Tiểu đường là 1 căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Những trường hợp phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai hoặc bị tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát bệnh tốt đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vậy mẹ bị tiểu đường có sinh con được không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc trên.
1. Mẹ bị tiểu đường có sinh con được không?
Một số phụ nữ lo lắng rằng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có sinh con được không? Hoặc mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có sinh con được không? Câu trả lời là tất cả phụ nữ mắc tiểu đường, dù tuýp 1, tuýp 2 hay tiểu đường thai kỳ đều có thể sinh con khỏe mạnh. Nếu biết cách kiểm soát tốt đường huyết trước và trong khi mang thai, mẹ bị tiểu đường thậm chí còn có thể sinh thường như các người mẹ khác.
Việc khẳng định phụ nữ bị tiểu đường có thể mang thai sẽ giúp tạo động lực cho những phụ nữ chưa kiểm soát đường huyết tốt nỗ lực cải thiện kiểm soát tốt hơn. Tuy nhiên, cũng có những điều kiện cho phép mang thai nhất định đối với phụ nữ bị tiểu đường mà người bệnh nên chú ý như sau:
Bảng 1: Điều kiện cho phép mang thai ở phụ nữ bị tiểu đường
2. Mẹ bị tiểu đường sinh con có bị không?
Trước khi trả lời thắc mắc “Mẹ bị tiểu đường sinh con có bị không?” thì hãy tìm hiểu những thông tin liên quan đến tình trạng mẹ bị tiểu đường sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến sức của bào thai.
Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ chính của hormone insulin là có khả năng làm chậm quá trình biến đổi glycogen thành glucose và tăng cường hấp thụ Glucose. Nhưng trong trường hợp xảy ra một số rối loạn insulin khiến cơ thể không có khả năng sản xuất đủ lượng insulin cần thiết và khiến glucose tích tụ lại trong máu. Đây chính là hiện tượng đường huyết tăng cao và có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Khi mắc bệnh tiểu đường, nhiều phụ nữ rất lo lắng về những biến chứng của bệnh cũng như vấn đề mang thai khi đang mắc bệnh có gây hại gì đến sức khỏe của trẻ hay không. Thực tế, những trường hợp phụ nữ bị bệnh tiểu đường vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, khi mang thai bản thân họ và thai nhi cũng sẽ có thể gặp phải một số rủi ro nhất định nếu không được kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.
Cụ thể, đối với những trường hợp mang thai khi bị tiểu đường, thai nhi có thể gặp phải những nguy cơ rủi ro sức khỏe như sau:
- Tăng nguy cơ thai lưu.
- Cân nặng của thai nhi lúc sinh thường nặng cân hơn do nhận được nhiều glucose từ cơ thể mẹ, đồng thời tăng nguy cơ sinh mổ.
- Em bé khi chào đời cũng có nguy cơ gặp phải những vấn đề về hô hấp, bị vàng da,… và cần sự chăm sóc đặc biệt, có thể bị tiểu đường sau sinh.
- Tăng các biến chứng khi mang thai như: tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật.
- Tăng huyết áp.
- Đa ối và làm tăng nguy cơ sinh non, mẹ bị tiểu đường sau sinh.
Một số phụ nữ trước khi mang thai, họ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng trong thời gian thai kỳ, do nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên, nhu cầu đường của cơ thể cũng tăng lên khiến cho chị em cần phải ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu không biết cách lên kế hoạch về một chế độ ăn uống hợp lý, ăn quá nhiều lượng thức ăn, ăn quá nhiều đồ ngọt và chất béo,… thì có thể dẫn đến tình trạng cơ thể không thể sản xuất kịp thời lượng insulin cần thiết để chuyển hóa đường và cuối cùng có thể dẫn tới bệnh tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới tiểu đường thai kỳ là khi mang thai nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi rất nhiều và có thể bị rối loạn nội tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến insulin, gây tích tụ đường trong máu và dẫn tới tình trạng tiểu đường.
Những nguy cơ rủi ro của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi:
- Thai phát triển quá lớn và có nguy cơ cao mắc một số bệnh như vàng da, suy tim, khó thở, đa hồng cầu,… Hơn nữa, thai nhi quá lớn cũng khiến cho việc sinh nở khó khăn hơn và tăng nguy cơ sinh mổ.
- Tăng nguy cơ sinh non.
- Tăng nguy cơ trẻ bị tiểu đường sau sinh.
3. Một số lưu ý khi mẹ bị tiểu đường mang thai
Trong trường hợp phụ nữ bị tiểu đường có mong muốn sinh con thì những bệnh nhân tiểu đường có kế hoạch mang thai nên điều trị bệnh để có thể kiểm soát tốt lượng đường trong một thời gian trước khi mang thai để hạn chế nguy cơ rủi ro cho bản thân và cả thai nhi.
Tốt nhất là nên giảm HbA1c xuống dưới 6.5% bằng cách dùng thuốc, ăn uống, tập luyện khoa học… Nếu biết cách chăm sóc tốt, kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì mẹ bầu tiểu đường vẫn có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh.
Dưới đây là một số lưu ý đối với mẹ bầu bị tiểu đường trước khi mang thai và mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ:
- Nên có một chế độ ăn đặc biệt để có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu mà vẫn có thể đảm bảo thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Chế độ ăn này, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị và chuyên gia tư vấn dinh dưỡng. Lưu ý, nên ăn một lượng protein vừa phải, nên ăn nhiều chất xơ, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo và không nên ăn ngọt. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý không được bỏ bữa sáng, hãy chia tổng lượng thức ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ khoảng 6 bữa/ngày và không ăn quá nhiều vào bữa chính. Nếu đường huyết cao, bạn có thể chọn các loại gạo giàu chất xơ hơn như gạo lứt, yến mạch thay cho cơm trắng.
- Cần kiểm soát cân nặng tốt: Mẹ bầu trong thời gian mang thai sẽ phải tăng cân, nhưng chỉ nên tăng ở mức độ vừa phải. Bên cạnh đó, trước khi có ý định mang thai, mẹ cũng nên giảm cân nếu đang ở trong tình trạng thừa cân, béo phì.
- Nên chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày: Những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với bà bầu sẽ giúp mẹ điều tiết lượng đường huyết rất tốt và đồng thời có thể rèn luyện sức khỏe dẻo dai, khỏe mạnh để sinh em bé. Mỗi ngày bạn nên dành 15 – 20 phút để tập thể dục. Bài tập phù hợp nhất với phụ nữ mang thai là đi bộ và yoga.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Thời gian mang thai cơ thể thường xuyên mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi và không nên làm việc quá sức.
- Trong trường hợp chế độ ăn và tập luyện chưa giúp mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường trong máu, mẹ có thể điều chỉnh bằng việc bổ sung insulin định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Mẹ bầu bị tiểu đường cũng cần được theo dõi cẩn thận và thường xuyên thực hiện những xét nghiệm để biết rõ được tình hình sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, đồng thời có thể kịp thời đưa ra những giải pháp khi xảy ra bất thường.
Thay vì lo lắng bị bệnh tiểu đường có sinh con được không, bạn nên cố gắng kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa sớm biến chứng sinh lý. Bởi đây chính là chìa khóa vàng giúp bạn sinh con khỏe mạnh và giảm tỷ lệ di truyền tiểu đường cho con.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp cho các chị em phụ nữ mắc bệnh tiểu đường phần nào bớt lo lắng và có kế hoạch chuẩn bị tốt hơn cho suốt hành trình mang thai của mình.