CẮT POLYP TỬ CUNG CÓ MỌC LẠI KHÔNG? CÓ TÁI PHÁT KHÔNG?

Polyp tử cung có tái phát không là thắc mắc của hầu hết chị em khi được tư vấn phương pháp điều trị này. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và làm thế nào để ngăn ngừa polyp tử cung tái phát sau khi điều trị? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về polyp tử cung

Polyp tử cung còn được gọi là polyp nội mạc tử cung là sự tăng sinh bất thường của lớp tuyến và mô nội mạc tử cung. Những khối polyp có kích thước vài mm đến vài cm hoặc lớn hơn. Vị trí của polyp có thể nằm ở bất cứ đâu trong lòng tử cung, có thể nằm bên trong tử cung hoặc thò ra ngoài tử cung, nằm ở cổ tử cung và âm đạo.

Phụ nữ có thể có một hoặc đa polyp. Hình dạng của polyp có thể là hình tròn hoặc bầu dục, màu hồng nhạt, mềm, sờ vào có thể chảy máu. Phần lớn polyp tử cung là lành tính, không gây triệu chứng và có khả năng tự thoái triển, nhưng một số polyp có thể là tiền ung thư hoặc tiến triển ác tính gây nguy hiểm.

Hiện nay khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra polyp tử cung. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan của sự gia tăng nồng độ Estrogen có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, nghiên cứu cũng liệt kê nhiều yếu tố nguy cơ khác phải kể đến gồm phụ nữ bị tăng huyết áp, béo phì, người đang điều trị ung thư vú bằng Tamoxifen, phụ nữ mắc hội chứng Cowden hoặc Lynch…

Polyp tử cung có thể không gây triệu chứng hoặc có triệu chứng mờ nhạt, khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp phát hiện polyp tử cung thông qua khám sức khỏe phụ khoa định kỳ.

Do đó, khi phát hiện các triệu chứng bất thường như xuất huyết âm đạo giữa kỳ kinh, đau và chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chu kỳ kinh nguyệt không đều, xuất huyết âm đạo sau mãn kinh… chị em cần thăm khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm của polyp tử cung như:

  • Tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc ung thư tử cung. Khi khối polyp vỡ ra gây chảy máu, hoại tử lan đến nội mạc tử cung có thể gây ung thư cổ tử cung.
  • Viêm nhiễm phụ khoa, viêm cổ tử cung… do âm đạo tiết nhiều khí hư tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại tấn công gây bệnh.
  • Khối polyp làm nội mạc tử cung biến dạng, cản trở quá trình thụ tinh diễn ra thành công là nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn thường gặp ở nữ giới.

Polyp tử cung được điều trị như thế nào?

Bước đầu trong xác định chị em có bị polyp tử cung hay không, bác sĩ sẽ hỏi thăm chiều dài chu kỳ kinh nguyệt thông thường và các triệu chứng bất thường mà chị em gặp phải. Để gia tăng độ chính xác của kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu chị em tham gia một số xét nghiệm kiểm tra sau:

  • Siêu âm đầu dò âm đạo: đây là phương pháp được ưu tiên lựa chọn trong chẩn đoán polyp tử cung với độ chính xác khá cao.
  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung: bơm một chất lỏng được vô trùng vào tử cung qua ống thông để làm giãn rộng tử cung, nhờ đó quan sát hình ảnh tăng sinh bất thường trong khoang tử cung một cách rõ nét hơn.
  • Nội soi buồng tử cung: đây là phương pháp được áp dụng trong cả chẩn đoán và điều trị polyp tử cung. Bác sĩ sử dụng một ống nội soi mảnh có gắn camera quan sát ở đầu, đưa vào tử cung để quan sát cấu trúc bên trong và truyền tín hiệu về màn hình để kiểm tra sự hiện diện của polyp trong lòng tử cung.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: sử dụng ống hút lấy mẫu mô trong tử cung để gửi đến phòng xét nghiệm mô bệnh học, xác định có sự hiện diện của tế bào ung thư hay không để đưa ra hướng điều trị toàn diện.
Phụ nữ có thể có một hoặc đa polyp trong lòng tử cung
Phụ nữ có thể có một hoặc đa polyp trong lòng tử cung

Dựa vào kết quả chẩn đoán và giải phẫu bệnh mà bác sĩ sẽ hướng dẫn chị em phác đồ điều trị polyp tử cung phù hợp, thường có 3 phương pháp sau:

  • Điều trị bảo tồn và theo dõi: áp dụng cho những trường hợp khối polyp tử cung có kích thước <10mm, không gây triệu chứng và không có yếu tố nguy cơ tiến triển ác tính. Bác sĩ khuyến khích theo dõi thường xuyên thay vì can thiệp điều trị. Chị em cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn thăm khám của bác sĩ để được theo dõi sát sao khối polyp đã thoái triển hay tiếp tục phát triển.
  • Điều trị nội khoa: nếu khối polyp gây triệu chứng phiền toái, bác sĩ có thể kê toa thuốc giúp chị em cải thiện triệu chứng. Đó có thể là nhóm thuốc nội tiết chứa progestin hoặc nhóm thuốc đồng vận hormone gonadotropin… Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời bởi các triệu chứng sẽ quay trở lại khi chị em ngừng sử dụng thuốc.
  • Điều trị ngoại khoa: với những trường hợp polyp tử cung gây triệu chứng nặng hoặc tiềm ẩn nguy cơ tiến triển ác tính, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phẫu thuật nội soi buồng tử cung cắt polyp. Khối polyp sau khi được cắt bỏ sẽ gửi đến phòng xét nghiệm mô bệnh học để giải phẫu tế bào.

“Trong trường hợp khối polyp có tế bào ung thư, bác sĩ sẽ tư vấn chị em bước điều trị tiếp theo. Tình huống có thể phải đối mặt là cắt bỏ hoàn toàn tử cung. Đối với những chị em chưa sinh con hoặc chưa sinh đủ số con như mong muốn, bác sĩ Sản Phụ khoa sẽ hội chẩn cùng bác sĩ Hỗ trợ sinh sản, tìm kiếm giải pháp điều trị toàn diện nhất, giải quyết triệt để ung thư nhưng vẫn bảo tồn khả năng sinh sản và thiên chức làm mẹ của người phụ nữ”, bác sĩ Thụ chia sẻ.

Phẫu thuật cắt polyp tử cung có mọc lại không?

Cắt polyp tử cung có tái phát không là thắc mắc của hầu hết chị em khi được tư vấn phương pháp điều trị này. Mặc dù y văn ghi nhận hiếm khi polyp tử cung tái phát sau khi điều trị, nhưng trên thực tế nhiều trường hợp đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ polyp nhưng sau đó bệnh lại tái phát. Lý giải điều này, bác sĩ Lê Văn Thụ cho biết có thể trong quá trình điều trị chưa loại bỏ hết chân của khối poly, xoắn polyp mà không hết cuống, không loại bỏ hết polyp vì khuất tầm nhìn hoặc còn mầm bệnh khó phát hiện. Lâu dần mềm bệnh sẽ phát triển và mọc nên những khối polyp mới.

Ngoài ra, polyp tử cung có tái phát không còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc sau phẫu thuật. Nhiều trường hợp không tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, không nghỉ ngơi điều độ, không chăm sóc vết phẫu thuật đúng cách… có thể khiến bệnh tái phát trở lại.

Phòng ngừa polyp tử cung tái phát sau phẫu thuật bằng cách nào?

Để phòng tránh polyp tử cung tái phát sau phẫu thuật, chị em cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, chỉ sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không chứa chất tẩy rửa. Tuyệt đối không thụt sâu trong âm đạo hoặc ngâm vùng kín quá lâu để tránh viêm nhiễm.
  • Sử dụng băng vệ sinh khi đến kỳ kinh nguyệt, không nên dùng tampon hoặc cốc nguyệt san vào sâu trong âm đạo.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đủ dưỡng chất, không cần kiêng khem quá mức để đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh. Tuy nhiên, cần tránh những chất kích thích, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ… có hại cho sức khỏe.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh khuân vác nặng hoặc làm việc quá sức.
  • Kiêng quan hệ tình dục tối thiểu 4-6 tuần sau thủ thuật.
  • Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi hiệu quả của phẫu thuật cắt polyp tử cung.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần để phát hiện sớm polyp hoặc các vấn đề sức khỏe khác, can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả.
  • Quan trọng nhất, nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao để thực hiện phẫu thuật một cách chính xác và an toàn, hạn chế tối đa các rủi ro trong suốt quá trình và sau phẫu thuật, cũng như giảm thiểu nguy cơ polyp tử cung tái phát.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được thắc mắc cắt Polyp tử cung có tái phát không.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ khám phụ khoa ở Thanh Hoá của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Phòng khám 400 Sản Phụ khoa & KHHGĐ
Chất lượng & sự hài lòng