Bệnh bại liệt: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng vào năm 2000, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt – căn bệnh từng là nỗi khiếp sợ trên toàn cầu với những trận dịch khiến hàng ngàn người tử vong và gấp nhiều lần con số đó bị di chứng tàn tật suốt đời. Bại liệt có thể gây liệt chi không hồi phục, liệt nửa người; ở mức độ cao nhất, bệnh gây liệt tủy sống, liệt hành tủy, suy hô hấp và tử vong…

Bệnh bại liệt là gì?

Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là một bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do virus Polio gây nên, thường từ phân – miệng, có thể lây lan thành dịch. Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp. Từ sốt, buồn nôn, táo bón,… bệnh có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, mất nước, viêm phổi, teo cơ, tê liệt, cơ thể trở nên mệt mỏi và kiệt sức, khó thở,…  liệt cơ hô hấp rồi tử vong.

Phòng bệnh bại liệt giúp bảo vệ trẻ an toàn, thỏa sức khám phá mọi thứ xung quanh
Phòng bệnh bại liệt giúp bảo vệ trẻ an toàn, thỏa sức khám phá mọi thứ xung quanh

Triệu chứng của bệnh bại liệt

Triệu chứng bệnh bại liệt sẽ khác nhau phụ thuộc vào thể bệnh. Dựa vào biểu hiện lâm sàng, bệnh bại liệt được chia ra thành các thể sau:

  • Thể liệt mềm cấp điển hình (chiếm 1%) với các triệu chứng điển hình nhất như: sốt, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ các chi, gáy và lưng, dần dần mất vận động dẫn đến liệt không đối xứng. Mức độ liệt tối đa là liệt tủy sống, liệt hành tủy dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Liệt ở chi, không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động.
  • Thể viêm màng não vô khuẩn: Sốt, nhức đầu, đau cơ, cứng gáy.
  • Thể nhẹ: Sốt, khó ngủ, nhức đầu, buồn nôn, nôn, táo bón, có thể phục hồi trong vài ngày.
  • Thể ẩn: Không rõ triệu chứng là thể thường gặp, song thể nhẹ có thể biến chuyển sang nặng.

Dù chỉ có 1% người mắc bệnh biểu hiện triệu chứng liệt điển hình, bệnh bại liệt có thể gây liệt tủy sống hoặc liệt cơ hô hấp dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời.

Người mắc bệnh bại liệt có thể bị suy dinh dưỡng, mất nước, viêm phổi, teo cơ, tê liệt, cơ thể trở nên mệt mỏi và kiệt sức, khó thở, thậm chí tử vong…
Người mắc bệnh bại liệt có thể bị suy dinh dưỡng, mất nước, viêm phổi, teo cơ, tê liệt, cơ thể trở nên mệt mỏi và kiệt sức, khó thở, thậm chí tử vong…

Nguyên nhân và đường lây truyền bệnh bại liệt?

Virus Polio sau khi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết, tại đây một số ít virus Polio xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não.

Virus bại liệt Polio có khả năng tồn tại tốt ở môi trường bên ngoài. Poliovirus có thể tồn tại trong phân vài ba tháng ở nhiệt độ 0-4oC; tồn tại trong nước 2 tuần ở nhiệt độ thường. Poliovirus cũng chịu được khô hanh, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56oC sau 30 phút và bị tiêu diệt bởi thuốc tím.

Virus bại liệt Polio lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường tiêu hóa. Người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh đào thải rất nhiều virus theo phân làm ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm, sữa hoặc các thực phẩm khác rồi từ đó vào đường tiêu hóa của người khác.

Ở những người không có miễn dịch, sau khi từ đường ruột xâm nhập vào cơ thể, virus bại liệt Polio sẽ đến hạch bạch huyết. Một số ít virus sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, gây tổn thương tế bào vận động của vỏ não và tế bào sừng trước tủy sống, gây nên các triệu chứng bệnh. Cũng có khi virus lây truyền qua đường hầu họng. Không có bằng chứng chứng minh virus bại liệt Polio lây truyền qua côn trùng.

Bệnh bại liệt rất dễ lây, hầu hết trẻ em sống cùng nhà hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh đều có thể nhiễm virus. Thời kỳ ủ bệnh có thể dao động từ 3-35 ngày, đối với các trường hợp có dấu hiệu liệt thực thể thường kéo dài 7-14 ngày. Thời kỳ lây truyền có thể kéo dài trong thời gian vi rút còn tồn tại trong cơ thể và đào thải ra ngoài. Lây truyền có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng sau 7-10 ngày.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh bại liệt?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bại liệt ở người, bao gồm:

  • Người đi đến vùng có virus bại liệt hoặc đang có dịch bại liệt ở đó.
  • Người tiếp xúc với chất thải của người có mang virus bại liệt.
  • Người sử dụng nguồn nước ô nhiễm và ăn các loại thực phẩm bẩn.
  • Người có các yếu tố làm suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng như: mắc bệnh suy giảm miễn dịch, đã bị cắt amidan trước đây, stress hoặc hoạt động cường độ nặng trong thời gian dài.
  • Người chưa tiêm chủng (chích ngừa) vắc xin bại liệt.

Người chưa được tiêm phòng vắc xin bại liệt, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu là những đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm bệnh bại liệt.

Bệnh bại liệt có điều trị được không?

Bệnh bại liệt là bệnh lây nhiễm do virus nên hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân được điều trị nâng đỡ và điều trị triệu chứng:

  • Bất động hoàn toàn.
  • Tăng cường và nâng cao thể trạng bằng sinh tố và dịch truyền.
  • Hỗ trợ hô hấp nếu có dấu hiệu của liệt tủy.
  • Điều trị kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn, cụ thể theo chỉ định của bác sĩ lâm sàng.
  • Phục hồi chức năng và khắc phục di chứng.

Phòng ngừa bệnh bại liệt bằng cách nào?

Để chủ động phòng chống bệnh bại liệt, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các khuyến cáo sau:

  1. Phòng bệnh chủ động cho trẻ dưới 5 tuổi bằng uống vắc xin phòng bệnh bại liệt ít nhất 3 lần theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
  2. Người chăm sóc trẻ cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh.
  3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng, đồ chơi, dụng cụ học tập, bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa.
  4. Đảm bảo an toàn thực phẩm, sử dụng nguồn nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế ra môi trường. Phân của trẻ em cũng phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  5. Khi trẻ có dấu hiệu sốt, buồn nôn, cứng gáy, đau chi và cơ bắp hoặc liệt mềm cấp đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Vắc xin nào phòng bệnh bại liệt?

Theo luật các bệnh truyền nhiễm đã được Chính phủ Việt Nam ban hành, mọi trẻ em đều phải được tiêm chủng phòng bệnh, bởi không chỉ phòng cho bản thân mà còn phòng cho cả cộng đồng, phòng cho những trẻ không thể có cơ hội tiêm chủng do mắc các bệnh tự miễn, không đủ sức khỏe để tiêm vắc xin.

Ngoài các vắc xin dạng uống trong chương trình TCMR ở Việt Nam, vắc xin bại liệt cũng có trong thành phần của những mũi tiêm phối hợp ở các điểm tiêm dịch vụ thuộc Phòng khám 400 như: vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ), 6 trong 1 Hexaxim (Pháp); vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp).

Phòng khám 400 đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Trong đó có Vắc-xin 6 trong 1 Infanrix hexa sản xuất bởi hãng GlaxoSmithKline (GSK) – Bỉ và vắc-xin 6 trong 1 hexaxim sản xuất bởi hãng Sanofi – Pháp.

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng