên nhân thường gặp là:

1.1. Cơn go tử cung sinh lý

Vào những tuần cuối thai kỳ, thai phụ thường xuất hiện các cơn go tử cung sinh lý gọi là cơn gò Braxton Hicks. Những cơn gò này diễn ra không thường xuyên và không theo chu kỳ để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Gò tử cung có thể gây đau kiểu co thắt, khó chịu tuy nhiên không tăng cường độ đau theo thời gian và sẽ tự biến mất sau khoảng 1 giờ.

1.2. Chuyển dạ

Khác với các cơn gò Braxton Hicks, nếu thai phụ ở những tháng cuối thai kỳ xuất hiện đau bụng dưới thường xuyên, liên tục, tăng dần về mức độ và tần suất kèm theo rò nước ối hoặc bong nút nhầy thì có thể là dấu hiệu của việc chuẩn bị sinh. Người nhà cần ngay lập tức đưa thai phụ đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi.

1.3. Chèn ép các cơ và dây chằng vùng chậu

Đau tức bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 có thể xuất phát từ nguyên nhân là do các cơ quan và dây thần kinh cảm giác ở vùng chậu bị chèn ép. Điều này là do, ở các tháng cuối thai kỳ, tử cung của mẹ đã rất lớn, trong khi khung xương vùng chậu lại cố định nên sẽ làm chèn ép lên các bộ phận và cơ, thần kinh gần đó. Khi các cơ và dây chằng bị chèn ép, căng giãn liên tục khiến mẹ bầu cảm thấy thường xuyên đau bụng lâm râm. Không những vậy, tử cung lớn còn gây ra khó khăn cho mẹ bầu trong việc di chuyển hoặc sinh hoạt hàng ngày, vì vậy, mẹ cần chú ý nghỉ ngơi điều độ, vận động nhẹ nhàng đến ngày sinh bé.

1.4. Mẹ vận động mạnh gây đau bụng lâm râm

Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai nói chung và các mẹ bầu sắp sinh nói riêng cần hoạt động nhẹ nhàng, tránh các vận động mạnh như leo cầu thang, đi lại nhiều, khuân vác đồ nặng… vì có thể gây đau bụng lâm râm. Nguy hiểm hơn, trong khi vận động mạnh nguy cơ xảy ra các tai nạn khiến mẹ bầu bị nhau bong non, ối vỡ sớm,… Do đó, các mẹ cần chú ý vận động phù hợp, đi lại nhẹ nhàng và nên đến khám bác sĩ ngay nếu đau bụng lâm râm diễn ra thường xuyên.

1.5. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu thai phụ bị đau bụng lâm râm mà có kèm các dấu hiệu khác như tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu, nước tiểu có mùi khó chịu… thì rất có thể mẹ bầu đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Mẹ hãy tới cơ sở y tế để được kiểm tra, thăm khám và đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân.

1.6. Táo bón gây đau bụng dưới

Tình trạng táo bón thường gây đau bụng, ngay cả ở các thai phụ ở những tháng cuối thai kỳ. Nếu mẹ không có chế độ dinh dưỡng khoa học, không uống đủ nước hoặc nạp vào cơ thể quá lượng thức ăn quá nhiều sẽ dẫn đến táo bón ở thai phụ. Chế độ dinh dưỡng phù hợp, luyện tập thể thao đều đặn là cách giúp thai phụ giảm tình trạng này.

Ngoài ra, khi tử cung phát triển lớn dần cũng sẽ gây ra sự chèn ép liên tục lên thành ruột sẽ làm giảm nhu động ruột gây khó tiêu, táo bón. Nồng độ Progesterone tăng nhanh cũng được xem là nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức vùng bụng dưới ở phụ nữ khi mang thai tháng thứ 8 trở đi.

2. Đau tức bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 có nguy hiểm?

Theo các chuyên gia, đa phần các trường hợp đau bụng lâm râm ở tháng cuối của thai kỳ thường ít khi là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm và mẹ bầu không cần quá lo lắng. Một số cơn đau tức bụng dưới do những nguyên nhân không cấp cứu như cơn co Braxton-Hicks, táo bón, căng giãn cơ và thần kinh vùng chậu… có thể tự hết hoặc giảm bằng chế độ sinh hoạt phù hợp.

Trong trường hợp đau bụng diễn tiến rõ ràng, từng đợt hoặc âm ỉ, tăng dần về cường độ và tần suất thì có thể là dấu hiệu sắp sinh thông thường. Tuy nhiên, nếu các cơn đau của mẹ bầu xảy ra dữ dội, liên tục thì có thể là dấu hiệu nguy hiểm, cần tới các cơ sở ý tế ngay để thăm khám, xử trí kịp thời.

3. Khi nào thai phụ cần đi gặp bác sĩ

Đau tức bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 trở đi có thể là những thay đổi bình thường ở thai phụ hoặc là dấu hiệu phát triển bình thường của thai nhi. Tuy nhiên vẫn có các trường hợp đau bụng lâm râm ban đầu lại là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm hoặc đe dọa đến sức khỏe mẹ và bé. Vì vậy, nếu có xuất hiện những cơn đau tức bụng dưới bất thường, cần đến cơ sở y tế ngay:

  • Đau bụng dữ dội, vượt quá mức chịu đựng của thai phụ.
  • Đau bụng kèmra máu âm đạo.
  • Co thắt bụng liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Đau bụng kèm sốt, chóng mặt, rối loạn huyết áp, đau đầu, khó thở, rối loạn thị lực, mỏi mệt.
  • Đau bụng kèm vàng da một vùng hoặc toàn thân, vàng mắt, ngứa.
  • Đau bụng kèm chóng mặt, ngất xỉu.
  • Đau bụng, tiểu đau, tiểu khó hoặc có máu trong nước tiểu.
  • Co thắt nhiều hơn 4 lần trong một giờ, đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ, cần đặc biệt chú ý nếu xảy ra trước 37 tuần vì là dấu hiệu của sinh non.

Vì thế, đau bụng dưới trong những tháng cuối thai kỳ không nên chủ quan. Mẹ bầu cần được đánh giá kịp thời, đặc biệt là khi có các triệu chứng nguy hiểm kèm theo vì có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của thai nhi. Mẹ bầu cũng cần phải đi khám định kỳ đều đặn cũng như được tư vấn về chế độ sinh hoạt, ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

4. Khắc phục tình trạng đau tức bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8

Khi xuất hiện những cơn đau tức bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8, thai phụ cần bình tĩnh xác định nguyên nhân cũng như có hướng xử lý phù hợp. Tùy theo mức độ, tần suất và thời gian kéo dài cơn đau, có thể gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Ngoài ra, đối với các trường hợp các cơn đau do sinh lý, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không phù hợp thì có thể áp dụng một số phương pháp sau để giúp giảm triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai những tháng cuối:

  • Thường xuyên massage toàn thân nhẹ nhàng, tắm nước ấm mỗi ngày để thư giãn cơ thể.
  • Không mặc áo quần bó sát tránh chèn ép các bộ phận trong cơ thể.
  • Uống đủ lượng nước, chú ý bổ sung rau xanh, hoa quả, có thể dùng các loại nước ép hoa quả vừa cung cấp nước, vừa bổ sung vitamin, chất khoáng.
  • Tuyệt đối tránh tránh thức uống có cồn, đồ ăn đóng hộp, đồ cay nóng và nhiều tinh bột vì gây nguy hiểm cho mẹ và bé cũng như gây ra tình trạng táo bón.
  • Tránh đứng hoặc ngồi trong một tư thế quá lâu, thường xuyên vận động nhẹ nhàng thư giãn cơ thể.
  • Ngủ đủ giấc hàng ngày và giữ tinh thần luôn được thoải mái
  • Tránh làm việc nặng hoặc quan hệ tình dục trong những tháng cuối thai kỳ để phòng ngừa nguy cơ sinh non.

Đau tức bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 có thể là dấu hiệu bình thường của thai phụ hoặc là biểu hiện cho sự phát triển của em bé, tuy nhiên cũng không loại trừ được các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi xảy ra đau bụng thường xuyên, mẹ bầu cần được thăm khám và tư vấn phù hợp để xác định nguyên nhân và biết cách theo dõi trong các trường hợp bất thường.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng