CÂN NẶNG CỦA MẸ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI LIÊN QUAN VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO?

➤Theo Thầy thuốc ưu tú – Bác sĩ CKII Lê Văn Thụ – Nguyên trưởng phòng KHTH – Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá cho biết: Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, cân nặng của mẹ và sự phát triển của thai nhi ảnh hưởng tới nhau rất nhiều. Cùng 400clinic tìm hiểu về vấn đề này nhé.

 

Mức tăng cân hợp lý của mẹ bầu trong thai kỳ

Mức tăng cân hợp lý của mẹ bầu trong thai kỳTình trạng dinh dưỡng trước mang thai bình thường ( BMI :18,5 – 24,9): mức tăng cân của mẹ nên đạt 10 – 12kg. Mức tăng cân cụ thể như sau:3 tháng đầu: 1 kg;  3 tháng giữa: 4 – 5 kg; 3 tháng cuối: 5 – 6 kg.

➤Cân nặng của mẹ và sự phát triển của thai nhi biểu hiện ở việc tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, tăng cân của người mẹ lúc mang thai phụ thuộc vào giai đoạn thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ (chỉ số khối cơ thể: BMI) trước khi mang thai.

Tình trạng dinh dưỡng trước mang thai bình thường ( BMI :18,5 – 24,9): mức tăng cân của mẹ nên đạt 10 – 12kg. Mức tăng cân cụ thể như sau:3 tháng đầu: 1 kg;  3 tháng giữa: 4 – 5 kg; 3 tháng cuối: 5 – 6 kg.

Quy trình tăng cân hợp lý dựa vào chỉ số BMI
Quy trình tăng cân hợp lý dựa vào chỉ số BMI

Việc tăng cân quá ít hay quá nhiều đều gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé: Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ thai phụ bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, tăng tỷ lệ sinh non, sinh mổ. Tăng cân quá ít dễ gây ra tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung, thai bị suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ sinh non.

➤Vậy dinh dưỡng như thế nào để đạt được mức cân nặng hợp lý trong thai kỳ?

– Tăng nhu cầu về năng lượng đặc biệt là thời kỳ  thai 3 tháng cuối. Phụ nữ có thai 3 tháng cuối phải tăng thêm 450Kcal, tương đương với thêm 2 bát cơm đầy mỗi ngày.

– Phối hợp giữa protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, thủy hải sản… ) và protein thực vật (đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc…).

-Bổ sung lipid ( dầu thực vật, dầu oliu, vừng lạc…) để giúp phát triển não bộ trẻ và chất lượng sữa mẹ.

– Bổ sung chất xơ 28g/ ngày giúp nhuận tràng,giảm táo bón, làm nhẹ các dấu hiệu nghén và giúp ăn ngon miệng hơn. Chất xơ có nhiều trong rau, hoa quả, ngũ cốc (nhất là các loại hạt toàn phần), khoai củ.

– Bổ sung vitamin và khoáng chất theo khuyến nghị của bác sĩ.

Đảm bảo nhu cầu năng lượng với thành phần hợp lý sẽ giúp cho thai phụ có sức khỏe tốt, tăng cân hợp lý, em bé phát triển cân nặng phù hợp với các mốc phát triển.