Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh nhanh lành

Trong quá trình sinh thường, ở một số trường hợp, các bác sĩ buộc phải áp dụng thủ thuật rạch tầng sinh môn để giúp các sản phụ vượt cạn dễ dàng hơn. Sau khi sinh, tầng sinh môn cần được chăm sóc cẩn thận vì nó là cơ quan tiếp giáp với bộ phận sinh dục và hậu môn, nếu nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan này và làm chậm quá trình lành vết thương. Vậy cách chăm sóc sau phục hồi tầng sinh môn ở Thanh Hoá như thế nào. Cùng 400clinic tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn chính là phần mô giữa âm đạo và hậu môn. Nơi đây tưởng chừng không đóng vai trò gì trong cơ thể nhưng lại rất quan trọng trong quá trình sinh nở. Tầng sinh môn là một hệ thống sinh lý trong cơ thể của phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong việc giao hợp, tiếp nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi. Bộ phận này chính là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo có chiều dài khoảng 3-5 cm. Tầng sinh môn là một phần của bộ phận sinh sản có chức năng bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang…là cửa giao hợp để tiếp nhận tinh trùng và tử cung, đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tình dục cho phụ nữ. Vì thế, chăm sóc vết khâu tầng sinh môn và tìm hiểu cách vệ sinh tầng sinh môn sau sinh hết sức quan trọng. Nếu chăm sóc không đúng cách, vết khâu tầng sinh môn có thể để lại sẹo lồi, có nguy cơ nhiễm khuẩn,…

2. Tác dụng của việc rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh nở

Ngoài việc giúp đầu của em bé dễ dàng lọt ra ngoài, thủ thuật rạch tầng sinh môn còn giúp tránh các tai biến như sang chấn sản khoa, ngạt,… Bên cạnh đó, nhờ việc rạch mà tầng sinh môn không bị rách một cách không chủ động, tránh được dư chấn xấu về thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến đời sống tình dục về sau. Trên thực tế khi sinh thường, bộ phận sinh dục nữ dần mở rộng các cơ để thai nhi có thể dễ dàng chui lọt ra bên ngoài. Tuy nhiên việc giãn nở cũng có giới hạn, bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn khi cần thiết. Thủ thuật rạch tầng sinh môn chủ yếu được thực hiện với các trường hợp:

  • Thai nhi có đầu quá to hoặc có trọng lượng khá lớn
  • Người sinh con lần đầu có tầng sinh môn giãn nở kém
  • Thai nằm ngôi mông hay chân
  • Thai sinh non
  • Cơn co tử cung không mạnh
  • Em bé không đủ oxy
  • Ca sinh cần dùng forceps hay máy hút hỗ trợ
  • Sản phụ rặn thời gian dài khi sinh
  • Thai phụ bị nhiễm độc thai kì, mắc bệnh tim
  • Sản phụ có độ linh hoạt của tầng sinh môn kém, bị viêm âm đạo, cơ co bóp của tử cung không đủ mạnh,..
Vết khâu tầng sinh môn sẽ để lại sẹo lồi nếu không chăm sõ đúng cách
Vết khâu tầng sinh môn sẽ để lại sẹo lồi nếu không chăm sõ đúng cách

Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ thực hiện một thủ thuật nhỏ là rạch một đường ngắn ở tầng sinh môn để giúp cho thai nhi được chào đời nhanh chóng và tránh trường hợp sản phụ cố gắng rặn sẽ làm rách tầng sinh môn. Thông thường, vùng bị rách hoặc bị rạch là tầng sinh môn ở vùng giữa âm đạo và hậu môn. Sau khi em bé chào đời thì sẽ tiến hành khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ y khoa.

3. Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Thông thường, vết thương tầng sinh môn lành sau 2-3 tuần, sau một tháng có thể hồi phục hoàn toàn. Thông thường, sau 2- 4 tuần, vết khâu sẽ liền da. Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Các vết khâu sẽ tự tiêu và việc này sẽ mất từ 2 – 12 tuần, tùy thuộc vào loại chỉ khâu. Thế nên mẹ sau sinh cần biết cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn để vết thương nhanh lành.

Tầng sinh môn có thời gian lành ngắn do cấu tạo và sinh lý của cơ thể. Tầng sinh môn được cấu tạo bởi hệ thống cân, cơ, dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu, được chia thành 3 tầng: tầng sâu, tầng giữa và tầng nông. Mỗi tầng có hệ cơ và được bao bọc bởi lớp cân riêng

Vết khâu tầng sinh môn sẽ chóng lành hơn nếu biết cách chăm sóc hợp lý
Vết khâu tầng sinh môn sẽ chóng lành hơn nếu biết cách chăm sóc hợp lý

4. Cách chăm sóc và vết khâu tầng sinh môn

4.1.1. Vệ sinh vết khâu tầng sinh môn sạch sẽ 

–  Tầng sinh môn gần sát với vị trí đưa chất thải ra khỏi cơ thể. Chất thải cần được loại bỏ và làm sạch tại đây để tránh gây bẩn, vi sinh vật từ phân, nước tiểu xâm nhập vào vết thương. Người bệnh có thể sử dụng khăn ướt, nước ấm để nhẹ nhàng làm sạch khu vực này. Nên lau sạch vùng đáy chậu, âm hộ khoảng 2 lần một ngày để ngăn ngừa viêm và nhiễm trùng. Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi tiêu, tiểu. Chỉ cần sử dụng nước ấm để vệ sinh. Bằng cách dùng vòi sen hoặc dội nước từ từ hay dùng khăn mềm thấm nước, lau rửa sạch từ trước ra sau nhẹ nhàng (lưu ý: không lau ngược từ sau ra trước vì sẽ mang những chất dơ từ phía hậu môn đi ngược về vết thương, dễ gây nhiễm trùng). Sau đó lau khô lại.

– Giữ vết khâu sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt là sau khi tiểu tiện. Nếu đến kỳ kinh nguyệt, nên thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 – 6 tiếng để vết thương luôn sạch sẽ, giảm sự tích tụ của vi trùng, độ ẩm và giảm được nguy cơ nhiễm trùng

– Không nên thụt tháo

– Khi vệ sinh vùng vết khâu, mẹ có thể sử dụng bông, gạc y tế nhúng nước ấm rồi lau theo một chiều duy nhất. Bắt đầu từ âm đạo rồi kéo nhẹ về phía hậu môn. Tuyệt đối không lau đi lau lại nhiều chiều để tránh vi khuẩn từ hậu môn có thể tiếp xúc với vết thương.

4.1.2. Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bằng cách chườm lạnh

– Là phương pháp có thể giúp giảm đau và giảm viêm sưng. Thực hiện bằng cách ngồi vào bồn nước lạnh, sau đó lau khô vết khâu với khăn sạch. Sau ngày sinh đầu tiên, vết khâu vẫn sẽ bị sưng và đau, nhưng chúng ta có thể làm giảm bớt các triệu chứng này bằng cách sử dụng miếng gạc lạnh hoặc túi đá lạnh chườm lên vết khâu, việc này sẽ giúp mẹ bớt cảm giác đau và giảm sưng. Nếu mẹ cảm thấy đau nhiều, đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám vết khâu và có thể cho thuốc giảm đau paracetamol và thuốc này không ảnh hưởng đến việc cho con bú.

4.1.3. Tắm đúng cách

– Mẹ không cần quá lo lắng về chuyện vết thương sẽ tiếp xúc với nước. Bác sĩ cho phép mẹ sinh thường hoàn toàn có thể tắm rửa sau khi đã khâu vết rạch. Mặc dù vậy, khi tắm mẹ chỉ cần lau rửa nhanh bằng nước lã.

– Không dùng vòi xịt thẳng lâu và mạnh vào vết thương vì lực nước sẽ dễ làm cho vết khâu bị bục chỉ cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Tắm xong mẹ nên dùng khăn thấm khô xung quanh vùng kín và vết khâu rồi đóng băng vệ sinh sạch sẽ.

4.1.4. Chăm sóc vết thương tầng sinh môn mau lành lại bằng cách đi bộ

– Nhiều mẹ nghĩ rằng việc đi lại sẽ làm động đến vết thương, nhưng hoàn toàn ngược lại, việc tập đi bộ sau sinh giúp lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp vết khâu mau lành hơn. Vì thế nên sau ngày đầu tiên, khi mẹ đã lấy lại sức và ngồi dậy bình thường được, hãy tập đi lại nhẹ nhàng xung quanh giường bệnh, hoặc tập đi ngoài hành lang khoa hậu sản.

– Lúc đầu, việc đi lại có thể gây khó khăn và đau nhưng hãy cố gắng tập luyện bằng cách: đi thẳng người, hai chân dang rộng ra một chút và bước đi tự tin

– Ngoài ra, khi ngồi xuống, để tránh làm tổn thương tầng sinh môn, mẹ có thể lót êm rồi ngồi. Nếu bị đau khi ngồi thì nên chuyển sang nằm sấp, hoặc nghiêng. Nếu ngồi, nên ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng sẽ giúp thoải mái hơn.

5. Chế độ ăn uống giúp nhanh lành tầng sinh môn

– Xây dựng chế độ ăn lành mạnh. Không ăn kiêng khem, nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe, nuôi con bằng sữa mẹ và giúp lành vết thương.

–  Ăn nhiều chất xơ, hoa quả tươi và uống nhiều nước để tránh táo bón, nếu bị táo bón thì nguy cơ vết thương bị rạn, bục rất cao. Nếu việc đại tiện khiến mẹ đau nhiều hãy nên dùng thuốc làm mềm phân trước

– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, tép, trứng, lươn,… và các loại đậu. Đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới, các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương.

– Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12 sẽ tốt cho quá trình tạo máu. Vì máu sẽ mang các nguyên liệu cần thiết như protein, vitamin, khoáng chất và oxy đến mô đang bị tổn thương; mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, đồng thời dọn dẹp các chất thải như xác vi trùng chết, xác các tế bào đã chết. Các chất này có nhiều trong các loại thịt, gan, trứng, sữa, các loại rau xanh đậm,…

– Bổ sung những thực phẩm chứa vitamin B, A, E, là các vitamin có vai trò quan trọng trong việc tạo mô mới và làm vết thương mau lành.

– Bổ sung vitamin C có ảnh hưởng đáng kể đến việc lành vết thương, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ.

Chế độ ăn uống đúng cách sẽ hỗ trợ vết khâu tầng sinh môn nhanh lành hơn
Chế độ ăn uống đúng cách sẽ hỗ trợ vết khâu tầng sinh môn nhanh lành hơn

 

Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng
`