Sự thay đổi của bà bầu tuần 34

Sự thay đổi nội tiết tố ở bà bầu mang thai tuần 34 đôi khi gây ra tình trạng nhìn mờ, táo bón, tăng tiết dịch âm đạo. Thai nhi tuần 34 phát triển to gây chèn ép, dẫn đến mẹ bầu bị đau lưng, khó thở, rạn da.

1. Mang thai tuần 34 có gì đặc biệt?

Bà bầu tuần 34 đôi khi gặp phải những cơn co thắt tử cung, khiến cho tử cung co cứng lại, biểu hiện khá giống với chuyển dạ, hiện tượng này gọi là cơn co thắt Braxton Hicks, hay cơn gò chuyển dạ “giả”. Ngoài ra, xương chậu của sản phụ trong tuần thai này đã bắt đầu mở rộng và có thể gây đau, nhất là phía sau hông. Bào thai phát triển to, lấn vào phần dưới của xương sườn, ảnh hưởng đến lồng xương sườn, khiến cho thai phụ bị đau. Một số bà bầu mang thai tuần 34 có dây rốn bị đẩy ra ngoài do bụng căng to.

Hầu hết các bé ở tuần thai này đều đang vào giai đoạn ổn định với phần đầu hơi cúi xuống. Các cơ quan gần như trưởng thành hoàn toàn, ngoại trừ phổi và da có màu hồng, thay vì màu đỏ. Móng tay của thai nhi mọc dài và chạm đến đầu ngón tay, nhưng móng chân có thể chưa mọc ra hoàn chỉnh. Nhiều em bé tuần 34 đã có rất nhiều tóc. Đa phần các bé đến giai đoạn này không còn di chuyển nhiều, do kích thước của bé đã khá to so với bụng mẹ.

Bà bầu tuần 34 nên bắt đầu tìm hiểu về vấn đề cho con bú để chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển của con. Theo đó, sản phụ có thể tham khảo hướng dẫn từ bác sĩ phụ sản hoặc đơn giản là nói chuyện với bạn bè, người thân, những người đã từng mang thai và cho con bú.

2. Cơ thể bà bầu tuần 34 thay đổi như thế nào?

Bà bầu mang thai tuần 34 đôi lúc có thể nhìn mờ do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai. Không chỉ tầm nhìn bị ảnh hưởng, bà bầu trong tuần thai này có khả năng bị giảm sản xuất nước mắt, khiến cho mắt bị khô và khó chịu, đặc biệt là ở những người đeo kính áp tròng. Tuy nhiên, những biểu hiện này chỉ là tạm thời và sẽ cải thiện dần sau khi sinh.

Nhưng nếu các vấn đề về thị lực trở nên nghiêm trọng hơn thì rất có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, thai phụ cần được nhập viện càng sớm càng tốt.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

3. Những triệu chứng ở bà bầu mang thai tuần 34

  • Đầy hơi và chướng bụng

Đầy hơi là triệu chứng thường gặp ở những bà bầu tuần 34. Khi cảm thấy căng thẳng, phụ nữ mang thai có xu hướng “nuốt không khí” vào trong bụng, gây ra đầy hơi. Vì vậy, trong tuần thai này, sản phụ nên cố gắng giảm bớt những căng thẳng không đáng có, tập thở vô sâu bằng mũi và thở ra từ từ bằng miệng trong vài phút mỗi ngày.

  • Táo bón

Càng về các tuần cuối của thai kỳ, tình trạng táo bón ngày càng nặng hơn. Nguyên nhân của táo bón khi mang thai có thể do nhu động ruột yếu đi do tác động của hormone progesterone, tử cung phát triển gây chèn ép đường tiêu hóa, hoặc thai phụ bị mất nước do nôn ói. Để khắc phục, phụ nữ mang thai nên bổ sung đủ nước, tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống với đa dạng các loại trái cây, rau và ngũ cốc. Nếu cần thiết, có thể sử dụng thuốc nhuận tràng (theo chỉ định của bác sĩ).

  • Tăng tiết dịch âm đạo

Phụ nữ mang thai tuần 34 thường tăng tiết dịch âm đạo do tác động của hormone thai kỳ (đặc biệt là estrogen). Chúng làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu và kích thích lớp màng nhầy, dẫn đến tăng lượng dịch tiết qua âm đạo.

  • Bệnh trĩ

Táo bón liên tục là nguyên nhân làm phát sinh hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ, nứt hậu môn. Các bài tập cơ vùng chậu như Kegel có thể cải thiện tình trạng này, giúp thúc đẩy lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cơ.

  • Đau lưng

Khi di chuyển, trọng tâm của cơ thể bà bầu tập trung vào phần bụng, tạo ra áp lực cho phần lưng, dễ dẫn đến đau lưng dưới. Do đó, bà bầu tuần 34 nên chú trọng việc nghỉ ngơi, trong tư thế nằm, đứng hoặc đi bộ, bởi vì ngồi quá lâu có thể khiến lưng bị đau hơn.

Bà bầu tuần thứ 34 dễ bị đau lưng dưới
Bà bầu tuần thứ 34 dễ bị đau lưng dưới
  • Chuột rút chân

Chuột rút ở chân là tình trạng phổ biến đối với phụ nữ mang thai tuần 34, gây ra bởi 3 “thủ phạm chính” là: trọng lượng thai kỳ, phù nề và mệt mỏi. Nếu bị bà bầu bị chuột rút chân, hãy thử đặt chân lên một bề mặt lạnh, đôi khi điều này có thể chấm dứt chuột rút.

  • Rạn da

Bụng phát triển quá to là nguyên nhân gây ra các vết rạn trên da. Tình trạng này xảy ra nhiều hơn khi thai phụ tăng cân quá nhanh. Do đó, trong tuần thai này, bà bầu nên cố gắng giữ cho cân nặng tăng chậm và ổn định.

  • Phù ở bàn chân và mắt cá chân

Thể tích cơ thể của bà bầu tuần 34 tăng cao, dễ gây tích trữ chất lỏng tại các chi, chẳng hạn như ngón tay, bàn chân, đặc biệt là mắt cá chân. Để đối phó với tình trạng này, bà bầu có thể nằm kê cao chân, giúp giải phóng một phần chất lỏng tích trữ.

  • Tóc mọc nhanh

Đối với phụ nữ mang thai, lông và tóc sẽ mọc nhanh hơn, đồng thời trở nên bóng hơn. Tuy nhiên, chúng mọc lên chủ yếu ở những khu vực mà thai phụ không mấy mong đợi, như gò má, cằm và lưng. Nếu cảm thấy khó chịu, thai phụ có thể tẩy lông với những hoạt chất thích hợp cho làn da nhạy cảm của phụ nữ mang thai.

  • Khó thở

Bụng bầu ngày càng to hơn khi mang thai đến tuần 34, khiến cho phổi đôi khi bị chèn ép và không thể giãn nở hoàn toàn. Do đó, thai phụ trong giai đoạn này có thể cảm thấy khó thở, bị ngạt. Ngủ nghiêng bên trái sẽ giúp người mẹ cảm thấy đỡ hơn vào ban đêm.

  • Mất ngủ

Hầu hết các bà bầu ở tuần 34 đều cảm thấy lo lắng về chuyện sinh đẻ sắp tới. Bên cạnh đó, tình trạng chuột rút, đau bụng, đầy hơi khiến cho người mẹ khó đi vào giấc ngủ.

  • Rò rỉ sữa non

Khi sắp đến ngày dự sinh, thai phụ có thể bị rò rỉ sữa non – loại sữa có màu vàng nhạt, là thức uống đầu tiên cho em bé. Nếu cảm thấy không thoải mái, thai phụ nên dùng miếng lót thấm sữa.

4. Lời khuyên cho bà bầu tuần 34

4.1. Bảo vệ đôi mắt

Đôi mắt của bà bầu tuần 34 thường bị khô và nhạy cảm hơn so với các tuần trước đó. Vì vậy, hãy bảo vệ đôi mắt bằng cách dùng kính râm và sử dụng thuốc nhỏ mắt thích hợp.

4.2. Tìm hiểu về trầm cảm sau sinh

Phụ nữ sau sinh thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động, bao gồm thân hình không như ý muốn, tâm lý thay đổi, gây ra chứng trầm cảm sau sinh. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh lý này có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Như vậy, trước khi sinh, thai phụ nên tìm hiểu trước về trầm cảm sau sinh để có phương án chuẩn bị tốt nhất.

4.3. Không ăn quá nhiều muối

Chế độ ăn ít muối (natri) trong thai kỳ giúp bà bầu hạn chế tình trạng tích trữ chất lỏng, ngăn ngừa tăng huyết áp thai kỳ và phù nề. Tuy nhiên, việc giảm đáng kể lượng natri một cách đột ngột sẽ không tốt cho em bé.

4.4. Duy trì thể dục đều đặn

Đi bộ, tập yoga, bơi lội giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường endorphin (loại hormone đem lại cảm giác hạnh phúc). Duy trì các hoạt động về thể chất cũng giúp bà bầu tuần 34 ngủ ngon hơn và chống lại sự mệt mỏi vào ban ngày.

4.5. Thuê một người hỗ trợ sinh nở

Doula (tạm dịch là người hỗ trợ sinh) là khái niệm để chỉ những người hỗ trợ sản phụ trong quá trình chuyển dạ sinh con. Ở Việt Nam, khái niệm này còn tương đối mới.

Người hỗ trợ sinh là người có kiến thức khá vững về thai kỳ và những vấn đề liên quan. Nhiệm vụ của họ không chỉ là hướng dẫn cho người nhà, hỗ trợ sản phụ trong suốt quá trình vượt cạn, mà còn giúp trấn an tâm lý, hỗ trợ sản phụ về mặt tinh thần.

3 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là từ tuần thai thứ 34 trở đi, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:

  • Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
  • Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
  • Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
  • Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
  • Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
  • Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
  • Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.
Nếu bạn đã trải nghiệm và hài lòng với dịch vụ khám phụ khoa ở Thanh Hoá của chúng tôi, xin hãy mách nhỏ với bạn bè và người thân của mình. Trong trường hợp chưa hài lòng về dịch vụ đã nhận, xin vui lòng cho chúng tôi biết vấn đề của bạn qua:
Cơ sở 1: 400 Hải Thượng Lãn Ông – TP Thanh Hóa.
Cơ sở 2: 440 Trần Phú – TP Thanh Hóa.
Hotline/Zalo: 0919.329.400.
Website: 400clinic.com
Tiktok: @Phongkham400thanhhoa
Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng qua các kênh liên hệ trên nhé!
Chất lượng & sự hài lòng
`